Lý thuyết về viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
Sách cánh diều
Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích được hiểu là:
Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng lời văn của của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe.
Nội dung sau đúng hay sai?
“Khi viết, em có thể chép lại nguyên văn câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong sách và thay đổi ngôi kể”
- Sai
- Không chép lại nguyên văn câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích trong sách.
Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể làm gì để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn?
Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, em có thể:
- Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
- Thêm một vài chi tiết; các yếu tối miêu tả, biểu cảm.
- Nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.
Nội dung sau đúng hay sai?
“Nếu đề bài yêu cầu kể truyện Thánh Gióng nhưng em không nhớ truyền thuyết này, em có thể kể sang truyện khác để dễ kể hơn”
- Sai
- Khi đề bài yêu cầu kể lại một truyện nhất định, em chỉ được kể lại câu truyện đó.
Khi viết bài văn viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết bao gồm mấy phần?
Mở bài: giới thiệu/ nêu lí do kể chuyện
Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về truyện hoặc nhân vật chính.
Tác phẩm nào dưới đây phù hợp với đề bài kể lại một truyện truyền thuyết?
Tác phẩm phù hợp: Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm
Trong các tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào không phù hợp với đề bài kể lại một truyện cổ tích?
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày.
Đề bài: “Đóng vai nhân vật Thánh Gióng, em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.
Với đề bài này, em phải sử dụng ngôi kể nào?
Ngôi thứ nhất
Ngôi thứ nhất
Ngôi thứ nhất
Với đề bài trên, em sử dụng ngôi kể thứ nhất.