Thuyết minh về Tết Trung thu (15 mẫu)

Dàn ý thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi chi tiết nhất  1

Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Tết Trung thu

– Vào 15 tháng 8 âm lịch, khắp nơi rộn ràng trong tiếng trống, tiếng trẻ em nô đùa trong không khí trăng rằm.

– Tết trung thu là tết thiếu nhi của nhiều quốc gia châu Á.

Thân bài: 

* Nguồn gốc Tết Trung thu

- Không rõ thời gian bắt nguồn của Tết này:

+ Truyền thuyết xuất hiện ở Trung Quốc: Tết Trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng khi nhà vua tản bộ đêm rằm tháng 8 Âm lịch, gặp đạo sĩ La Công Viễn đưa nhà vua lên cung trăng. Sau khi trở về nhà vua ra lệnh vào đêm rằm tháng 8 tổ chức rước đèn và ăn mừng, vì vậy có nhiều người cho rằng Tết Trung thu có từ thời vua Đường Minh Hoàng.

+ Truyền thuyết khác: câu chuyện Hằng Nga và Hậu Nghệ.

- Một số quốc gia châu Á theo lịch âm tổ chức ngày lễ này như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan….

*Đặc điểm về Tết Trung thu cổ truyền

- Thời gian: Diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch mỗi năm.

- Đồ vật, món ăn:

+ Bánh nướng, bánh dẻo đặc trưng

+ Trứng muối với ý nghĩa giúp mọi sự viên mãn.

+ Mâm ngũ quả nhiều loại trái cây khác nhau. Có quả chín và quả còn xanh đại diện cho âm dương hòa hợp.

+ Trẻ em được rước đồ chơi như đèn ông sao, đèn kéo quân,…

- Hoạt động diễn ra vào ngày này:

+ Rước đèn: lễ rước đèn cho trẻ em vui chơi, đi khắp thôn xóm. Chiếc đèn lồng nhiều hình dáng, có  nhiều ánh sáng hòa cùng với sự vui vẻ, nhộn nhịp của trẻ em.

+ Múa lân (Múa sư tử): thành lập đội múa lân. Những con lân múa theo tiếng trống cùng với các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Bát Giới…

+ Bày cỗ: Mâm cỗ Trung thu thường có nhiều hoa quả, bánh kẹo. Khi nào trăng lên đỉnh đầu chúng ra được tham gia phá cỗ. Trò chơi vui đùa với nhau rất vui vẻ.

*Ý nghĩa của tết Trung thu

- Tết của thiếu nhi tham gia vào lễ hội truyền thống và nhiều ý nghĩa của đất nước.

- là lễ hội mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.

-  là thời gian để các thành viên trong gia đình quây quần và sum họp bên nhau.

Kết bài

– Nêu ý nghĩa tết trung thu trong cuộc sống hiện đại.

– Suy nghĩa của bản thân về ngày Tết trung thu truyền thống.

Dàn ý thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi hay nhất  2

I. MỞ BÀI

- Tết Trung thu là một cái Tết đặc biệt dành cho thiếu nhi.

- Đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, trò chuyện,...

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Người Việt ta ăn Tết Trung thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu.

- Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung thu, trăng to tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thường thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ cho phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trước giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

- Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

- Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khấp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

2. Đặc điểm

- Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

- Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiếu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

- Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.

- Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp tết Nguyên đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp tết Trung thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành.

- Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình." Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân đế hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

3. Ý nghĩa

- Tết Trung thu mới đầu là tốt của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trâng rằm vào giữa tiết Thu.

- Dần dần tết Trung thu trở thành tết trẻ em hay tết nhi đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó.

- Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị làm cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo tha cửa mà không sợ bị quở mang là “ăn kẹo sâu răng".

III. KẾT BÀI

- Tết Trung thu là một trong những cái Tết rất có ý nghĩa không chỉ đối với người lớn mà còn đặc biệt đối với thiếu nhi.

- Chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những ý nghĩa cao đẹp: của nó.

Dàn ý thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  3

1.MỞ BÀI:

Giới thiệu về Tết Trung thu

2.THÂN BÀI:

Nguồn gốc của Tết Trung Thu: chưa được xác định rõ ràng

Còn nhiều giải thích nguồn gốc dựa vào truyền thuyết

Có giả thiết cho rằng hình ảnh Tết Trung Thu đã xuất hiện trên trông đồng Ngọc Lũ, bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng Việt Nam, xuất hiện đầu tiên dưới hình thức ngày mừng một mùa màng bội thu.

Các hoạt động :

Trước ngày Tết Trung Thu: làm đèn lồng, làm bánh trung thu, làm mâm ngũ quả,…

Trong ngày Tết Trung Thu: xem múa lân,phá cỗ, rước đèn , ngắm trăng,…

Ý nghĩa:

Là dịp để mọi người quay quần gặp mặt nói chuyện với nhau

Là dịp để trẻ em được vui chơi

Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc

Là nguồn thi liệu dồi dào phong phú cho thi ca muôn đời

3.KẾT BÀI:

Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ đến tết Trung Thu ngày nay.

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi hay nhất  1

Với nền văn hóa đa dạng và độc đáo, hàng năm nước ta có không ít những ngày lễ tết cổ truyền giàu ý nghĩa như tết nguyên đán, tết thanh minh, tết táo quân,....Trong đó không thể không kể đến tết trung thu ngày tết gắn liền với niềm vui, tiếng cười thiếu nhi.

     Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt. 

     Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.

     Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.

     Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. 

     Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào. 

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  2

 Hằng năm Việt Nam ta có rất nhiều ngày lễ tết như : Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên Tiêu,…mà trong số đó ta không thể không kể đến Tết Trung Thu. Tết về mang theo không khí náo nức vui tươi trong những câu hát rước đèn: “Tùng rinh rinh…Tùng tùng tùng …rinh rinh…”, mang theo cái ấm áp của sự sum vầy, mang theo niềm tự hào về văn hóa dân tộc, vẻ đẹp của đất nước.

     Tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 (theo âm lịch) hàng năm, còn được gọi là Tết Thiếu Nhi hay Tết Trông Trăng, Tết Hoa Đăng. Tết có ở nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan,… trong đó có Việt Nam.

     Về nguồn gốc của Tết Trung Thu còn chưa thực rõ ràng. Bà kể cho cháu nghe, mẹ kể cho con nghe mỗi đêm rằm tháng 8 về câu chuyện : “Chú Cuội cung trăng”, hay về Hằng Nga và Hậu Nghệ, về vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng. Nguồn gốc của Tết Trung Thu lại lẫn vào màn sương mờ của sự tích, truyền thuyết, huyền thoại, khiến các em nhỏ càng háo hức trông đợi mỗi dịp tết về. Nhiều nhà khoa học lại cho rằng: những hình ảnh đầu tiên của Tết Trung Thu xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Và người ta tin rằng Tết Trung Thu kết tinh từ hai nền văn minh lúa nước Trung Hoa và văn minh đồng bằng châu thổ sông Hồng với hình thức đầu tiên là mừng cho mùa màng bội thu.Nhưng dẫu bắt nguồn từ đâu, và có từ bao giờ thì tết Trung Thu từ lâu đã đi sâu vào tiềm thức, trong hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người Việt Nam xưa và nay, trở thành một phong tục đẹp đẽ, đáng tự hào của dân tộc ta.

     Tết Trung Thu sở dĩ đáng được mong chờ bởi nó có nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn. Nếu như trước tết Nguyên Đán người ta rậm rịch lên lửa gói bánh, luộc bánh chưng, giã bánh giày thì trước mấy ngày đến Tết Trung Thu, đi trên khắp nẻo đường phố, ngõ xóm đều có thể nghe nức mùi bột bánh nướng bánh dẻo chuẩn bị cho Trung Thu. Người ta nô nức làm bánh, mua bánh, tặng bánh cho nhau. Những chiếc bánh vuông vắn, ngọt vị mứt, bùi bùi vị thịt và thơm mùi lá chanh khiến cho cái Tết càng trở nên ngọt ngào, ấm áp. Bên cạnh bánh trung thu, món quà người lớn thường tặng cho trẻ em là đồ chơi. Chúng thường là những mặt nạ có hình thù ngộ nghĩnh hay những chiếc đèn lồng, đèn kéo quân sáng rực, xinh xắn. Ngoài làm bánh, tặng quà cho nhau, thì nhà nhà người người đều làm đèn lồng để treo trước cửa nhà mình và chỉ cách ngày rằm khoảng 2 tuần thôi mà chạy dọc các đường phố đều có treo đèn lồng sáng rực. Trên các đường phố có nhiều em nhỏ đến từng ngôi nhà, gõ cửa múa lân hay nhảy múa, biểu diễn văn nghệ để xin những đồng tiền lấy may hay những cái bánh cái kẹo ngọt ngào.Không khí trước Tết xôn xao náo nức nhắc nhở mọi người ai ở phương xa cũng trở về gia đình để đón cái Tết Trung Thu thật ấm áp. Trong ngày Tết Trung Thu các hoạt động lại càng sôi nổi hơn thế. Trăng tròn vành vạnh lên cao, treo lơ lửng giữa đỉnh trời, tỏa ánh sáng dịu dàng mát rượi chan hòa khắp muôn nơi. Và dưới ánh trăng, người ta bày cỗ, phá cỗ linh đình. Xung quanh mâm cỗ các em nhỏ nắm tay nhau nhảy múa hát ca với những chiếc đèn lồng trong tay “ Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu, cán đây rất dài , cán cao qua đầu…”. Và được mong chờ nhất là màn múa lân. Một người đội mũ sư tử và nhiều người đi theo sau được hóa trang một cách hài hước nhảy theo tiếng trống : “Tùng tùng tùng cắc tùng tùng tùng tùng…”. Bao giờ cũng vậy, màn múa lân luôn mang đến niềm hân hoan cho những em nhỏ và niềm vui ho mọi người.

     Tết Trung Thu có rất nhiều ý nghĩa. Đó không chỉ là ngày đoàn viên, hội ngộ, ngày mà mọi người được quay quần sum vầy bên nhau bên mâm ngũ quả, thưởng thức những chiếc bánh trung thu; ngày trẻ em được cùng nhau nô đùa thỏa thích được ăn bánh kẹo, được nhận nhiều đồ chơi mà còn là một nét vẽ không thể thiếu trong bức tranh văn hóa Việt. Tết Trung Thu còn đi vào nhiều câu ca câu thơ từ cổ chí kim như Đỗ Phủ với bài Trung thu:

Thu cảnh kim tiêu bán

Thiên cao nguyệt bội minh

Nam lâu thùy yến hưởng

Ty trúc tấu thanh thanh.

     Còn Tản Đà: “ Cứ mỗi năm rằm tháng tám đến” lại “ Tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Thu đi vào trong những câu hát nằm lòng với mỗi thiếu nhi:

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

Em rước đèn đi khắp phố phường

Lòng vui sướng với đèn trong tay

Em múa ca trong ánh trăng rằm

Đèn ông sao với đèn cá chép

Đèn thiên nga với đèn bướm bướm

Em rước đèn này đến cung trăng

Đèn xanh lơ với đèn tím tím

Đèn xanh lam với đèn trắng trắng

Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu…

     Cứ như thế, mỗi mùa Trung Thu đến lại để lại trong lòng người những dư vị không thể nào phai.

     Xã hội càng phát triển, con người càng bận rộn chạy theo những giá trị vật chất mà dôi khi lãng quên những giá trị tinh thần. Bởi vậy, Tết đến là dịp quý giá để con người xích lại gần nhau, trao cho nhau tình cảm. Và giữ được vẻ hân hoan, náo nức của cái Tết cũng chính là giữ được màu tươi trong bản sắc văn hóa của dân tộc.

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi hay chọn lọc  3

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

Em rước đèn đi khắp phố phường

Lòng vui sướng với đèn trong tay

Em múa ca trong ánh trăng rằm ”

     Câu hát ấy đã nằm lòng với bao người, đã gắn bó với thời thơ ấu của bao nhiều người dân Việt Nam. Và tết trung thu, cái tết thiếu nhi thân thương ấy đã trở thành những hồi ức không thể nào quên của những ai đã đi qua những đêm say xưa trong ánh đèn ông sao và nhảy múa dưới ánh trăng rằm sáng rỡ.

     Dù đã được nhiên cứu nhưng vẫn chưa có phân tích nào chỉ ra được nguồn gốc của ngày tết dân gian này. Tết trung thu có thể bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước Việt Nam, hình ảnh tết trung thu đã từng được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lũ xa xưa. Song cũng có thể là dân ta tiếp nhận từ nền văn hóa Trung Quốc. Người dân Việt Nam thường biết đến nguồn gốc tết trung thu qua các câu chuyện truyền thuyết về chú Cuội, Hằng Nga và cung trăng của dân gian. Trong “Việt Nam phong tục”, Phan Kế Bính cho rằng tục bày cỗ có từ thời vua Đường Hoàng Minh như một nghi thức ăn mừng sinh nhật vua, tục rước đèn tự do là có từ thời nhà Tống, tục hát trống quân là từ thời Quang Trung Nguyễn Huệ.

     Tết trung thu, hay còn gọi là tết thiếu nhi, tết trông trăng, tết hoa đăng, được tổ chức vào ngày rằm tháng tám hằng năm. Tết trung thu được tổ chức ở nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… Ở Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, ngày tết này còn một ngày nghỉ lễ quốc gia. Tết trung thu được tổ chức vào một ngày rằm nhưng việc chuẩn bị được thực hiện từ trước đó và được nhiều người tham gia góp sức. Trước ngày tết, mọi người sẽ cùng làm đèn lồng, làm bánh trung thu, chuẩn bị mâm ngũ quả,… Đến ngày tết thì cùng nhau xem múa lân, đi rước đèn dưới cung trăng, phá cỗ,…

     Đèn lồng, đèn trung thu thường được là bằng những vật liệu thông dụng như gỗ và giấy ni lông. Khung gỗ được tạo thành nhiều hình dáng khác nhau rồi được dán ni lông bóng màu sắc lên để trông đẹp mắt. Nào là ông sao, con gà, con cá,… Ngày nay, người ta còn sản xuất những lồng đèn bằng điện với nhiều hình thù khác nhau và đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, nó không lưu giữ được những giá trị dân gian như lồng đèn thủ công và không tạo được sự gắn kết như khi mọi người cùng làm lồng đèn. Lễ rước lồng đèn thường được duy trì ở các làng xóm vùng nông thôn, nơi mọi người sống gần gũi với nhau, còn đối với những vùng đô thị thì ít thấy hơn. Một hoạt động không thể thiếu của ngày tết này chính là múa lân, hay còn gọi là múa sư tử. Trước ngày tết chính, những đoàn múa sư tử đã biểu diễn trên dọc các con đường rồi, nhưng nhộn nhịp nhất và thu hút nhiều người nhất vẫn là đêm mười lăm mười sáu. Trung thu, cũng như bao ngày tết khác, cũng có một mâm cỗ, thường có trung tâm là con chó làm bằng tép bưởi, xung quanh bày thêm hoa quả và bánh kẹo. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam có tục ăn bánh vào ngày này, gọi là bánh trung thu. Đó có thể là bánh nướng truyền thống, bánh nướng hình con lợn, bánh dẻo,... Ngày tết trung thu còn là ngày xem trăng, người ta ngắm trăng để tiên đoán mùa màng và quốc gia. Nếu trăng vàng thì trúng mùa tơ tằm, trăng xanh hay lục thì thiên tai, trăng cam thì quốc gia thái bình thịnh trị.

     Tết trung thu mang nhiều ý nghĩa hơn cái tên tết thiếu nhi của nó. Đó là ngày lễ để trẻ em được tung tăng vui chơi, gặp gỡ nhau, cùng nhau phá cỗ rước đèn, tận hưởng ngày lễ dành riêng cho mình. Hơn thế, đây còn là dịp mọi người quây quần nói chuyện cùng nhau, là ngày để mọi người gần gũi nhau hơn. Ngày tết trung thu này cũng là ngày lễ của dân tộc, là nét văn hóa dân gian mang hơi thở truyền thống đậm đà, thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc, là một nét đặc trưng của đất nước. Cho đến bây giờ, người dân vẫn duy trì tổ chức ngày tết này những ít nhiều đã làm hao hụt đi những giá trị truyền thống như không còn những đoàn rước đèn rộ rã, đèn lồng truyền thống bị những loại đèn hiện đại khác thay thế,… Vì vậy, ta không chỉ duy trì ngày tết mà còn cần bảo tồn những giá trị vốn có của nó, cần giữ cho ngày tết đúng với ý nghĩa ban đầu để mang lại một ngày tết vẹn tròn cho lứa tuổi thơ.

“ Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang ”

Một câu hát quen thuộc, một câu hát nữa của tuổi thơ gọi bao tâm trí về với những ngày trung thu đẹp đẽ. Cứ như thế, dư vị trung thu đã đi qua bao lớp người, đã đi qua bao lứa tuổi thơ và vẫn mãi in dấu với những đêm vui chơi bên mâm cỗ, trong tiếng trống linh đình dưới ánh trăng vàng dịu êm.

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  4

“Tùng rinh rinh tùng tùng rinh rinh, đây ánh sao vui chiếu sao muôn màu; tùng rinh rinh rinh rinh tùng rinh rinh” Câu hát đồng dao vang lên rất đỗi quen thuộc của lũ trẻ thơ mỗi độ thu về. Nhà nhà nô nức; trẻ con háo hức; quây quần sum vầy ấm áp trong tiết thu dịu nhẹ của ngày tết đoàn viên- Tết trung thu.

Tết trung thu có tên gọi khác là tết trông trăng; rằm trung thu là một trong những lễ hội truyền thống đặc trưng của người dân Việt Nam. Hằng năm cứ vào đầu tháng 8 âm lịch là mọi công đoạn lại được chuẩn bị tươm tất để đón tết trung thu. Tết trung thu được diễn ra chính thức vào đúng độ trăng tròn nhất; đẹp nhất trong năm; đó là rằm tháng 8 âm lịch.

Tết trung thu bắt nguồn từ nhiều điển tích cổ xưa và được nhiều nguồn khác nhau ghi lại như: Sự tích chú cuội cung trăng; Hằng nga; Hậu duệ;.. Nhưng dù ở góc độ nào thì Tết trung thu vẫn mang ý nghĩa biểu tượng cho ước mơ về một cuộc sống ấm no; vui vẻ; may mắn; thịnh vượng và an lành.

Với nội hàm sâu sa như vậy, cho nên các khâu chuẩn bị cũng như tổ chức Trung thu được người dân Việt Nam rất chú trọng; kĩ lưỡng. Ngày hội chính diễn ra vào ngày 15/8 nhưng mọi hoạt động vui chơi thường được bắt đầu sớm hơn. Điểm qua những nét đặc trưng của Trung thu Việt Nam để cảm nhận rõ hơn về ngày lễ tết này nhé.

Bánh trung thu

Đây là món quà tinh thần không thể thiếu trong dịp lễ quan trọng thế này. Bánh trung thu có 2 loại là bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi loại bánh lại có những loại nhân hương vị khác nhau như: hạt sen; trứng muối; đậu xanh; thập cẩm; khoai môn;… Những hương vị mặn ngọt khác nhau hòa quyện trọng chiếc bánh làm nên vị đậm đà cho từng chiếc bánh. Người ta thường mua bánh trung thu để thờ cúng tổ tiên; để làm quà biếu với mong ước mọi thứ được tròn đầy; viên mãn. Trong ngày hội trăng rằm được nhấm nháp miếng bánh dẻo thơm bên li trà xanh ấm áp tình thương gia đình thì còn gì tuyệt vời hơn cả.

Rước đèn

Đây là hoạt động được mong chờ nhất mỗi độ thu về. Đó là những hàng dài trẻ con từ mọi nhà; mọi đường làng ngõ xóm đổ về nối từng hàng dài tăm tắp. Trên tay đứa nào cũng chuẩn bị sẵn một chiếc đèn, nào đèn cá chép; đèn kéo quân; đèn ông sao; đủ màu sắc rực rỡ; âm thanh ánh sáng chan hòa hát vang câu ca : “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu; cánh đây rất dài cành cài qua đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang; ánh sao tươi màu của đêm rằm liên hoan.”  Diễu hành qua khắp các nẻo đường. Ngày nay cũng với sự phát triển của kinh tế- xã hội rước đèn được xem như một lễ hội tiêu biểu của ngày tết trung thu. Nhiều địa phương còn chuẩn bị công phu các loại đèn kĩ thuật để phục vụ cho người dân vui chơi đón tết. Có thể kể đến lễ hội rước đền tại Phan Thiết hay tại Tuyên Quang đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Múa lân

Múa lân hay còn gọi là múa sư tử. Một hoặc hai người sẽ đội đầu con lân để múa, một người sẽ đeo mặt nạ. Hai nhóm đó sẽ hòa hợp với nhau nhảy múa những điệu múa kĩ nghệ; đẹp mắt theo nhịp trống luân hồi. Múa lân được tổ chức nhộn nhịp nhất là vào đêm 14 với màn phun lửa đầy ấn tượng. Ở nhiều vùng quê các tốp múa lân thường vào từng nhà múa để mang lại niềm vui; may mắn; thịnh vượng an lành cho các gia chủ.

Phá cỗ

Mâm cỗ truyền thống đêm trăng rằm của người Việt cổ gồm có: Bưởi ở giữa; chuối; hồng; thị; táo; lê; cốm bánh nướng bánh dẻo bày xung quanh. Mỗi loại quả mang một màu sắc xanh; đỏ khác nhau tạo nên một tổng thể sâu sa, tượng trưng cho cái an yên của đất trời, vạn vật. Tuy xã hội ngày càng hiện đại nhưng đến ngày nay mâm cỗ trung thu vẫn còn nguyên những giá trị truyền thống của nó. Mâm cỗ được trưng lên để thờ cúng tổ tiên. Sau đó vào đúng thời khắc trăng lên đến đỉnh đầu cả nhà sẽ quây quần bên nhau phá cỗ; ngắm trăng; sẻ chia những tình thương ấm áp; ngọt ngào.

Đồ chơi trung thu

Trung thu là tết thiếu nhi; là sân chơi cho các em nhỏ; động viên; khích lệ các em vào năm học mới. Chính vì lẽ đó trung thu là dịp triển lãm cho nhiều món đồ chơi thú vị. Các món đồ chơi truyền thống không thể không nhắc đến như: Trống cơm; đầu sư tử; kèn; đèn kéo quân; đèn lồng; đèn ông sao; mặt nạ;… từng gắn với tuổi thơ dữ dội của biết bao các anh các chị. Công nghiệp hóa; hiện đại hóa cho ra đời nhiều món đồ chơi thông minh cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh và trẻ nhỏ như: Gậy tôn ngộ không; bồ cào chư bắt giới; mặt nạ biến hình; xe ô tô; máy bay điều khiển từ xa;.. Thị trường đồ chơi là thị trường sôi động tại thời điểm này.

Đốt lửa trại

Tết trung thu là dịp để mội người gặp mặt thư giản sau những ngày tháng mệt nhọc. Ở các địa phương thương tổ chức các chương trình văn nghệ; cắm trại để gắn kết mọi người; đem lại cho các em nhỏ một sân chơi lành mạnh và bổ ích. Mọi hoạt động vui chơi, giải trí sẽ được diễn ra chủ yếu trong đêm 14 rạng sáng ngày 15. Tay trong tay cùng quây quần đốt lửa trại và nhảy múa ca vàng cầu cho mưa thuận gió hòa; mùa màng bội thu; đất nước thịnh trị đã trở thành một trong những nét văn hóa không thể thiếu của người Việt.

Tết trung thu là một trong những ngày tết trọng đại dân tộc Việt Nam, là dịp gia đình quây quần đoàn tụ; là thời khắc đoàn viên đầy nghẹn ngào, sâu lắng. Dù ai đi đâu làm đâu cũng mong muốn và khát khao được trở về đón trăng rằm với bạn bè; người thân. Trung thu là những phút giây để sẻ chia yêu thương ngọt ngào nồng đượm của các cặp đôi yêu nhau; là cơ hội cho con trẻ vui chơi; cho bố mẹ thư giản. Trung thu mang đến cho ta những khoảng khắc đáng giá và cả những ước mong, khao khát cho tương lai. Nhắc đến trung thu trong lòng ai cũng vương lên một nỗi niềm man man; háo hức đầy mong chờ.

Trăng là đề tài muôn thưở và chứa đựng biết bao ân tình nghĩa nặng: “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng; Cúi đầu nhớ cố hương; Trông trăng lại nhớ đến người đêm trăng.” Và vì thế Tết trung thu cũng mang những giá trị; những tình cảm quý báu. Dù cuộc sống đổi thay, tết trung thu đã có nhiều điều đổi mới nhưng vẫn đậm đà biết bao nét hương cổ quê nhà. Tết trung thu- Tết của tình thân tết của mọi nhà.

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  5

Hằng năm, tới ngày rằm tháng tám âm lịch, trẻ con khắp nước ta được người lớn cho rước đèn, ăn bánh nướng, bánh dẻo và múa lân thật là vui. Ngày ấy chinh là tết Trung thu - cái tết gắn bó với người Việt Nam, trẻ em Việt Nam đã từ lâu.

Tết Trung thu rất gắn bó với người Việt Nam ta nhưng chắc ít ai biếi rằng tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu. Từ thế kỉ VIII (713 — 755), thời Đường Minh Hoàng đã có tục vui tết Trung thu. Sách xưa chép rằng: nhân một rằm tháng tám, khi cùng các con ngắm trăng tròn, vua Đường ao ước được lên trên trời một lần. Tết Trung thu rất gắn bó với người Việt Nam ta nhưng chắc ít ai biếi rằng tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu. Từ thế kỉ VIII (713 — 755), thời Đường Minh Hoàng đã có tục vui tết Trung thu. Sách xưa chép rằng: nhân một rằm tháng tám, khi cùng các con ngắm trăng tròn, vua Đường ao ước được lên trên trời một lần. Gạo rang rồi xay hoặc giả nhỏ mịn, nhào với nước đường ngan ngát mùi hoa bưởi. Tất cả các công đoạn trên đều do tay người thợ “nghệ” đảm nhiệm. Tết Trung thu đã trở thành tập tục văn hóa của người Việt Nam trong mỗi làng, mỗi xóm, mỗi phường... Nó rất gắn bó với mỗi người Việt Nam ta. Chúng ta cần giữ gìn tập tục văn hóa này sao cho cả thế giới đều biết đến để Tết Trung thu ngày càng rực rỡ, không bị mai một theo thời gian.. Bột được cho vào khuôn. Dỡ khuôn là chiếc bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của bông hồng nở tám cánh hoặc mười cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo, ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết do thợ cả quản xuyến với những khâu quan trọng: rang và ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạnh nhân, hạt dưa, ướp nhân, tạo hương cho nhân... Mãi về sau này người ta mới phá cách cho lạp xưởng vào. Nhân bánh được cải tiến với nhiều sáng kiến. Bánh nướng và bánh dẻo cũng có hai loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, hạt sen... ăn rất dịu và thoảng hương đồng gió nội. Chúng mang hương vị, thanh sắc Việt Nam thanh cao, thanh nhã.

Bột được cho vào khuôn. Dỡ khuôn là chiếc bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của bông hồng nở tám cánh hoặc mười cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo, ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết do thợ cả quản xuyến với những khâu quan trọng: rang và ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạnh nhân, hạt dưa, ướp nhân, tạo hương cho nhân... Mãi về sau này người ta mới phá cách cho lạp xưởng vào. Nhân bánh được cải tiến với nhiều sáng kiến. Bánh nướng và bánh dẻo cũng có hai loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, hạt sen... ăn rất dịu và thoảng hương đồng gió nội. Chúng mang hương vị, thanh sắc Việt Nam thanh cao, thanh nhã. Tết Trung thu còn có rất nhiều trò chơi không chỉ cho trẻ em, mà còn làm cho cả người lớn vui vẻ và thoải mái hơn sau những ngày làm việc vất vả. Trò múa sư tử, múa lân không thể thiếu được trong những ngày này. Trước đây, tại các tư gia thường treo giải thưởng bằng tiền. Sau một hồi múa, lân nhảy lên lấy thưởng. Thật là vui nhộn, náo nhiệt. Người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát theo nhịp trống. Những cuộc rước đèn với bao loại đèn đặc sắc, rực sáng trong đêm như để các em vui chơi với chị Hằng: đèn ông sao, đèn lồng, đèn con thỏ, đèn kéo quân rực sáng làm mất đi cái ảm đạm, tăm tối của ban đêm.

Tết Trung thu đã trở thành tập tục văn hóa của người Việt Nam trong mỗi làng, mỗi xóm, mỗi phường... Nó rất gắn bó với mỗi người Việt Nam ta. Chúng ta cần giữ gìn tập tục văn hóa này sao cho cả thế giới đều biết đến để Tết Trung thu ngày càng rực rỡ, không bị mai một theo thời gian.

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  số 6

Đây đúng là một cảnh trung thu đặc sắc tại làng quê trong một không khí thanh bình. Ngày xưa để thưởng thức một mùa trung thu thật vui vẻ, các em cũng phải góp phần tự làm nhiều đồ chơi để thưởng tết, ngày nay còn cả tháng nữa mới tết Trung thu nhưng ngoài đường phố đã treo đầy rẫy các loại đèn Trung thu: Từ đèn con cá, con bướm, con thỏ, con chim, đến bầy cá hóa long, chiếc thuyền đốt đèn lên dây cót chạy trên nước, con thỏ đánh trống, máy bay, đến cả các nhân vật trong võ thuật như Triển Chiêu bằng giấy bóng kiếng đủ màu rực rờ và thật đẹp. và nay lại thêm các lồng đèn chạy bằng pin có nhạc đủ loại đủ hình của Trung Quốc: nào là Na Tra Thái tử đi trên quả cầu với hai bánh xe phong hòa và tay quay hai vòng càng khôn, nào là siêu nhân, nào sư tử hí cầu với đòn màu, nào đèn có hai cô tiên rất xinh...

Việc đầu tiên khi gần tới tết Trung thu là các em chuẩn bị làm đèn lồng Trung thu dưới sự hướng dẫn của người lớn. Các em được dạy làm đèn xếp bằng giấy gấp nếp nhỏ theo chiều ngang, sau đó lại gấp thành nếp bé theo chiều dọc rồi xoay vòng dán lại với nhau thành một hình ống, đáy cắt một hình tròn bàng bìa cứng dán vào, phía trên, cắt một vòng hình vành khăn dán vào mép ống trụ, rồi xâu một dây vào hai lỗ đục đối diện trên mép đòn để xách bằng cách treo vào đầu một que tre. Thế là các em đã có một chiếc đèn xếp ở giữa đáy, phải đính một miếng kẽm mỏng để gắn nến đốt. Lớn hơn chút nữa cỡ tuổi lớp năm bây giờ, các em lại được hướng dẫn vót tre làm khung đèn ông Sao, 10 thanh tre cật mỏng cỡ 30-40 cm cột từng đôi một thành hai khung sao năm cánh bàng lạt hay dây gai (cuộn dây bán sẵn), hai khung này lại được cột với nhau chặt lại ở năm đầu, vót thêm năm miếng cật tre nhỏ dài cỡ 3cm tròn như chiếc đũa, nhét vào giữa hai khung sao trên, tạ chân các cánh sao để căng rộng khoảng cách hai khung ở phần giữa ngôi sao tạo thành một hình khối ngũ giác. Trên một trong năm miếng cật tre nhỏ này lại có quấn một lò xo băng dây kẽm mỏng để gắn nến. Xung quanh một ngôi sao dán giấy bóng mờ hoặc giấy bóng kiếng để hở hai cạnh của cánh sao phía trên, đối diện với miếng cật tre nhỏ có gắn lò xo để cho nến vào đốt; buộc đầu cánh sao có hai cạnh để hở không dán giấy bằng một sợi dây gai và treo vào đầu một cành tre nhỏ (đã róc lá) hoặc một cây gậy nhỏ. Thế là các em đã có một chiếc đèn ông sao để đi rước do chính mình làm. Khi đã hơi lớn lớn các em tráng nhi còn được người lớn chỉ cho làm đèn kéo quân đế treo ở nhà. Làm được đèn này các em rất hãnh diện, chứng tỏ mình khéo tay, thông minh và đã nhớn nhao. Để làm đèn kéo quân, các em phải có hai khung: một khung 1 bên ngoài hình trụ tròn hoặc hình khối tứ giác và một khung thứ hai bên trong (nhỏ hơn cả về chiều rộng lẫn chiều cao) gồm hai vòng tròn kẽm mỏng nối kết với nhau cũng bằng dây kẽm thành một hình trụ tròn để lọt trong khung I và có thể xoay vòng dễ dàng trong khung I, khung ngoài lớn hơn làm bằng tre cật vót mỏng hay bằng kẽm cứng uốn kết lại với nhau có dán giấy bóng mờ (trên có vẽ cảnh trời, mây, sông, núi, đường quê V.V.), có tô màu, làm nền để chiếu lên trên đó bóng của các hình khung thứ II. Khung ngoài (I) được dán giấy kín mít chỉ hở mặt trên, dưới đáy và trên mặt khung 1 đều có một thanh ngang (bằng kẽm hoặc tre cật) chia đáy và mặt trên khung I thành hai phần đều nhau. Ở giữa thanh ngang với đáy có gắn một dây lò xo kẽm mỏng để gắn nến.

Ngày nay thay vì nến người ta cho vào trong phía đáy khung đèn kéo quân một bóng đèn điện hoặc đèn pin độ 3 watt vừa để chiếu sáng vừa làm nóng không khí trong đèn, tạo một luồng khí chuyển động đi lên làm quay khung thứ II ở trong khiến các hình gắn ở trên vòng dưới khung II chuyển động hắt bóng lên giấy dán (có vẽ phong cánh) của khung I (khung ngoài) làm nên một cảnh tượng linh hoạt: người, ngựa, trâu bò, quân lính, xe cộ, gánh hàng rong,.... di chuyên trên đường sá, qua các vùng sông núi, làng mạc...

Như đã nói ở trên, khung II làm bằng kẽm mỏng nên nhẹ, và khung II nhỏ hơn khung I nhiều để có thể xoay vòng dễ dàng trong khung thứ I. Hai vòng tròn của khung II cách nhau độ 5 tới 6 cm. Trên vòng thứ 2 của khung II có dán các hình (bằng giấy), người, ngựa, xe cộ, quân lính,... khi quay sẽ chiếu hình trên khung 1 bên ngoài. Mỗi vòng của đáy khung II đều có một thanh kẽm ngang chia đều mặt trên và đáy khung II, giúp khung II được thăng bằng và có thể xoay tròn theo sợi dây gẳn vào khung I. Khi luồng khí nóng bốc lên (sau khi đốt đèn một lúc, sức nóng của đèn làm nóng không khí ở đáy của khung I lồng đèn kéo quân và khối không khí này nở ra bốc bay lên làm xoay sợi dây và khung 11 lồng đèn). Thế là các em đã có được một chiếc đèn kéo quân để treo trong nhà mùa Trung thu: vừa là đề tài của những lời khen ngợi của người lớn vừa là niềm hãnh diện và thích thú của các em.

Ở ngoài cửa hàng, cũng có bán một số đèn Trung thu ngoài đèn xếp (nhiều loại, nhiều màu có vẽ hình lên rất đẹp - đèn xếp hình quả bầu, hình tròn, hình trụ...), đèn ngôi sao, đèn con thỏ đánh trống có hai bánh xe nối vào hai cánh tay con thỏ (làm bằng thiếc có sơn màu), có cầm que trước mặt có trống, cỏ gắn đèn, cả hệ thống như một chiếc xe có cần đẩy đằng sau đe các em cầm - khi đẩy đi, tay con thỏ đưa lên đưa xuống đánh vào trống kêu beng beng, và đòn chiểu sáng xuống mặt đường (đây là chiếc đèn có khoa học kỹ thuật nhất thời đó), lại còn cỏ cả chiếc đèn là một bầy cá hóa long, con cá mẹ nằm giữa có chỗ cắm nến, còn xung quanh có một vòng tròn treo đây cá con, to và đẹp - rồi đèn con bướm, con rồng, đèn kéo quân, v.v. Tuy nhiên, những đồ chơi này chỉ dành cho con nhà giàu, dư dả; ở nhà quê con nhà nghèo và các nhà thường thường bậc trung đều tụ làm lấy đồ chơi và khi làm các đồ chơi như vậy các em cũng coi như là đang chơi tết, rất thích thú. Ngoài đèn Trung thu còn các đồ chơi khác, tuy không nhiêu như bay giờ: như chiếc tàu thuỷ có cam đèn chạy bằng dây cót thà trong chậu nước, những chiếc xe hơi bằng thuỷ tinh đựng đầy kẹo the xanh, đỏ, những con vật tết bằng lá dừa thật khéo thành những con châu chấu, con chim, v.v. đậu trên cành lá: những con giống hình thằng người đánh đu, hình các nhân vật trong chuyện cỏ tích như Tấm Cám, Trần Minh khô chuối. Lọ Lem, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới.v.v. dù loại được người bán hàng khéo tay nặn và thổi bằng bột dẻo có pha nhiều màu nặn xong lại cám trên cái que hay cành cây. Ngoài ra, lại có các ông Phỗng (chữ nói trại của ông Phật) để trò em bầy cỗ, nhắc nhớ các em lòng tin nơi Trời Phật, ông Tiến sĩ bằng nan tre, phết màu, cớ có quạt biển long (ông Tiến sĩ giấy) cũng để bầy giữa mâm cỗ Trung thu để khuyến khích tinh thần hiếu học của các em, các em gái thì có các con giống làm bằng bột, cs tô màu để bầy cỗ, đủ hình các loại chim, thú (chim thú nuôi trong nhà và trong thiên nhiên như gà, vịt, chó, mèo, tổ chim sẽ có những quả trứng nhỏ, chuột, trâu, hò, sư tử, hươu, nai...), các đồ dùng trong nhà (bát, đĩa. Nồi niêu, xoong, cháo, tủ, gương, bàn, ghế...), các đồ vật sử dụng trong cuộc sống ở xã hội (xe hơi, quang gánh, xe cút kít...) để tăng hiểu biết, dễ nhắc nhớ tới nữ công nữ hạnh.

Sau khi làm xong đèn và mua các đồ chơi nói trên, các em chuẩn bị để tham dự các trò vui và các lễ lạc.

Cả hơn nửa tháng trước đêm Trung thu, trẻ em đã tụ họp để rước đèn trong xóm hoặc chơi múa sư tử đánh trống ầm ĩ, hoặc có khi chỉ chơi đốt nến rồi hát lì vui vẻ.

Cuộc rước sư tử đêm Rằm do thôn xóm tổ chức trong đó có các em được giao nhiệm vụ đội đầu sư tử múa. một hoặc hai em đi sau nam đuôi sư tử, nhảy nhót. Một số em đánh trống ếch hoặc sau này có trống tây đeo đầy ở vai và các em khác thì cầm theo đèn của mình có đốt nến đi theo, có khi hát vang theo tiếng trống. Đám rước ồn ào, náo nhiệt, vui vẻ diễu hành qua đường phố trong làng xóm kết thúc bằng một màn đồng ca nhộn nhịp và một cuộc phát kẹo bánh mà các em rất hài lòng.

Sau đó các em tản mát về nhà hoặc ghé xem canh các nam thanh nữ tú hát trống quân. Một số em lại ghé các đền, miếu xem các bà lên đồng để được phát lộc những đồng xu, đồng hào giấy kết thành những con bướm, con chim và được phát cả kẹo bánh. Hoặc các em theo bà, theo mẹ lên chùa lễ Phật để được phát lộc là oản, là bánh, là xôi, chè, v.v.

Rồi các em vè nhà dự tiệc bày cỗ quan trọng để trông trăng, cùng nhau hát hò, chơi đùa kể chuyện tới khuya mới phá cỗ. Dù nghèo, dù giàu các em cũng có bầy một mâm cỗ Trung thu (dù so sài, dù ít ỏi) để cùng chơi vui (nhà nghèo thì mâm cỗ có khi chỉ là vài chiếc bánh Trung thu bé xíu, vài trái cây hái trong vườn hay xin của nhà hàng xóm, vài con giống tự làm, vài ông Phỗng tự nặn ít cây nến V.V.). Nếu nhà rộng rãi có mái hiên, cỏ sân gạch, các cm chuẩn bị mâm cỗ này với các đồ chơi từ tối 14, còn thường thì chiều 15 cơm nước xong xuôi, các em bày cỗ (có sự giúp đỡ của bà, mẹ, anh, chị) rồi đi rước đèn, trở về mới trông trăng cùng đám chúng bạn. anh chị em và gia đình hát hò vui vẻ. Rồi khi đã thật khuya, trăng đã lên cao và đã buôn ngủ mới phá cỗ.

Mâm cỗ Trung thu truyền thống, luôn luôn phải có ông Tiến sĩ giấy (giữa mâm). với ông Phỗng để hàng trên cùng, trước ông Tiến sĩ, rồi đến các con giống, đồ chơi, hoa quả. nhà giàu thì có thêm xôi chè, bánh trái, các đĩa thức ăn ngon lành, có bánh Trung thu to tát thơm ngon (bánh nướng nguyên ổ to chụm hình con rồng rất đẹp hoặc nguyên hộp một cân hơn bánh, bánh dẻo cùng vậy, toàn loại thượng hạng cả: cỏ vi cả, yến, lạp xưởng, gà quay, v.v. thơm phức, có hạt sen. đậu xanh, trứng muối I hoặc 2 lòng trứng đỏ au). Nhà nghèo cùng cỏ bánh nhưng là mấy chiếc bánh nhỏ xíu để trẻ con bày cỗ. Đèn nến đốt sáng cắm quanh mâm cỗ hoặc treo lên dây vắt ngang mâm cỗ. mọi người ngồi vây quanh hoặc hát hò hoặc kể chuyện về thỏ ngọc, chị Hằng, chú Cuội hoặc Tấm Cám. v.v. hoặc do nhau, hoặc ngắm trăng, ngắm sao. rồi chơi đếm sao (một ông sao sáng, hai ông sáng sao ) hoặc chơi nói nhanh (nồi đồng nấu ốc, nồi đất nâu ếch), xem ai nói được lâu. nhanh mà không nhịu, hoặc chơi “tập tầm vông”. hoặc chơi đố người, đố vật. (thí dụ: “Kiến tố vừa đố vừa giảng” (tra lời: Tổ kiến) - “Nhà có bà hay la liếm?" (trả lời: cái chổi)

"Ở nhà có bà hay ăn cơm trước" (trả lời: đôi đũa cả), chơi “nu na nu nống", chơi “xỉa cá mè đè cá chép”, rồng rắn, ...

Thật là một buổi tối rất vui vẻ, náo nhiệt! Khi chơi đã chán và cảm thấy đói bụng. lúc ấy trăng cùng đã lên cao, mọi người đều hô "Phá cỗ", ai nấy đều vỗ tay đồng tình và thức ăn được chia ra cho mọi người ăn uống ngon lành, mâm cỗ với các em bé háu đói đã hết nhanh, người lớn cũng tham gia để chung vui với các em Ai ấy đều hả hê vì có một đêm trung thu trọn vẹn.

Cảnh trung thu trăng sáng trời trong thường chỉ có ở miền Bắc, một nửa miền Trung trở vào Nam đêm trung thu thường bị "phá quậy” bởi những trận mưa khiến đôi khi "ông Trăng” cùng chị Hằng và Thỏ ngọc đều đi trốn - Và mọi người đành bày cỗ trong nhà với đón thay trăng. Có khi miền Trung và cao nguyên còn bị bão lũ mất cả Trung thu.

Có nơi như ở Hát Giang, quê của Hai Bà Trưng, các em còn chơi phụ đồng cuội vào đêm Trung thu.

Tết Trung thu còn một trò giải trí thú vị đối với các em nữa đó là đi rong phố xem các hình ảnh quảng cáo các nhà hàng lớn bán bánh trung thu thiết kế rất khéo, rất đẹp, màu sắc rực rỡ rất vui mắt: nào cảnh Đường Minh Hoàng du nguyệt điện với bầy tiên nữ đẹp xinh múa vũ khúc nghê thường, nào cảnh chú cuội ngồi gốc cây đa, nào cảnh bát tiên quá hải, nào cảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh được tặng bánh trung thu, nào cảnh các em bé rước đèn chơi trăng, nào cảnh múa sư tử... Nội phố Huế gần nhà tôi cùng có bao nhiêu là cửa hàng có quảng cáo đẹp. Tôi nhớ ngày bé cứ gần Tết Trung thu là mẹ tôi lại thuê chú xích lô quen chở chúng tôi trên xe, dạo phố phường Hà Nội để ngắm cảnh náo nhiệt của đèn, bánh trung thu cùng các quảng cáo mà chúng tôi xem say mê không biết chán. Bố mẹ đứng cửa vẫy nhìn chúng tôi sung sướng đi chơi mà bố mẹ cũng được vui lây. Lớn lên rồi tôi chẳng bao giờ còn được vui sướng hồn nhiên như ngày xưa ấy!

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  7

Hằng năm, cứ tới tháng tám âm lịch,người Việt Nam lại tất bật chuẩn bị cho ngày Tết Trung thu – rằm tháng tám,thời điểm mà mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm. Theo quan niệm của ngườiViệt Nam ta, Tết Trung thu là ngày hội lớn của thiếu nhi. Ngày đó có tiếng trốngếch rộn ràng, những điệu múa lân thú vị và ánh sáng lấp lánh của đèn lồng dưới vòm trời cao trong vắt cùng với trăng thanh, gió mát.

Tết Trung thu có từ bao giờ, có lẽ là không ai biết nữa, chỉ biết rằng từ bao đời nay, Trung thu đã được tổ chức ở Việt Nam như một ngày hội dưới ánh trăng. Ngày đó cả gia đình cùng tề tựu, quây quần phá cỗ, ngắm trăng. Nhìn vầng trăng tròn vành vạnh, lại điểm thêm vài chỗ đen phớt xanh, người xưa đã tưởng tượng ra những câu chuyện về mặt trăng và làm cho nó trở thành truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dận gian. Ở Trung Quốc có nàng Hằng Nga phải xa chồng là Hậu Nghệ, bay lên cung trăng, rồi nàng trở thành tiên, không bao giờ chết nhưng phải sống trong cô đơn ở cung Quảng Hàn mênh mông, lạnh lẽo. Rồi còn Thỏ Ngọc đã hi sinh thân mình, nhảy vào đám lửa để cứu sống ông lão hành khất nên khi chết được lên cung trăng. Còn ở Việt Nam cũng có câu chuyện của mình về Cuội – một chú bé nghèo phải đi chăn trâu cho địa chủ, rồi chuyện về thuốc trường sinh bất tử trong “Sự tích cung trăng” nữa…

Nói tới Tết Trung thu, ngoài những câu chuyện về trăng, ta không thể không nhắc tới mâm cỗ Trung thu, nơi cả gia đình vui vầy; tận hưởng không khí của mùa thu trong lành dưới ánh trăng vàng rực rỡ. Mâm cỗ đêm Trung thu có các loại bánh Trung thu cổ truyền của dân tộc. Chúng có thể có nhiều loại : bánh hình tròn, hình vuông, hình con cá, con lợn,… nhưng chỉ có hai loại chủ yếu là bánh dẻo và bánh nướng. Khác với bánh Trung thu của Trung Quốc là ngọt sắc, béo ngậy và thơm vị thảo mộc, bánh Trung thu của Việt Nam cũng ngọt nhưng ít ngậy hơn. Nhân bánh nướng thì thơm mùi rượu, mùi lá chanh, vỗ quýt, vỏ bưởi, còn bánh dẻo thìlại thơm mùi hương hoa bưởi. Hương thơm đó dậy mùi ngay từ khi cắn miếng đầu tiên vào lớp vỏ bánh làm từ gạo nếp. Ngày nay, nhiều nhà sản xuất đã có cả bánh Trung thu có vị sữa, khoai môn, sô-cô-la… nhưng vẫn không sánh được so với vị bánh truyền thống. Ngoài bánh Trung thu, mâm cỗ của người- Việt Nam cũng không thể thiếu được những đặc sản của mùa thu : hồng, cốm, bưởi, chuối,… Cốm được làm từ gạo nếp,rang lên rồi giã dập. Gốm được làm ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cốm làng Vòng ở Hà Nội. cốm xanh có thể ăn với hồng chín đỏ hay chuối trứng cuốc chín vàng, thật hài hoà về hương vị và màu sắc,toát lên sự thanh đạm của cốm, ngọt sắc của chuối, của hồng.

Bên cạnh mâm cỗ Trung thu, ta phải nhắc tới những trò chơi của trẻ nhỏ mà ít ai có thể quên được. Hằng năm, cứ vào dịp Tết Trung thu, người ta lại nghĩ ngay điệu múa sư tử vui vẻ trong tiếng trống rộn ràng. Truyện kể rằng đã từ lâu, vào đêm rằm Trung thu nọ, có một con sư tử ngồi bên dòng suối ngắm trăng và khi đưa tay định với tới mảnh trăng thì trăng biến mất. Sư tử tức giận liền đi phá làng bản. Lúc đầu, một chàng tiều phu đi qua, đánh đuổi sư tử, cứu giúp dân làng. Từ đó, người ta thường tổ chức múa sư tử vào dịp Trung thu để tỏ lòng biết ơn đối với chàng tiều phu nọ. Ngoài múa sư tử, trẻ em còn có rất nhiều thứ đồ chơi khác nữa : nào là những chiếc mặt nạ vui nhộn, những chiếc đèn lồng ông sao,đèn cá chép sáng lấp lánh trong đêm, những chiếc trống ếch nho nhỏ mà thật vui…

Trung thu còn nhiều điều, nhiều điềukhác nữa nhưng chúng ta cũng chỉ biết rằng Trung thu là ngày tết của thiếu nhi và ngày nay chúng ta cũng cố gắng gìn giữ ngày tết ấy. Sao cho nó không bị mai một, không bị pha tạp. Nghĩ đến Tết Trung thu, lòng chúng ta luôn thấy ấm áp,vui vui.

(Nguyễn Hà Anh, lớp 8A7, Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Quận Đống Đa, Hà Nội)

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi hay nhất  8

Tết Trung thu là một trong bốn Tết lớn của người Việt Nam (Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu). Trung thu nghĩa là giữa mùa thu, Tết Trung thu như tên gọi của nó đến với chúng ta đúng vào ngày rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch hàng năm. Ngày tết này ở Việt Nam được xem là Tết Thiếu nhi bởi trẻ em sẽ được chăm sóc chu đáo, được tổ chức vui chơi, ca hát và được tặng nhiều đồ chơi, lồng đèn, bánh kẹo… 

       Tết Trung thu không biết có tự bao giờ, chưa có ai khẳng định và nói rõ về nguồn gốc của ngày lễ này. Nhiều người cho rằng đây là nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ, nhưng cũng có nhiều người khác cho rằng Tết Trung thu có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Hiện tại, có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc ngày Tết này, trong đó có 03 truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất, đó là truyền thuyết Hằng Nga-Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và sự tích Chú Cuội cây đa của Việt Nam.

          Hằng Nga-Hậu Nghệ:Tương truyền, vào thời xa xưa, trên bầu trời xuất hiện 10 ông mặt trời, mặt đất bị đốt nóng, cây cỏ khô héo, sông hồ khô cạn. Hậu Nghệ dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời, lập nên thần công cái thế, được nhiều người tôn kính và xin theo học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm tà bất chính. Ít lâu sau, Hậu Nghệ cưới được người vợ vô cùng xinh đẹp, tốt bụng tên là Hằng Nga. Hàng ngày, ngoài việc dạy học, Hậu Nghệ luôn bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi trai tài gái sắc này. Một hôm, tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương, Hậu Nghệ được bà ban cho thuốc Trường sinh bất tử, uống vào sẽ được bay lên trời thành tiên. Không nỡ rời xa vợ, Hậu Nghệ không uống mà đưa thuốc cho Hằng Nga cất giữ, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy. Ba ngày sau, trong khi Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông giả vờ bệnh, xin ở lại, đã dột nhập hậu viện ép Hằng Nga đưa thuốc bất tử. Biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông nên Hằng Nga lấy thuốc ra và bỏ vào miệng uống, sau đó bay lên trời. Nhưng do quá thương nhớ chồng nên Hằng Nga chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần nhân gian nhất và trở thành tiên. Mọi người hay tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đã bày hương án, hoa quả dưới ánh trăng cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào Tết Trung thu được truyền đi trong dân gian.

          Vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng: Chuyện xưa kể rằng, vào đêm rằm tháng tám âm lịch, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong lúc dạo chơi vườn ngự uyển, vua Đường Minh Hoàng (713 – 741 Tây lịch) gặp đạo sĩ La Công Viễn (còn được gọi là Diệp Pháp Thiện). Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Cảnh trí nơi đây vô cùng xinh đẹp! Nhà vua mãi lo thưởng thức tiên cảnh quên cả trời gần sáng. Đạo sỉ phải nhắc, vua mới ra về nhưng lòng còn vấn vương, luyến tiếc. Về hoàng cung, vua đã cho chế ra khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc vào ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục dân gian.

          Sự tích Chú Cuội: Ngày xưa, ở vùng nọ có một tiều phu tên Cuội. Một hôm, Cuội vào rừng và tình cờ phát hiện một cây đa quý, có thể “cải tử hoàn sinh”. Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội đã cứu sông rất nhiều người, tiếng đồn lan truyền khắp nơi, bọn xấu sinh lòng ghen ghét. Hôm nọ, lợi dụng lúc Cuội đi vắng, bọn chúng đến nhà giết vợ Cuội và mổ bụng lấy ruột vứt bỏ. Cuội về, lấy đất nắn ruột, dùng lá cây cứu sống vợ. Do bộ ruột được làm từ đất, nên vợ Cuội thay đổi tính tình, trí nhớ giảm sút. Ngày kia, khi ở nhà một mình, người vợ đã dùng nước bẩn tưới lên cây. Cây đa tự nhiên bật gốc, từ từ bay lên trời. Vừa lúc đó, Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng chụp lấy rễ cây để níu lại, nhưng cây vẫn cứ bay lên và kéo cả Cuội lên cung trăng. Từ đó, Cuội ở lại cung trăng với cây đa quý của mình. Nhìn lên mặt trăng vào những đêm rằm, ngưới ta thấy có một vệt đen giống hình cây cổ thụ, có người ngồi dưới gốc, người ta gọi đó là Chú Cuội ngồi gốc cây đa. Theo truyền thuyết, mổi năm cây đa chỉ rụng một lá vào đêm trăng sáng. Vì thế, vào đêm rằm tháng tám là đêm trang sáng nhất, người ta thường bày hương án, hoa quả, mắt hướng về phía mặt trăng để cầu nguyện mong nhận được phương thuốc tuyệt vời từ chiếc lá đa của chú Cuội. Từ đó, tục ngắm trăng và cúng trăng vào đêm rằm tháng tám đã trở thành phong tục của người Việt Nam.

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam đã có từ thời xa xưa, những hình ảnh đó đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia Chùa Đọi năm 1121, từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Từ đó cho thấy, có thể Tết Trung thu được bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam và vùng đồng bằng Nam Trung Hoa.

 Theo phong tục người Việt, cha mẹ bày cỗ cho các con mừng Trung thu, làm lồng đèn thắp bằng nến như đèn giấy xếp, đèn ông sao, đèn cá chép… để treo quanh nhà và cho các con đi rước đèn. Đầu hôm, trẻ con tụ tập rước đèn quanh thôn xóm và ca hát, nhảy múa, vui chơi, người lớn thì lo chuẩn bị mâm cỗ. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh in hình mặt trăng, bánh trung thu, kẹo và các thứ hoa quả khác. Đến khi trăng lên đỉnh đầu là lúc phá cỗ. Mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, vừa uống trà, thưởng thức bánh, vừa ngắm trăng và chuyện trò, tâm sự. Đây là dịp để gia đình đoàn tụ, để con cái thấy và hiểu được sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ đối với mình và vì thế tình yêu thương gia đình ngày càng sâu đậm hơn. Cũng trong dịp này, người ta thường mua bánh trung thu, trà rượu để cúng tổ tiên và biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, họ hàng, bạn bè để tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô và thể hiện sự yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau.

Trung thu cũng là dịp nhàn rỗi của nghề nông. Lúc này lúa vụ mùa đã làm đòng, chỉ chờ đơm bông, mẩy hạt. Bằng kinh nghiệm theo dõi chu kỳ của thiên nhiên, người xưa trông trăng đêm Trung thu để dự đoán thời cuộc, mùa vụ: trăng màu vàng trúng mùa tơ tằm, trăng xanh lục báo hiệu thiên tai, trăng màu cam đất nước thái bình… hay “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa”, “tỏ trăng mười bốn được tằm, đục trăng hôm rằm thì được lúa chiêm”. Nhưng dù là dấu hiệu “điềm lành” hay “điềm dữ”, thì con người vẫn luôn say đắm, đồng hành cùng trăng quanh năm suốt tháng, người cùng hòa hợp với trời đất, thiên nhiên để sinh tồn và phát triển.

Đêm Trung thu, trẻ em phá cỗ, trông trăng, mơ màng về hình bóng Chú Cuội dưới gốc cây đa nơi cung Hằng dịu dàng, kỳ ảo. Tiếng hát trong trẻo, ngân vang của trẻ con cùng ánh đèn mờ ảo của những chiếc lồng đèn hòa quyện với hương vị ngọt ngào của các loại bánh trung thu, thấm đẫm vào ánh trăng rằm vằng vặc, rong ruỗi trong làn gió nhẹ đêm thu… là thế giới kỳ ảo, muôn màu, hấp dẫn đối với trẻ thơ. Thế giới ấy không chỉ lay động, xao xuyến tâm hồn trẻ thơ mà còn quyến rũ, lôi cuốn người lớn cùng hòa vào cuộc chơi. Hình ảnh những người cha ngồi cặm cụi vót tre làm lồng đèn cho con, những người mẹ lễ mễ bưng mâm bánh, trái cây chuẩn bị bày cỗ, bên cạnh những đứa trẻ chơi trò nhảy dây, bịt mắt bắt dê chờ trăng lên… đã in sâu vào tâm hồn, là ký ức khó phai của mỗi con người Việt Nam. Và khi lớn lên, dù có làm gì, ở đâu, thì vào dịp Tết Trung thu, mỗi người cũng sẽ cố gắng sắp xếp công việc để trở về quê hương, sum họp với gia đình, được quây quần bên mâm cỗ đoàn viên, cùng uống trà, ăn bánh, ngắm trăng, trò chuyện và ôn lại những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu. Đó là những nét đẹp kinh điển, độc đáo trong nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  9

Trung thu là giữa mùa thu. Tết trung thu như tên gọi rơi vào Rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Từ xưa, đây được xem là ngày lành, tháng tốt để tiên đoán mùa màng và cũng là dịp Tết vui chơi của trẻ nhỏ.

Theo đó, người xưa luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia ly. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu cũng được gọi là Tết Đoàn viên.

Nguồn gốc Tết Trung thu

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc...

Ý nghĩa Tết Trung thu

 Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng. 

Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.

Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  10

Từ rất xa xưa đã có tục lệ, mùa xuân tế mặt trời, mùa thu tế mặt trăng. Tế xong, mọi người cùng thưởng thức bánh dưới trăng. Phong tục này cứ kéo dài. Ngày 15 là ngày giữa tháng 8, cũng là giữa mùa thu. Đó là ngày trăng tròn nhất trong cả năm. Trăng tròn là biểu tượng cho hạnh phúc tròn đầy, sự vun tròn của ước mong, là sự đoàn viên của các thành viên trong gia đình cũng như họ hàng và cộng đồng. Với trẻ em, được tung tăng chơi và ăn bánh, hoa quả dưới bầu trời của trăng sáng là một điều thú vị và say xưa lắm. Chúng thường nghêu ngao.

Ánh trăng trắng ngà

Có cây đa to

Có cây đa to

Có thằng cuội già

Ôm một mối mơ…

Với người lớn, người ta nhìn lên mặt trăng sáng mát cảm thấy thanh thản như mình trẻ lại. Có khi họ nghĩ đến những kỉ niệm xưa, người xưa: Trăng thề nhớ buổi hoa viên? Vầng trăng ai xẻ làm đôi? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cuối đầu nhớ cố hương, trông trăng lại nhớ đến người đêm trăng; nhìn trăng đang hát điệu vong tình; thái bạch ôm trăng lạnh, thuyền trăng Phạm Lãi luyến Tây Thi….Trăng là đề tài muôn thuở và chứa đựng biết bao nhiêu huyền thoại.

Dần dà, người ta không thấy trăng nữa mà bày cỗ và chơi dưới trăng. Xung quanh mâm cỗ, chủ yếu là trẻ con rồi đến các thành viên khác trong gia đình và khách. Các trẻ em đi rước đèn vào phố qua xóm ngõ, cánh đồng ven đô. Chúng tụ tập chừng 10 đến 20 em, mỗi em mang một chiếc đèn thắp bằng nến. Đèn con thỏ, đèn ông sao, đèn xếp, đèn nổi, đèn lồng, đèn con cóc…Các em lớn hơn một chút đi đầu múa sư tử. Chúng vừa đi vừa hát, có khi đứng vòng lại nối nhau và múa. Sau khi rước đèn chúng về nhà phá cỗ.

Chúng cùng ăn bánh dẻo, bánh nướng với mọi người và còn được chia thêm các hoa quả như hồng, na, chuối, bưởi, cam, ổi và các loại bánh bằng bột nướng hoặc rán mang hình các con vật thân thuộc như tôm, cá, thỏ, lợn, hưu. Mâm cỗ được thắp sáng bằng nến, ở giữa có bày tượng một ông tiến sĩ giấy ngồi bảnh chọe, có cờ, có biển. Hình ảnh này tượng trưng cho sự hiếu học, lòng ham mê khoa cử. Bên cạnh còn được bày những con vật nhỏ xíu được nặn bằng bột và quét màu xanh, đỏ, vàng trông rất xinh và ngộ nghĩnh.

Trong mỗi nhà thường treo ở gian giữa một chiếc đèn kéo quân tạo nên những hình ảnh các nhân vật trong truyện như: ông già úp cá, thị mầu lên chùa, thạch sanh đốn củi, lã bố hí điêu thuyền…Những hình ảnh đó cứ riễu quanh nhiều vòng, in bóng vào mặt giấy của đèn nhanh hay chậm là do ngọn nến ở giữa cháy to hay cháy nhỏ tạo nên gió chuyển nhiều hay ít. Bọn trẻ còn bận bịu và hồi hộp với những đồ chơi trung thu như: quả đào úp mở theo bánh xe phía dưới chuyển động, tàu thủy chạy dưới nước, con thỏ đánh trống, con gà thổi kèn…bằng sắt tây. Mấy hôm trước ngày rằm, một số em thiếu nhi hiếu động rủ nhau đi trống kèn và kể vè. Chúng nắm tay nhau, xếp thành vòng tròn và có tầng trên và tầng dưới. Những đứa trẻ tầng trên đứng lên vai những đứa trẻ tầng dưới. Một đứa thốt giọng kể vè, những đứa khác xen vào câu "dô ta" để hưởng ứng. Ví dụ, chúng kể về việc làm ăn:

"Tháng tám bánh đúc ôm nha

Làng ta làm giấy thua tài làng đông.

Hoặc để chế nhạo:

"Con ngựa bạch đeo cái cương sừng

Một cô con gái ôm lưng ông già.

Mỗi năm, cứ đến tết trung thu, nơi nào cũng náo nhiệt. Nhưng đặc biệt náo nhiệt là mấy phố chính như: Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Thiếc, Hàng Mã, Chợ Đồng Xuân và xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Cũng có những đoàn múa sư tử, múa rồng của những người lớn thích chơi, những người mãi võ biểu diễn hoặc múa tranh dải do các nhà từ thiện hoặc các cửa hàng trao cho đoàn nào múa đẹp và sôi nổi. Có năm lại xuất hiện một vài đoàn múa sư tử gồm toàn con gái mặc võ phục ngọn gàng và dũng mãnh làm nức lòng mọi người.

Ở vùng Bưởi, các em còn chơi trồng hoa trồng nụ, bịt mắt bắt dê, nhảy cừu, rồng rắn lên mây…Trong những ngày trước và sau rằm tháng tám.

Tết trung thu là tết truyền thống của nước ta, là tết của các em thiếu nhi nhưng người lớn cũng góp phần. Nó làm sống lại quãng đời trẻ thơ không bao giờ trở lại của họ. 

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  số 11

Có rất nhiều truyền thuyết về ngày Tết Trung thu. Mỗi nước có một truyền thuyết khác nhau, còn ở Việt Nam, truyền thuyết chị Hằng lại gắn với chú Cuội.

Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ em. Nàng thường xuống trần gian chơi cùng trẻ em dù tiên giới không cho phép. Một hôm Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi "Làm bánh ngày rằm", ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt thì sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga đã xuống trần gian thăm hỏi và gặp chú Cuội. Cuội liền sáng kiến trộn tất cả các nguyên liệu sẵn có rồi đem nướng. Khi chiếc bánh nướng xong, cắt ra cho bọn trẻ ăn thử, tuy hình dạng bánh chưa được đẹp nhưng ăn rất ngon. Hết thời hạn cuộc thi làm bánh ngày rằm, Hằng Nga phải trở về thiên đình, chú Cuội vì đem lòng thương mến Hằng Nga, không chịu buông tay khi nàng bay về trời, một sức mạnh siêu nhiên đã kéo cả Cuội và cây đa đầu làng lên cung trăng. Hằng Nga đem chiếc bánh giống như đã làm dưới trần gian lên cho Ngọc Hoàng và các thần tiên ăn thử, ai cũng tấm tắc khen ngon. Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và được đặt tên là "bánh Trung thu” thường ăn vào ngày rằm giữa mùa thu, ngày trăng sáng nhất. Hằng Nga được lời ước, nàng ước nguyện ngày rằm tháng 8 hàng năm được cùng Chú Cuội xuống trần gian làm bánh và vui chơi với các em nhỏ. Và điều ước được Ngọc Hoàng chấp nhận. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là “Tết Trung thu” - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối tương quan giữa cuộc sống và vầng trăng. Trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi lớp 8 hay nhất   12

Người Việt ăn Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.

Nhân dịp Tết Trung thu, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung thu này được gọi là "phá cỗ."

Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.

Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.

Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát.

Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình.

Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng 8 là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng.

Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm Trung thu

Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Hoa.

Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.

Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu.

Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.”

Ngày xưa trai gái dùng điệu hát Trống Quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám.

Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó.

Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị trách mắng.

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. 

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  13

Tết Trung Thu từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi vì nó mang nguồn gốc và ý nghĩa rất thú vị và đặc sắc.

Theo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa đến nay, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm Rằm Tháng Tám (âm lịch). Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.

Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ.

Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Hoa.

Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Đường Minh Hoàng cho xây dựng ngay "Vọng Nguyệt đài" - Đài ngắm trăng. Khi trăng giữa tháng - đêm rằm, nhà vua lên Vọng Nguyệt đài thích thú ngắm trăng, có cảm giác là ngày đêm đẹp nhất, như ngày vui, ngày hội. Thế là, nhà vua liền đặt ra Tết Trung thu khi rằm tháng 8 đến. Từ đó, Tết Trung thu trở thành tục lễ hàng năm, khi trăng tròn, tỏa sáng, là có vũ - nhạc "Khúc nghê thường" vang trong Cung đường.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Theo lệ đó, từ đó đến nay, khi đón trăng - đón Tết Trung Thu, khắp nơi, mọi nhà, mọi người, nhất là các em nhỏ, được người lớn chuẩn bị cho tết, hướng dẫn trẻ em ngắm trăng vui chơi, múa hát, đánh trống, rước đèn ông sao và các hình con vật, cùng nhiều đồ chơi thích thú. Người lớn không chỉ mua sắm, tổ chức, hướng dẫn cho con trẻ, mà cũng cùng các em vui chơi thoả chí và thích thú đón trăng, phá cỗ dưới trăng làm nên sự thăng hoa tình cảm, trí tuệ, trước thiên nhiên, cuộc sống, khi mùa thu êm ả, mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, hứng khởi đi tới tương lai của cộng đồng và mỗi người.

Về phá cỗ Trông Trăng, ngoài vũ nhạc, thời nhà Đường, người ta còn làm bánh "trông trăng" - có hình mặt trăng để liên hoan khi Tết Trung thu về. Tục lệ đó, đã có ở nước ta từ lâu đến nay. Nên dịp Tết Trung thu, khắp nơi trong nước sản xuất nhiều loại đồ chơi, làm nhiều loại bánh, kẹo trung thu nhiều hình nhiều vẻ, nhiều màu sắc, nhiều hương vị, bày bán khắp nơi để phục vụ Tết Trung thu.

Rước đèn đêm Trung thu, đã là tục lệ và nguồn vui của mọi người, nhất là thiếu nhi. Tục lệ này có từ Trung Hoa cổ xưa. Thời nhà Tống (960-1269), chuyền lan một huyền thoại là: có con cá chép vàng, tu luyện thành tinh, thường hóa phép thành người, để trêu và lừa phụ nữ. Thấy thế, ông Bao Công bày cho mọi nhà mang đèn Cá Chép và nhiều loại hình con gia súc, gia cầm khác, treo trước cửa nhà, để cá quỷ không dám đến nhũng nhiễu, làm hại. Từ đó, trung thu đến, nhà nhà thả cá chép xuống ao hồ và treo nhiều loại đèn, có đèn hình cá chép và cho trẻ rước đèn Ông Sao vui chơi dưới vầng trăng toả sáng tươi đẹp.

Tết Trung thu và các tục lệ trong tết này, được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều nguồn vui, vừa có ý nghĩa xã hội, đời sống... khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc trẻ em. Sinh thời, hàng năm, Tết Trung thu về, Bác Hồ đều gửi thư cho thiếu nhi. Bác còn đến một số nơi vui chơi, tặng quà, đón trăng cùng các cháu. Đó là tấm lòng yêu dấu thấu tình của Bác, của tất cả người lớn với lớp măng non của dân tộc-người kế nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước./.. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình." Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là "ăn kẹo hư răng."

Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát "Rước Đèn Tháng Tám" một cách thích thú: "Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu."

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  14

Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết riêng dành cho trẻ em, còn được gọi là Tết Trông Trăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này và đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ. Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước lại tổ chức vui tết Trung Thu. Tết Trung Thu là một ngày tết riêng dành cho trẻ em, còn được gọi là Tết Trông Trăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này và đây cũng là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với con trẻ.

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi

Đối với người Việt, đêm rằm tháng 8, đêm rằm Trung Thu mọi người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái Âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp, theo sự tích dân gian còn có thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội, chị Hằng.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm đủ các màu sắc, sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành hình các bông hoa, nặn bột làm con tôm, con cá ...

Đồ trẻ con chơi trong Tết này toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, cành hoa, giàn mướp, đèn cù, ông nghè đất, con thiềm thừ... những năm gần đây còn có nhiều đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt...

Trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ…

Trong dân gian, Tết Trung Thu ngoài việc cúng gia tiên, phá cỗ, nghe chuyện về trăng, còn có chơi đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn cầy... Các trò như múa sư tử, hát đúm, hát trống quân... đã trở thành ngày hội không những của trẻ em mà còn của người dân cả nước.

- Múa Sư tử (múa Lân)

Người Việt tổ chức Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà.

Đám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu Lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu Lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của Lân. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu Lân... Đám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.

- Bánh trung thu

Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và những người thân đã khuất vào mỗi mùa trung thu.

Ăn bánh trung thu cũng là nội dung quan trọng của tết Trung Thu. Thông thường bánh trung thu có hai loại, bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, làm bằng nhân lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Còn bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột.

Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bên ngoài bánh, phía trên mặt vẽ một vòng tròn ngay trung tâm bằng lòng đỏ trứng gà, trông như vầng trăng chiếu sáng...

Tích Trung thu

Có tích kể lại rằng: Vào một đêm Rằm tháng Tám trăng sáng như gương, bầu trời bao la huyền ảo, nhà vua nhìn lên trời và nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng.

Pháp sư đi theo nhà vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung, chiếc gậy liền biến thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà vua cùng pháp sư lên Cung Trăng.

Vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn” nhà vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để nhà vua xem.

Sau khi về trần gian, đế tưởng nhớ ngày này, hàng năm vào Rằm Trung thu, nhà vua sai làm “Bánh Tiên”- bánh có hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là ”Bánh Trăng”. Khi trăng Rằm toả sáng nhà vua cùng quần thần ngắm trăng ăn bánh. Từ đó hình thành tục ăn Tết Trung Thu.

Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8. Lúc này là chính thu, bầu trời trong xanh, tiết trời mát mẻ, không khí trong lành.

Và ý nghĩa

Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu. Đây cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khăng khít, gắn bó.

Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Bài văn thuyết minh về Tết Trung thu – Tết của thiếu nhi  15

Trung thu là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Những có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về sự tích huyền bí cũng như phong tục của ngày tết trung thu, chỉ biết vào ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ. Vậy hãy cùng nhau lội ngược thời gian, quay trở về với dân gian và cùng nhau lý giải phong tục tết trung thu đầy ý nghĩa này nhé.

1. Lý giải nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu

Từ ngàn năm nay, cứ mỗi dịp thu về, người ta lại nô nức chào đón tết trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Dưới ánh trăng sáng vành vạch cùng nhau phá cỗ trò chuyện và ước nguyện một đời bình an. Nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu.

Nhiều người bảo rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau.

Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.

Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Qúy Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra tết trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

2. Lý giải phong tục tết trung thu về tục chơi đèn lồng

Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an.

Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.

Nói về nét văn hóa nữa của người Trung Hoa dịp trung thu được lưu truyền đến nay phải kể đến đèn Khổng Minh. Đèn Khổng Minh thường có kích thức lớn, dán giấy xung quanh và thắp nến ở giữa, sau khi viết ước nguyện lên đèn thì thả lên bầu trời. Trong ánh trăng vàng thì từng ngọn đèn được đồng loạt thả làm sáng rực cả một vùng trời, từng ngọn đèn tựa như những ngôi sao sáng lấp lánh gửi thời thỉnh cầu của con dân tới các vị thần linh.

Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu.

Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.

3. Lý giải phong tục tết trung thu về tục ngắm trăng

Vào dịp tết trung thu hầu hết người dân Trung Hoa sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng trằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.

Còn ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời.

Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về giai thoại chú Cuội ngồi gốc đa cho con mình nghe.

4. Lý giải phong tục tết trung thu về việc phá cỗ

Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau.

Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cũng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

5. Lý giải phong tục tết trung thu về múa Lân

Tết trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp tết trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.

6. Lý giải phong tục cắt bánh trung thu

Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong châu Á khác. Sau khi đã đi lý giải phong tục tết trung thu chắc hẳn mọi người đã biết được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên.