Thuyết minh về mũ bảo hiểm (20 mẫu)

Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm 1

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả, tấp nập khi phương tiện giao thông  ngày càng cải tiến hiện đại. Nhưng một thực trạng giao thông tai nạn giao thông vẫn là mối đe dọa đến tính mạng của con người. Do đó chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu chiếc mũ được làm bằng da thú rồi đất nước phát triển dần được thay thế bằng kim loại bằng sắt dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Vào khoảng 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau như hình trụ hoặc hình chóp thẳng. Thời trung cổ, mũ được cải tiến hơn được làm bằng chất liệu thép nhẹ, che được cả phần cổ. Ngày nay, mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho người lính, nay nó được làm bằng chất liệu nhự siêu bền có vai trò cần thiết đối với người tham gia giao thông.

Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm đơn giản gồm: lớp vỏ ngoài cùng, lớp vỏ bên trong và quai. Lớp vỏ ngoài cùng được làm bằng nhựa siêu bền và được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, chiếc mũ có kích thước, hình dáng khác nhau, tùy theo từng lứa tuổi mà người ta cho ra đời nhiều loại mũ đa dạng phong phú phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng, lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp, quai mũ có khóa cài chắc chắn để cố định mũ. Ngoài ra nhiều loại mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt ở phía trước, kính có thể gấp lên trên đỉnh mũ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mũ bảo hiểm với nhiều hãng sản xuất khác nhau tạo ta một không gian rộng rãi để khách hàng có thể tha hồ lựa chọn những chiếc mũ mà mình ưa chuộng, để tăng tính thời trang, một số người nhất là lớp trẻ họ thường chọn loại mũ có màu sắc đẹp, sáng, có trang trí nhỏ và không có kính.

Mũ bảo hiểm được sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ngoài công trình, cần phải chú ý sử dụng mũ, đội mũ lên đầu vừa với đầu mình để lớp trong của mũ có thể ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt tránh trường hợp không cài khuy khi đi xe gió sẽ thổi làm mũ bay có thể gây ra tai nạn giao thông. để chắn bụi mưa gió người ta thường kéo kính xuống để bảo vệ mắt và được an toàn khi đi xe. Nếu tham gia giao thông đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hoặc đội mũ không đúng cách thì sẽ vi phạm luật bị cảnh sát giao thông bắt giữ để phạt. Trong tình hình hiện nay, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu nên khi tham gia giao thông cần đội mũ ở mọi nơi mọi lúc.

Có thể nói chiếc mũ bảo hiểm rất gần gũi, quan trọng đối với mỗi người, nó là bia đỡ đạn cho tính mạng của loài người. Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay số vụ tai nạn giao thông đã trở thành một con số lớn không những thiệt hại về của mà còn thiệt hại về người. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tai nạn giao thông và khi đó cần chiếc mũ bảo hiểm nó sẽ làm giảm chấn động do va đập và bảo vệ phần đầu đặc biệt là não. Nó còn dùng để chắn mưa gió, bụi để không cản trở việc an toàn giao thông khi đi trên đường.

Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc  mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.

Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm 2

Có thể nói là hàng chục năm nay, mỗi khi bước ra đường thì hình ảnh những cô gái trong bộ áo dài trắng thướt tha, mái tóc tung bay đùa theo làn gió có thể xem là một hình ảnh đẹp trên đường phố. Cái hình ảnh ấy như đã trở thành một biểu tượng đặc trưng trên đường phố Việt Nam và nó như đã thấm sâu vào tâm hồn người vậy …một vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng …

Thế rồi, cái hình ảnh ấy đã không còn nữa với người dân Việt Nam, bắt đầu từ 15-12-2007, trên tất cả các tuyến đường, khi ai bước ra đường cũng đều thấy những dòng người đầu đội nón bảo hiểm sáng bóng,, đeo kính bảo vệ, một số trên khuôn mặt đã không còn chổ để che nữa …Và hiển nhiên, cái hình ảnh mà tôi đã nói ở trên, dĩ nhiên không còn nữa.! thay vào đó tuy cũng là những bộ áo dài cũng tuyệt đẹp, cũng thướt tha, cũng dịu dàng lắm…nhưng phía trên đầu thì là một chiếc mũ bảo hiểm to tướng, tròn quay,và sáng bóng lòa cả mắt., có lẽ đó sẽ là một hình ảnh lạ,( lạ như gặp người ngoài hành tinh vậy ), trông cũng hơi tức cười, hơi dị hợm,  nhưng đẹp làm sao…!

Thiết kế của nón bảo hiểm giúp bảo vệ đầu của chúng ta tránh những chấn động. Hình dáng và cấu trúc nón bảo hiểm được chế tạo phù hợp với mục đích này. Nón an toàn có thể giúp chúng ta bảo vệ một cách cao độ.

Sản phẩm được phát triển theo tiêu chí rất quan trọng đó là người sử dụng phải hết sức thoải mái, theo như vấn đề mấu chốt cho việc hình thành một sản phẩm luôn được người sử dụng quan tâm. Những sản phẩm mới đảm bảo một sự vừa vặn hoàn hảo có thể đáp ứng được việc giới thiệu ra thị trường và có thể tăng khả năng bảo vệ người sử dụng chiếc nón bảo hiểm. Dưới đây là một số công đoạn trong quy trình hình thành một chiếc nón bảo hiểm.

A: CÔNG ĐOẠN THIẾT KẾ

Trong suốt công đoạn này, thiết kế của nón được phát họa những yếu tố cần thiết, dễ sử dụng, và có cả hình dáng thật bắt mắt. Mọi việc không chỉ nhìn ở khía cạnh kỹ thuật, mà còn sự phối hợp tài tình trong cấu trúc chiếc nón bảo hiểm của một nhà sản xuất nón bảo hiểm hàng đầu trên thế giới. Nói chung, mọi thành công của sản phẩm tùy thuộc vào sự tận tâm và chuyên nghiệp của những nhà thiết kế.

B: PHÒNG THỬ KHÍ ĐỘNG HỌC – HẦM GIÓ

Trong khi chạy xe, đầu của người lái được bảo vệ bởi nón bảo hiểm và như vậy chiếc nón cũng đạt một tốc độ tương đương với tốc độ của chiếc xe máy, ví dụ: ở tốc độ từ 20 đến hơn 100km/h sẽ có một dòng khí lớn lướt qua nón bảo hiểm của người lái xe nhưng hoàn toàn không thể nhìn thấy được. Những nhà sản xuất nào sở hữu Hầm gió sẽ rất thuận tiện cho việc thí nghiệm tạo ra những luồn gió nhân tạo. Kết quả của những thí nghiệm trên được lưu lại.

C: THỰC HIỆN VIỆC THỬ NGHIỆM THỰC TẾ

Bất kỳ sản phẩm mới nào đã xuất sắc vượt qua 2 điều kiện quan trọng là Thiết kế kiểu dáng và Thử nghiệm trong Hầm gió đều phải tiếp tục thử nghiệm thực tế trên đường chạy. Thử nghiệm này kiểm nghiệm được những yếu tố ưu điểm có thực tế đạt yêu cầu hay không. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và giá trị được xác định của sản phẩm, nhà sản xuất sẽ chọn điều kiện thử nghiệm thực tế khác nhau. Với lý do này, việc chạy thử không chỉ được thực hiện trên đường bình thường mà còn được thử nghiệm trên cả đường đua cho một vài loại sản phẩm đặc biệt.

D. HẤP THU LỰC VA ĐẬP,  

Phương phám thử nghiệm: 4 điểm va đập do việc thả rơi chiếc nón bảo hiểm từ một độ cao xuống một cái đe thép. Có 2 điểm rơi xuống một chiếc đe phẳng từ độ cao 306cm đầu tiên sau đó là 225 cm. Như vậy với một thí nghiệm tương tự nhưng chiếc đe có hình cầu. Và thí nghiệm khác với vật tiếp xúc va đập có hình dáng nhọn.

Lực va đập trong thí nghiệm này tương tự như khi người đội mũ bảo hiểm bị ngã xuống với trọng lượng của đầu là 5kg.

4 điểm va đập do việc thả rơi chiếc nón bảo hiểm từ một độ cao xuống một cái đe thép. Có 2 điểm rơi xuống một chiếc đe phẳng từ độ cao 183cm. Như vậy với một thí nghiệm tương tự nhưng chiếc đe có hình cầu đầu tiên sau đó là 138 cm.

Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuốc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?

1. Nón bảo hiểm đã bị va đâp và chịu lực va đập lớn do tai nạn.

2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.

3. Những tấm đệp lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.

4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.

5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng.

Số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông tại Việt Nam hàng năm lên tới hơn 12.000 người. Ngoài những trường hợp tử vong, hàng ngàn người còn bị chấn thương vùng đầu và gặp di chứng ở não do không đội MBH. Chỉ tính riêng năm 2005, hàng tháng có khoảng 500 thanh thiếu niên chết vì TNGT đường bộ.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  3

Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu chiếc mũ được làm bằng da thú rồi đất nước phát triển dần được thay thế bằng kim loại bằng sắt dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Vào khoảng 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau như hình trụ hoặc hình chóp thẳng.

Thời trung cổ, mũ được cải tiến hơn được làm bằng chất liệu thép nhẹ, che được cả phần cổ. Ngày nay, mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho người lính, nay nó được làm bằng chất liệu nhự siêu bền có vai trò cần thiết đối với người tham gia giao thông.

Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ. Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh.

Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ. Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da.

Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.

Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như “nồi cơm điện” úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu.

Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.

Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Mũ bảo hiểm được sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ngoài công trình, cần phải chú ý sử dụng mũ, đội mũ lên đầu vừa với đầu mình để lớp trong của mũ có thể ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt tránh trường hợp không cài khuy khi đi xe gió sẽ thổi làm mũ bay có thể gây ra tai nạn giao thông.

Để chắn bụi mưa gió người ta thường kéo kính xuống để bảo vệ mắt và được an toàn khi đi xe. Nếu tham gia giao thông đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hoặc đội mũ không đúng cách thì sẽ vi phạm luật bị cảnh sát giao thông bắt giữ để phạt. Trong tình hình hiện nay, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu nên khi tham gia giao thông cần đội mũ ở mọi nơi mọi lúc.

Có thể nói chiếc mũ bảo hiểm rất gần gũi, quan trọng đối với mỗi người, nó là bia đỡ đạn cho tính mạng của loài người. Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay số vụ tai nạn giao thông đã trở thành một con số lớn không những thiệt hại về của mà còn thiệt hại về người.

Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tai nạn giao thông và khi đó cần chiếc mũ bảo hiểm nó sẽ làm giảm chấn động do va đập và bảo vệ phần đầu đặc biệt là não. Nó còn dùng để chắn mưa gió, bụi để không cản trở việc an toàn giao thông khi đi trên đường.

Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.

 Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  4

Trong cuộc sống, hình ảnh người tham gia giao thông với chiếc mũ bảo hiểm không còn quá xa lạ với chúng ta. Đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nội quy bắt buộc mà nhà nước chính quyền ban hành trong điều luật giao thông. Vì vậy chiếc mũ bảo hiểm có một vai trò khá quan trọng đối với mỗi người cùng với những lợi ích to lớn của nó.

Về cấu tạo thì mũ bảo hiểm là loại mũ đặc biệt dùng bảo vệ đầu của con người khi bị tai nạn giao thông hay bị va chạm quá mạnh. Mũ bảo hiểm thường cấu tạo bằng ba phần: vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo (quai mũ, kính chắn gió...). Phần vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh, có độ bền cao. Vỏ mũ được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ không phải kim loại.

Phần vỏ này thường được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Lớp lót bên trong mũ được bằng loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao giúp mũ không bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Bên trong mũ được thiết kế những khe thông gió.

Những lỗ thông gió này được thiết kế rất khoa học giúp người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm một cách thoải mái và thông thoáng hơn, không tạo cảm giác ngứa ngáy cho da đầu. Phía trước mũ có mui chắn giúp cản trở bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt người đội mũ có thể quan sát hình ảnh một cách sắc nét.

Ở dưới nón chính là quai nón, có tác dụng giữ cho nón chắc và chặt vào đầu người khi tham gia an toàn giao thông kể cả khi người sử dụng có bị té ngã hay chịu một lực tác động khác cực mạnh thì nó vẫn sẽ giữ chặt vào đầu người. Dây có thể là loại dây dù, vừa rẻ vừa bền, cũng có thể là loại dây da cao cấp hơn.

Cách sử dụng mũ bảo hiểm rất đơn giản vì người ta chia sợi dây thành 2 phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc. Một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây có thể di động được để phù hợp với vị trí cằm. Trên sợ dây đó còn có một khớp nới để người dùng điều chỉnh tùy ý, giúp nón giữ chặt với đầu và phù hợp với người sử dụng.

Có rất nhiều loại mũ nên cũng có đa dạng những hình dạng. Tuy nhiên có lẽ phổ biến nhất là 2 loại mũ : nón nửa đầu và nón trùm hết đầu. Nón trùm hết đầu khá cồng kềnh nhưng ngược lại độ an toàn thì rất yên tâm. Nó bao quanh đầu, có mặt kính an toàn ở tầm mắt nhìn, có khả năng chống bụi, giúp không cho tác nhân bên ngoài bay vào làm tổn hại mắt người nhìn.

Loại mũ này không được phổ biến cho lắm, thường dùng cho dân đi phượt, cảnh sát,... Ở loại thứ hai là mũ nửa đầu, được dùng khổ biến và dường như là hầu hết. Đúng như cái tên, loại mũ này bảo vệ phần nửa đầu trên của bạn, không có kính nhưng rất nhỏ gọn, và dễ sử dụng.

Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiểm khá phát triển. Ngày nay đời sống nâng cao, nhà sản xuất cũng cho ra rất nhiều các kiểu mũ khác nhau với nhiều những hình ảnh kiểu dáng thẩm mỹ, bắt mắt người mua: chú thỏ, con ếch, superman.

Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ không được nghiêm túc, hàng nhái, hàng giả. Đó là chính là một mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay rằng: “phải chọn những mũ bảo hiểm như thế nào ?”. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra.

Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất... Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc. Một điều lưu ý nữa, khi mua mũ ta nên chọn những mũ vừa vặn với đầu mình, không nên quá rộng hay quá chật dù có đẹp đến mấy.

Để có thể bảo quản và sử dụng chiếc mũ một cách lâu bền nhất mỗi người cần có những lưu ý cẩn thận. Tránh để mũ ra nơi ẩm ướt rất dễ mốc vải trong lòng mũ và khiến mũ hôi, bẩn. Không nên đội chung mũ với người khác, điều này rất không tốt cho da đầu ta.

Nếu có thời gian rảnh rỗi thì hãy thường xuyên mang mũ ra khử trùng, vệ sinh để đảm bảo cho mũ sạch sẽ cũng như tốt cho da đầu mình mỗi khi sử dụng. Bạn cũng nên thay, mua mũ mới khi chiếc mũ bảo hiểm yêu quý có những dấu hiệu đã cũ ( nứt, bạc màu, đứt quai đeo, đã bị va đập mạnh...) hay đã sử dụng trên 5 năm.

Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn, tuy nhiên điều đó cũng phụ thuộc vào sự chọn lựa trong quá trình mua mũ của mỗi người. Hãy trân trọng, và thường xuyên cất giữ cũng như sử dụng để đảm bảo tính mạng cho mình khi tham gia giao thông.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  5

Chỉ cần bước chân ra đường là chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những chiếc mũ bảo hiểm song hành cùng với những người tham gia giao thông bằng xe máy, xe mô tô. Trong Luật Giao thông mà Nhà nước ta đã ban hành cũng có điều luật yêu cầu những người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Không phải vì là luật nên mọi người mới sử dụng mũ bảo hiểm mà vì hầu hết chúng ta đều ý thức được tầm quan trọng của sản phẩm này.

Mũ bảo hiểm là một loại mũ đặc biệt dùng để bảo vệ đầu của con người. Nếu chẳng may trong quá trình tham gia giao thông gặp phải tai nạn thì chiếc mũ sẽ giúp giảm chấn thương cho vùng đầu. Cấu tạo của một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ có 3 phần là vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo như quai mũ, kính chắn gió.

Vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh như nhựa tổng hợp và có độ bền cao. Chúng được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Bên trong lớp vỏ là một lớp lót làm từ loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao. Nhờ vậy mà mũ không bị ảnh hưởng nhiều khi có tác động lực mạnh.

Phần trong của mũ được thiết kế những khe thông gió. Chúng được thiết kế một cách khoa học giúp cho người tham gia giao thông cảm thấy thoải mái khi đội mũ. Phần trước của mũ có mui chắn giúp cản trở bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt khỏi bụi bẩn ngoài đường và vẫn giúp cho người đội có thể quan sát được đường trong quá trình di chuyển.

Phía dưới của mũ bảo hiểm chính là quai mũ giúp cố định mũ trên đầu. Quai mũ có thể điều chỉnh sao cho vừa vặn với đầu của người đội. Khi đội mũ không nên để quai quá rộng nhưng cũng không nên cài quá chặt. Quai mũ thường được làm bằng dây dù vừa rẻ lại vừa bên. Một số loại mũ sử dụng dây da cao cấp hơn.

Phần quai mũ được chia ra làm 2 phần có thể gắn vào hoặc tháo ra nhờ một cái nắp cài giống như nắp cặp của học sinh. Có một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây có thể di động được sao cho vừa vặn với phần cằm. Bên cạnh đó, trên sợi dây cũng có một khớp nới để người sử dụng tùy chỉnh sao cho sợi dây sau khi cài ôm vừa vặn lấy đầu. Khi đội mũ, chỉ cần đặt mũ lên đầu rồi cài quai lại là xong.

Hiện nay có nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau chính vì vậy mà hình dáng mũ cũng đa dạng. Phổ biến nhất vẫn là 2 loại mũ nửa đầu và mũ trùm kín đầu. Mũ trùm kín đầu to và nặng nhưng độ an toàn và khả năng bảo vệ đầu cao hơn vì vậy thường được sử dụng khi người tham gia giao thông di chuyển quãng đường dài.

Mũ bảo hiểm nửa đầu thì nhẹ hơn, tiện hơn, khi đội cũng không bị bí nhưng mức độ an toàn không được cao như mũ đội cả đầu nên thường được dùng khi người tham gia giao thông di chuyển quãng đường ngắn. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn thiết kế riêng mũ bảo hiểm cho cảnh sát, cho dân đi phượt.

Tỉ lệ người dân tham gia giao thông bằng xe máy ở Việt Nam là khá cao, chính vì vậy mà thị trường bán mũ bảo hiểm ở Việt Nam cũng khá phát triển. Nhà sản xuất thì ngày càng tinh tế hơn, nhạy bén hơn khi sản xuất ra rất nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau với mẫu mã đa dạng, bắt mắt. Có những chiếc mũ mang hình dáng rất đáng yêu như superman, con ếch, con thỏ,…

Mặc dù mũ bảo hiểm là một vật dụng dùng để bảo vệ đầu nhưng không phải chiếc mũ nào cũng như vậy. Hiện nay mũ bảo hiểm bị làm giả, làm nhái rất nhiều và lại được bán với giá rất rẻ. Chính vì vậy mà nhiều người vẫn mua để sử dụng. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là làm thế nào để chọn mua được mũ bảo hiểm chính hãng?

Khi chọn mua mũ bảo hiểm bạn cần kiểm tra tem chống hàng giả dán trên mũ. Nếu mũ nhập khẩu còn có thêm tem kiểm tra. Ngoài ra, trên mũ cũng có những thông số về kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất. Mũ bảo hiểm chính hãng còn có giấy bảo hành của nhà sản xuất. Điều quan trọng khi đi mua mũ là bạn phải chọn mũ vừa vặn với đầu của mình.

Muốn bảo quản chiếc mũ bảo hiểm thì bạn cần nhớ là phải tránh không để phần bên trong của mũ bị ẩm ướt. Mũ của ai thì người đó sử dụng, đội chung mũ sẽ khiến da đầu bị ảnh hưởng. Thỉnh thoảng nên mang mũ đi khử trùng, vệ sinh để cho mũ được sạch sẽ và không làm hôi đầu mỗi lần đội. Nếu trong quá trình sử dụng mũ bảo hiểm nếu thấy mũ có dấu hiệu bị cũ, hư hỏng thì cần thay ngay hoặc nếu đã dùng trên 5 năm thì cũng nên thay mới.

Mũ bảo hiểm giống như một thiên thần hộ mệnh giúp cho con người được bảo vệ. Chính vì vậy, con người nhất thiết phải đội những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng khi đi ra ngoài, đồng thời cần bảo quản chiếc mũ bảo hiểm cẩn thận.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  6

Những người tham gia giao thông đi xe gắn máy luôn luôn là một trong những đối tượng phải bắt buộc đội mũ bảo hiểu. Mũ bảo hiểm ra đời như để bảo vệ người tham gia giao thông. Theo thống kê thì số người tham gia giao thông bị tai nạn thì việc thương tích ở đầu là rất lớn. Có lẽ chính bởi thế mà để đề phòng những tình huống xấu nhất về tai nạn thì chiếc mũ bảo hiểm thực sự là một sự lựa chọn cần thiết nhất.

Hiện nay, ta như biết được rằng mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông xảy ra. Thế rồi chiếc mũ cấu tạo gồm ba lớp. Đối với lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ.

Còn ở lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Chưa hết, đó còn có một lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ bảo hiểm dù có trọng lượng rất nặng.

Mũ còn được cấu tạo bởi bộ phận quan trọng đó chính ở bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt, không bị tuột hay mũ bị xô lệch khi đội. Đặc biệt hơn nữa đó chính là kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người.

Dễ dàng nhận thấy được rằng chính dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, lại cũng rất bền, chắc. Còn đối với hàng cao cấp hơn thì dây được làm bằng da chắc chắn và có tuổi thọ cao. Người thiết kế ra chiếc mũ bảo hiểm cũng đã có cách là gắn chặt với dây đeo đó là một chiếc móc khóa. Chiếc mũ này giúp cố định dây đồng thời cũng như điều chỉnh độ dài của dây.

Trong thị trường hiện nay thì ta như thấy được chính mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ để hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ giúp cho người đội cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Hình dạng của chiếc mũ bảo hiểm hiện nay cũng rất đa dạng. Nhưng chia ra thành hai loại đó chính là mũ nửa đầu và mũ trùm đầu. Thông thường thì mũ trùm đầu có trọng lượng nhẹ hơn và được nhiều người sử dụng hơn. Mũ nửa đầu rất thích hợp dùng cho con trẻ vì trọng lượng nhẹ. Còn với mũ trùm đầu thì nó được coi như “nồi cơm điện” tính an toàn cao nhưng trọng lượng thì hơi nặng.

Hiện nay vấn đề màu sắc của những thiết kế mũ bảo hiểm này cũng được chú trọng hơn. Để phù hợp với từng sở thích của người sử dụng. Và những chiếc mũ bảo hiểm hiện nay không còn đơn điệu mà cũng rất trẻ trung năng động, có thêm rất nhiều chi tiết hoa văn cách điệu cho thật xinh xắn nữa.

Ngoài ra ta như thấy được rằng, để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Hiện nay, ta như đôi khi ta vẫn thấy có những nón có nhiều phụ kiện làm đẹp thái quá. Có rất làm cho người khác như có cảm giác phản khoa học như các phụ nữ thường gắn thêm miếng vải che nắng hoặc do thói quen đội nón vải mà nhiều người đã gắn thêm miếng lưỡi trai quá dài.

Tuy nhiên ta như thấy được cũng chính điều đáng nói là tất cả nón này đều không được các nhà sản xuất lớn, nổi tiếng có uy tín sản xuất ra và đây chỉ là những xưởng thủ công nhỏ lẻ tự phát mà thôi.

Việc đội mũ bảo hiểm được xem chính là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Đội mũ bảo hiểm cũng chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình, bảo vệ chính tính mạng của mình chứ không phải ai hết. Cho nên chúng ta hãy chấp hành đội mũ bảo hiểm bạn nhé!

Hiện nay, ta như cũng đã biết được rằng những chiếc mũ bảo hiểm có quá nhiều giá, nhiều loại và nhiều chất lượng khác nhau. Cho nên việc mua hàng cũng rất cần tỉnh táo để có thể tránh được việc mua phải hàng nhái với số tiền lớn. Bạn cũng nên nhớ rằng mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam).

Còn đối với mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Khi người tiêu dùng đi mua thì cũng nên xem các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng đặc biệt hơn đó cũng chính là những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.

Khi bạn sử dụng mũ bảo hiểm thì bạn cũng nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng để đúng như theo lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu. Mũ bảo hiểm thực sự là người bạn thân thiết cho những ai tham gia giao thông để có thể bảo về chính tính mạng của chúng ta.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  7

"An toàn là bạn, tai nạn là thù”. Đã bao giờ bạn tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm? Hay đã bao giờ bạn đội lên mình chiếc mũ bảo hiểm đơn giản chỉ để đối phó với các chú công an? Đã bao giờ bạn thắc mắc về cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm hay cùng gia đình mình tìm và chọn một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng chưa?

Mũ bảo hiểm là một vật dụng cần thiết và đồng hành cùng con người trên mỗi tuyến đường, nó có vai trò rất quan trọng đối với con người, cần được tìm hiểu và sử dụng đúng cách để phát huy tác dụng cao nhất cho người tham gia giao thông.

Mũ bảo hiểm được ra đời nhằm thực hiện nghĩa vụ cao cả là bảo vệ phần đầu của người sử dụng khi xảy ra tai nạn, va đập trên đường. Người ta thường ví chúng như những nồi cơm điện bởi sự cần thiết của nó. Tại đất nước ta, luật đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô khi tham gia giao thông được quy định từ năm 2007 và đã bắt đầu áp dụng. Mũ bảo hiểm có cấu tạo gồm ba bộ phận chính là vỏ nón, đệm bảo vệ và quai đeo.

Vỏ ngoài của nón được sản xuất bằng nhựa nguyên sinh hoặc các sợi cacbon có độ cứng cao, siêu bền với lớp nhựa dày. Khi cầm rất chắc tay, bề mặt mũ láng mịn. Được sản xuất bằng hạt nhựa nguyên sinh cao cấp nên rất dễ tạo hình nón. Vỏ nón cũng được trang trí bởi nhiều chi tiết màu sắc khác nhau phù hợp với thị hiếu và nhu cầu sử dụng theo từng độ tuổi.

Lớp đệm bảo vệ làm bằng lõi xốp thường là nhựa EPS, bộ phận này rất quan trọng để bảo vệ não khi xảy ra va chạm, độ dày được thiết kế phù hợp, lõi xốp được lắp cố định vào vỏ nón khó tách rời, ôm vừa sát đầu người sử dụng nhằm bảo vệ an toàn. Lớp đệm lót làm bằng vải mềm tạo cảm giác êm ái và dễ chịu khi đội mũ.

Quai cài thường được sản xuất từ sợi tổng hợp chất lượng cao, có miếng giữ cằm để cố định mũ, độ dài quai đeo linh hoạt, phần khóa quai chắc chắn, ăn khớp giúp dễ dàng thao tác. Ngoài ra một số loại mũ còn có thêm kính chắn gió, đệm lót cổ,....

Mũ bảo hiểm được phân thành các loại cơ bản gồm mũ trùm kín đầu, 3/4 đầu và nửa đầu. Mũ bảo hiểm trùm kín đầu là loại mũ an toàn nhất, nó ôm trọn phần đầu, phần mặt và phần hộp sọ người sử dụng. Loại mũ này có khe hở ở vành đai và lỗ thông khí bên trong. Nó bảo vệ tối đa người lái nhưng thường nặng và khá cồng kềnh, rất thích hợp cho những chuyến đi xa trên đường quốc lộ đặc biệt là các phượt thủ.

Mũ 3/4 đầu dạng to, tròn, phủ kín phần sau sọ não nhưng thiếu thành chắn cằm và kính che mắt. Nên bụi, gió, mưa và vật nhỏ có thể bay vào mắt, loại này thích hợp để đi làm hàng ngày. Loại mũ nửa đầu không có các bộ phận ốp vào tai, không có kính lá chắn và ngắn ở phần sau đầu. Thích hợp khi di chuyển ở quãng đường ngắn. Khi sử dụng hai loại này cần trang bị thêm kính để bảo vệ mắt, ưu điểm của chúng là khá nhỏ gọn, sử dụng thuận tiện dễ dàng bỏ vừa cốp xe và hợp thời trang nên rất được ưa chuộng.

Mũ bảo hiểm rất hữu ích với chúng ta, bạn hãy thử tưởng tượng xem mình ra ra sao nếu đầu va đập trực tiếp vào nền bê tông. Đội mũ sẽ làm giảm va đập và chấn thương sọ não, giảm thiểu nguy cơ gây tử vong. Đặc biệt, cần sử dụng đúng cách, không nên dùng đối phó hay thiếu hiểu biết, không nên đội mũ mà không cài quai vì như vậy khi gặp tai nạn, mũ văng ra sẽ gây ra gây nguy hiểm cho người đi đường.

Khi đội mũ lên đầu cần kiểm tra xem quai mũ có vừa vặn không, không nên đội mũ quá lỏng hoặc quá chật. Hiện nay, mũ bảo hiểm trôi nổi, hàng giả hàng nhái rất nhiều, những chiếc mũ đó giá dao động chỉ từ bốn mươi đến năm mươi ngàn đồng xuất hiện hàng loạt. Mũ kém chất lượng kèm theo là những hệ quả khó lường, sản xuất bằng nhựa pha, nhựa tái chế nên mỏng, dòn, dễ vỡ khi va đập, gây nguy hiểm.

Vì vậy nên chọn lựa cho mình một chiếc mũ đảm bảo chất lượng, khi mua nên kiểm tra mũ cẩn thận, mũ đạt chất lượng là mũ có dấu CR, tên cơ sở sản xuất hoặc địa chỉ nhập khẩu, có giấy bảo hành chính hãng. Không nên vì lợi ích trước mắt, tiết kiệm vài nghìn đồng mà tự gây nguy hiểm cho bản thân.

Hãy là người lựa chọn thông minh để giữ an toàn trên mỗi hành trình. Bên cạnh đó, cũng nên vệ sinh chiếc mũ xinh xắn của mình đúng cách nhé, cần vệ sinh lớp trong một đế hai tuần một lần, tránh để mũ va đập nhiều sẽ làm chất lượng mũ giảm xuống. Với lớp lót trong bạn nên giặt bằng dầu gội đầu, phơi khô để sử dụng tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi đội mũ. Đối với những chiếc mũ đã sử dụng quá lâu, nên thay mới để đảm bảo an toàn các bạn nhé.

Thiết nghĩ, xã hội ngày càng phát triển, nhiều người lại vì lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng kiếm lợi trên mạng sống của con người. Vì vậy, cần xử lí nghiêm những sai phạm của các nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận. Đồng thời phải ý thức được tầm quan trọng của nó, nhiều bạn vẫn sợ tóc rối, sự xấu, sợ mất thời trang mà không đội mũ, đó là một sai lầm lớn.

Mỗi chúng ta phải ý thức hơn trong việc sử dụng chiếc mũ thân yêu này, đó chính là người dũng sĩ bảo vệ chúng ta và mọi người tham gia giao thông. Vì một xã hội tốt đẹp hơn nhé!

“Trên các tuyến đường xa gần bất kể

Dẫu ngày hay đêm ta đừng quên nhé

Đội mũ bảo hiểm bảo vệ chính ta

Cùng toàn xã hội giảm dần tai nạn.”

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  8

Đi kèm với sự phát triển không ngừng của xã hội là sự xuất hiện của những vấn nạn nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến con người. Một trong những vấn nạn đó phải kể đến là vấn nạn giao thông. Vậy, làm sao để bảo vệ bản thân và người khác khỏi những mối đe dọa tốc độ? Đó là phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”. Vì vậy, nón bảo hiểm nghiễm nhiên trở thành bạn đồng hành không thể thiếu đối với mọi người khi tham gia giao thông.

Nón bảo hiểm có cấu tạo như thế nào? Đó là một loại nón có cấu tạo gồm ba lớp rất chắc chắn. Lớp thứ nhất là lớp chúng ta có thể nhìn thấy ngay bên ngoài – lớp vỏ. Đại đa số lớp vỏ của nón bảo hiểm được làm bằng chất liệu nhựa rất cứng, trên bề mặt của lớp vỏ được phủ sơn với nhiều màu sắc khác nhau và in logo của nhà sản xuất.

Một số nón bảo hiểm chuyên dùng cho trẻ em còn in những hình ảnh khá cầu kì, tạo sự thích thú cho những “khách hàng nhí”. Ngoài ra còn có những dòng nón bảo hiểm cao cấp sử dụng hợp kim nhôm hoặc hợp kim cacbon làm lớp vỏ bên ngoài để làm giảm trọng lượng của nón, tạo sự thoải mái mà vẫn đảm bảo chức năng giữ an toàn cho người đội. Lớp thứ hai là lớp quan trọng nhất – lớp mút xốp dày giữ vai trò giảm chấn động cho đầu khi gặp phải những va chạm mạnh bất thình lình.

Lớp thứ ba – lớp trong cùng – là lớp tiếp xúc với phần đầu của chúng ta. Vì tiếp xúc với phần đầu con người nên nó phải là một lớp lưới hoặc mút mỏng, thông thoáng, tạo cảm giác êm ái cho người dùng. Bên dưới nón là bộ phận dây gài giúp giữ chặt nón vào đầu. Bộ phận dây gài cũng gồm hai phần, một phần gắn chặt với nón được thiết kế khá chu đáo, có thể điều chỉnh độ dài ngắn của quai nón phù hợp với kích cỡ đầu của từng người, một phần là móc khóa không cố định, có thể dễ dàng gắn vào khi cần và mở ra khi không sử dụng.

Nón bảo hiểm có bao nhiêu loại? Dựa vào hình dáng bên ngoài ta có thể chia nón bảo hiểm thành hai loại: loại bảo hộ toàn bộ phần đầu và loại bảo hộ nửa đầu. Loại bảo hộ nửa đầu ngày nay được người sử dụng ưa chuộng hơn vì độ gọn, nhẹ và tiện ích của chúng.

Tuy nhiên, so với loại bảo hộ toàn phần đầu thì nón bảo hiểm nửa đầu có mức độ bảo vệ thấp hơn. Các nhà sản xuất có uy tín cũng tập trung chú ý sản xuất các mặt hàng mũ bảo hiểm toàn phần đầu nhiều hơn. Mũ bảo hiểm toàn phần đầu có thêm tấm kính trong suốt phía trước giúp ngăn chặn bụi bẩn, giảm áp lực của gió tạt vào mặt người dùng khi tham gia giao thông.

Một chiếc nón bảo hiểm đảm bảo chất lượng có giá từ vài trăm trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, một số nhà sản xuất chỉ chú trọng vào mục đích, không quan tâm đến tính mạng con người đã tung ra thị trường những loại mũ bảo hiểm kém chất lượng với giá rất rẻ đánh vào tâm lý người dùng Việt Nam. Đây là một hành động phi nhân đạo, cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng. Mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ bản thân, đừng vì giá rẻ, lợi ích trước mắt mà lựa chọn những mặt hàng mũ bảo hiểm kém chất lượng.

Đúng như tên gọi của nó, nón bảo hiểm có chức năng bảo vệ phần đầu – bộ phận rất quan trọng trên cơ thể người khỏi những tác nhân gây nguy hiểm. Khi tham gia giao thông, đôi khi con người sẽ không thể kiểm soát tay lái hoặc vô tình bị – gây – tai – nạn, vì vậy cần phải đội nón bảo hiểm để hạn chế những va đập mạnh ảnh hưởng đến vùng đầu, vùng cổ.

Chúng ta phải lựa chọn và sử dụng nón bảo hiểm như thế nào để phát huy tối đa tác dụng bảo vệ? Trước hết, trong việc lựa chọn, người dùng cần sáng suốt, xứng đáng là một người tiêu dùng thông minh khi chọn mua những sản phẩm mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng.

Vậy, thế nào là một nón bảo hiểm chất lượng? Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu phải có tem kiểm tra,…Trên mũ bảo hiểm phải có đầy đủ những thông tin như: kích thước nón, ngày sản xuất, cơ sở sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất,…

Khi mua nón bảo hiểm chất lượng người dùng sẽ được nhận giấy bảo hành của cơ sở sản xuất để được hỗ trợ khi có vấn đề trục trặc trong quá trình sử dụng sản phẩm nón bảo hiểm đó. Thứ hai, người tiêu dùng cần chọn những nón bảo hiểm vừa vặn với kích cỡ phần đầu của mình, không chọn mua những sản phẩm quá rộng hoặc quá chật dù nó có đẹp hơn, bắt mắt hơn.

Vậy, thế nào là vừa? Bạn hãy thử đội nón bảo hiểm vào đầu, cài quai vào, lắc đầu sang trái, sang phải xem nón có ôm trọn phần đầu của mình hay không. Nón vừa ôm trọn phần đầu, tạo cảm giác thoải mái khi đội. Nếu nón bị xê dịch nghĩa là nó rộng so với đầu của bạn, nếu đội vào không cảm thấy thoải mái nghĩa là nó hơi hẹp so với đầu của bạn, cả hai trường hợp đó đều không nên chọn mua.

Thứ ba, trong quá trình sử dụng, người dùng cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nón để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nón đã bị va chạm mạnh không nên tiếp tục sử dụng. Những chiếc nón có bộ phận dây gài nón bị hư, lớp mút bên trong đã không còn đàn hồi tốt cũng không nên “tận dụng xài tạm”, đối phó…

Hàng ngày, sau khi đội, bạn nên để nón ở những nơi thoáng mát hoặc đem phơi nắng để hong khô, giết chết vi khuẩn gây các bệnh nấm da đầu,…Các nhà sản xuất khuyên rằng: Khi sử dụng được năm năm

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  9

Ngày nay việc bắt gặp hình ảnh người tham gia giao thông điều khiển xe máy mang mũ bảo hiểm là một điều hiển nhiên trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Thế nhưng để có được hình ảnh đó thì đã tốn không ít công sức của các cấp chính quyền. Trải qua những cuộc vận động, những chiến dịch tuyên truyền và một khoảng thời gian để người dân thích nghi cuối cùng đã có được kết quả như ngày nay.

Thế nón bảo hiểm là gì và tại sao lại cần thiết đến nỗi mất đến cả một khoảng thời gian dài để người dân thích nghi với nó?Năm 2007, bộ giao thông vận tải áp dụng quy định con người phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe mô tô, xe gắn máy vào thực tế. Mũ bảo hiểm được biết đến với công dụng là bảo vệ đầu của người sử dụng khi bị tai nạn giao thông. Một chiếc mũ bảo hiểm bao gồm có ba lớp. Lớp đầu tiên ở phần bên ngoài chính là lớp vỏ cứng.

Lớp này được làm từ nhựa đặc biệt, hoặc người ta có thể sử dụng sợi carbon siêu nhẹ với những chiếc mũ cao cấp hơn. Lớp thứ hai chính là lớp chính giữa. Mang một chức năng chính để làm nên chiếc mũ bảo hiểm chính là giảm lực chấn động lên đầu khi có tác động mạnh từ bên ngoài. Phần này thường được làm từ những miếng xốp dày vì xốp là vật liệu có khả năng giảm lực va đập và có trọng lượng nhẹ.

Lớp lót trong cùng được làm bằng chất liệu mềm và thoáng khí. Điều này sẽ giúp cho người đội có cảm giác êm và thoáng khí hơn khi đội mũ.Một điều không thể thiếu cho người đội mũ đó chính là phần dây quai nón bảo hiểm. Phần này có vai trò rất quan trọng chính là giữ nón cố định với đầu của người sử dụng.

Bất kể là trường hợp người dùng bị té, hay có những tác động khác thì chiếc mũ vẫn cố định ở trên đầu và bảo vệ đầu của người sử dụng. Phần quai mũ được làm từ chất liệu là sợi dây dù vừa chắc, bền lại còn có giá thành vừa phải. Còn đối với những chiếc mũ cao cấp hơn sẽ có phần quai được làm bằng da. Để thuận lợi cho người sử dụng khi đội nón và cởi nón, dây quai nón sẽ được chia làm hai phần. Hai đầu này được gắn lại với nhau bằng một chiếc khóa nhựa chắc chắn.

Bên trên sợi dây còn được gắn thêm một miếng cao su để tránh cọ xát vào phần cằm hay cổ người dùng gây khó chịu. Miếng cao su này còn có tác dụng giúp cho mũ bảo hiểm được giữ một cách cố định hơn.Vì mỗi người sẽ có một kích cỡ đầu khác nhau nên phần quai cũng được thiết kế thêm một khớp để nới dây dài, ngắn tùy mỗi người. Ở một số loại mũ bảo hiểm còn được thiết kế thêm những lỗ thoáng khí để khi di chuyển sẽ làm không khí bên trong mũ thông thoáng, tránh cảm giác nóng bức cho người dùng.

Đối với Việt Nam, một nước nhiệt đới có khí hậu nóng quanh năm thì việc sử dụng những loại mũ bảo hiểm có lỗ thông gió hết sức thông dụng. Với khí hậu nóng cùng những đợt nắng nóng nên nón bảo hiểm còn có tên gọi vui là “nồi cơm điện”. Bởi vì thế những chiếc lỗ thông gió này chính là vị cứu tinh vào mùa hè nóng nực bức bối ở nước ta. Ngoài ra còn có nút bịt những lỗ thông gió này vào mùa mưa.

Có hai loại nón thông thường được nhiều người sử dụng là nón nửa đầu và nón trùm đầu. Nón nửa đầu có ưu điểm là có giá thành rẻ và trọng lượng nhẹ hơn so với nón trùm đầu. Vì thế nó được người dùng ưa chuộng và phổ biến hơn nhiều. Tuy nhiên nói về độ an toàn thì nón bảo hiểm trùm đầu vẫn có sự bảo vệ toàn diện hơn so với nón nửa đầu.

Mỗi chiếc mũ đều có ưu điểm riêng nên vẫn có người lựa chọn kiểu này và kiểu kia tùy theo sở thích của mình. Với xu hướng đa phong cách hiện nay thì mũ bảo hiểm không chỉ là một món đồ bảo vệ cơ thể mà nó còn thể hiện được phong cách của người dùng.

Bởi vì lẽ này nên thị trường mũ bảo hiểm ngày nay rất đa dạng từ kiểu dáng cho tới màu sắc. Đối với lứa tuổi trưởng thành thì thường sẽ có những màu sắc nhã nhặn và lịch sự. Còn với những em nhỏ thường là những chiếc mũ bảo hiểm có màu sắc bắt mắt, tạo hình sinh động cho các em thích thú và tập thói quen đội mũ bảo hiểm.

Mũ bảo hiểm còn được tăng thêm tiện ích cho người dùng khi đi ngoài nắng đó là phần lưỡi trai hay kính che bụi.Chúng ta nên trang bị cho mình kiến thức để bảo quản nón bảo hiểm một cách tốt nhất. Đầu tiên bạn nên tránh để cho mũ va đập quá nhiều vì sẽ khiến chất lượng sản phẩm giảm đi.

Có thói quen thường xuyên vệ sinh miếng lót bên trong để tránh tình trạng ẩm mốc vì mồ hôi. Đặc biệt bạn nên tránh việc đội chung mũ bảo hiểm với người khác vì có những bệnh về da đầu và vấn đề vệ sinh không hề an toàn. Không nên sử dụng những chất tẩy rửa mạnh để lau chùi mũ vì rất dễ làm hỏng mũ.

Theo như lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu thì chúng ta nên thay nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng. Mũ bảo hiểm chính là một người bạn luôn đồng hành cùng bạn trên mỗi cung đường đi học và làm việc. Vì vậy ta cần chọn những chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng cho bản thân. Bạn cần tỉnh táo để chọn cho mình chiếc mũ bảo hiểm chất lượng.

Tránh việc chọn phải mũ bảo hiểm đều để rồi tiền mất tật mang. Đối với sản phẩm mũ bảo hiểm trong nước thì sẽ có dấu CS đại diện cho việc phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Còn mũ được nhập khẩu từ nước ngoài dù không có dấu CS nhưng sẽ phải có tem kiểm tra. Bởi vậy người tiêu dùng cần kiểm tra kĩ những thông số trên mũ như địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, cỡ mũ, hướng dẫn sử dụng,…

Những thông tin này phải được in một cách chắc chắn, rõ ràng. Chiếc mũ bảo hiểm gắn liền với sự an toàn của bản thân chúng ta và người thân nên bạn hãy sáng suốt khi lựa chọn nhé.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  10

Có thể nhận thấy được rằng chính trong cuộc sống, hình ảnh người tham gia giao thông với chiếc mũ bảo hiểm không còn quá xa lạ với chúng ta. Việc chúng ta tham gia giao thông thì nên đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nội quy bắt buộc mà nhà nước chính quyền ban hành trong điều luật giao thông. Chính vì điều này mà chiếc mũ bảo hiểm luôn luôn có một vai trò vô cùng quan trọng và nó đem lại rất nhiều lợi ích to lớn.

Nói riêng về mặt cấu tạo thì mũ bảo hiểm là loại mũ đặc biệt dùng bảo vệ đầu của con người khi bị tai nạn giao thông hay bị va chạm quá mạnh. Khi có chiếc mũ bảo hiểm cũng sẽ giúp bạn an toàn hơn khi tham gia giao thông. Mũ bảo hiếm thường cấu tạo bằng ba phần đó chính là phần vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo (quai mũ, kính chắn gió…).

Nói về phần vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh, có độ bền cao. Tiếp theo đó chính là phần mũ được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ nó không phải kim loại. Với phần vỏ này thường được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ bảo hiểm để giúp người đội cũng sẽ cảm nhận thấy được sự thoải mái hơn.

Với lớp lót bên trong mũ được bằng loại xốp cao cấp để có thể nén tỉ trọng cao giúp mũ không bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh từ bên ngoài. Chính từ phần bên trong mũ được thiết kế những khe thông gió để người đội cũng cảm nhận được sự thoải mái hơn. Đối với những lỗ thông gió tưởng chừng như đơn giản như vậy thôi nhưng cũng phải được thiết kế khoa học để người đội có cảm giác thông thoáng, không gây ngứa ngáy da đầu một chút nào.

Ngay ở phần phía dưới nón chính là quai nón, chính điều này cũng sẽ có tác dụng giữ cho nón chắc và giữ chặt vào đầu người khi tham gia an toàn giao thông kể cả khi người sử dụng có bị té ngã hay chịu một lực tác động khác cho dù có mạnh thì vẫn cứ giữ chặt đầu người để giảm thiểu nhất những rủi ro không đáng có va chạm vào đầu. Có thể nói đây chính là một loại dây dù vừa rẻ mà cũng vừa bền. Nhiều chiếc mũ cũng được thiết kế với dây da cao cấp hơn.

Nói về cách sử dụng mũ bảo hiểm rất đơn giản vì người ta chia sợi dây thành 2 phần gắn lại với nhau bằng một chiếc móc khóa nhựa rất chắc. Thêm với đó chính là một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây, sợi dây này hoàn toàn có thể di động được để phù hợp với vị trí cằm. Chúng ta nhận thấy được ở trên sợi dây đó còn có một khớp nới để người dùng điều chỉnh tùy ý, điều này giúp nón giữ chặt với đầu và phù hợp với người sử dụng an toàn hơn rất nhiều.

Hiện trên thị trường thì cũng xuất hiện rất nhiều loại mũ nên cũng có đa dạng những hình dạng. Tuy nhiên có lẽ phổ biến nhất là 2 loại mũ bảo hiểm thông dụng đó chính là phần nón nửa đầu và nón trùm hết đầu. Đặc điểm của chiếc nón trùm hết đầu khá cồng kềnh, thế nhưng ưu điểm của nó lại có độ an toàn vô cùng tốt.

Vì bao bọc quanh đầu nên nó có khả năng chống bụi, có mặt kính khá an toàn phía trước không hại mắt người nhìn. Tuy nhiên, một thực tế đáng nói là chiếc mũ này thì không được sử dụng phổ biến mà chỉ được cảnh sát, dân đi phượt yêu thích. Với loại mũ thứ hai đó là loại mũ nửa đầu được sử dụng phổ biến nhất, tuy là loại mũ không có được độ an toàn cao như mũ trùm đầu nhưng lại tiện dụng cũng như tạo được cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Thực sự thì đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì chúng ta dễ dàng có thể nhận thấy được thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiểm khá phát triển và cũng vô cùng cần thiết đối với con người. Khi đời sống ngày càng một nâng cao, nhà sản xuất cũng vì thế mà cho ra rất nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau vừa đẹp vừa đáp ứng đúng thị hiếu của người dùng.

Song hành cùng với những loại mũ bảo hiểm an toàn thì sẽ vẫn còn tồn tại những loại mũ bảo hiểm giả. Thậm chí những chiếc mũ bảo hiểm này còn gây nguy hại cho người đội vì dễ vỡ, chỉ cần tác động nhẹ là cũng có thể vỡ gây ảnh hưởng đến người đội.

Quý khách hàng lưu ý khi mua nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng. Trường hợp nếu như là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra kỹ lưỡng. Thêm với đó trên mũ thường có những thông số về các loại như kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất…

Khi chúng ta mà mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc thì còn có thể khiếu nại được. Thêm một điều lưu ý nữa, khi mua mũ ta nên chọn những mũ vừa vặn với đầu mình, không nên quá rộng hay quá chật dù có đẹp đến mấy các bạn nhé!

Việc bảo quản và sử dụng chiếc mũ một cách lâu bền nhất mỗi người cần có những lưu ý cẩn thận và khi sử dụng phải để nơi khô ráo và tránh nơi ẩm mốc. Vì khi đó lớp vải trong mũ rất dễ bị ẩm mốc và gây ra một mùi hôi vô cùng khó chịu. Chúng ta không nên đội chung mũ với người khác mà hãy có cho mình một chiếc mũ riêng vừa đảm bảo phù hợp với mình vừa tránh được những mùi hôi, bẩn hay đơn giản không hợp với phong cách của bạn.

Thực sự thì chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, đồng thời chiếc mũ cũng được mệnh danh là một thiên thần hộ mệnh mang đến sự an toàn cho người đội. Chúng ta hãy chọn lựa một chiếc mũ bảo hiểm thật đẹp và thật phù hợp cho riêng mình và để có thể bảo quản được tính mạng của chính mình khi tham gia giao thông.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  11

“Mũ bảo hiểm” viết tắt của là “Mubahi” là “một vật dụng bảo vệ” phần đầu của người tham gia giao thông. Mủ bảo hiểm có cấu tạo đặc biệt theo những quy tắc, tiêu chuẩn riêng. Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa với nghĩa này, ở Việt Nam, người ta gọi bóng gió là nồi cơm điện.

Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết, hay các loại mũ bảo hộ lao động xây dựng, khai mỏ.

Lịch sử hình thành và phát triển của Mũ Bảo Hiểm là gì? Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS,HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng Sợi Carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.

Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này. Lịch sử ghi nhận mũ bảo hiểm (MBH) xuất hiện cùng thời với chiến tranh. Trước những loại vũ khí như dao, kiếm, mác, quân đội của người Assyrat, Ba Tư, đã tìm ra một vật dụng có thể bảo vệ đầu của binh lính: đó là chiếc mũ.

Ban đầu, mũ được làm bằng da rồi dần dần được rèn sắt. Đến thời người Hy Lạp tham chiến, họ chế tạo ra chiếc MBH bằng đồng, có chóp nhọn đặc trưng. Mũ được gia cố chắc chắn thêm như có phần che chắn cho mặt (chỉ để hở một khoảng nhỏ để nhìn và thở), chiều dài mũ cũng được tăng thêm – mũ trùm kín cả đầu.

Lịch sử hình thành và phát triển của Mũ Bảo Hiểm là gì? Người La Mã phát triển hình dạng MBH thêm một bậc nữa, đó là chế tạo mũ cho binh lính riêng và mũ cho các võ sĩ giác đấu riêng. Phần vành mũ được nới rộng có phần lưỡi trai đằng trước để cải thiện tầm nhìn, tránh trường hợp binh sĩ bị lóa sáng.

Vào thế kỉ 16-17, chiếc mũ được làm bằng thép nhẹ như thời trung cổ nhưng vành rộng hơn. Thế kỷ 18-19, tiến bộ trong công nghiệp vũ khí đánh dấu sự thoái trào của kiếm và giáo mác đồng thời các loại súng trường, súng lục lên ngôi. MBH ít được trọng dụng hơn trước, đa phần chỉ được sử dụng bởi kỵ binh. Tuy nhiên đến chiến tranh thế giới thứ nhât, mũ làm từ thép lại được coi là thiết bị bảo vệ cho người lính, chống lại các mảnh kim loại văng ra mỗi khi pháo nổ.

Năm 1914, người Pháp chính thức coi MBH là trang bị tiêu chuẩn của người lính. Lần lượt, Anh, Đức và các nước Châu Âu còn lại cũng theo gương. Ngày nay, MBH dần dần thâm nhập vào đời sống chứ không đơn thuần là trang bị của quân đội. MBH được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như hàng không vũ trụ, quân đội, thể thao. Công nhân và kỹ sư vào phân xưởng lúc nào cũng phải đội mũ. Các vận động viên nhiều môn thể thao như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu dục rất cần MBH để an toàn.

Người tham gia giao thông trên xe máy, xe đạp được khuyến cáo phải đội mũ bảo hiểm. Tại Việt Nam, từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 bắt đầu bắt đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô xe máy trên mọi tuyến đường. Cấu tạo: Lớp vỏ ngoài làm từ nhựa cứng. Trong là đệm bảo vệ được làm bằng xốp,bảo vệ đầu khi va chạm. Quai cài và có miếng giữ cằm để cố định mũ. Kính chắn gió làm từ nhựa trong suốt.

Tác dụng: Giảm va đập và hấp thu chấn động do va đập. Giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não. Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa với nghĩa này, ở Việt Nam, người ta gọi bóng gió là nồi cơm điện.

Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm  12

Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa… (với nghĩa này, ở Việt Nam, người ta gọi bóng gió là "nồi cơm điện"). Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết…) hay các loại mũ bảo hộ lao động (xây dựng, khai mỏ…)

Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được thay thế bằng Sợi Carbon vì độ bền cao và nhẹ hơn nhựa. Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này. Tại Việt Nam, từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 bắt đầu bắt đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô xe máy trên mọi tuyến đường.

Cấu tạo : Lớp vỏ ngoài làm từ nhựa cứng. Lớp lót trong là đệm được làm bằng xốp, bảo vệ đầu khi va chạm. Quai cài và có miếng giữ cằm để cố định mũ. Kính chắn gió làm từ nhựa trong suốt.                                                 

Tác dụng : Giảm va đập và hấp thu chấn động do va đập. Giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não.

Phân loại : Nón bảo hiểm ở nước ta gồm 3 loại chính sau:

– Nón bảo hiểm che cả hàm : giúp bảo vệ toàn bộ phần đầu.Cò ưu điểm là giúp người đội không bị ướt khi đi lúc trời mưa. Có nhược điểm là giá thành khác cao, cồng kềnh nên hơi bất tiện khi mang theo.

– Nón bảo hiểm che đầu và tai : có độ bảo vệ gần giống như loại che cả hàm nhưng có 1 khuyết điểm lớn là nếu bị ngã về phía trước thì trở nên vô tác dụng.

– Nón bảo hiểm loại nửa đầu : chỉ bảo vệ được phần đầu. Có ưu điểm là có giá thành khá phù hợp, khá nhẹ so với các loại mũ nêu trên. Cũng như loại nón bảo hiểm che đầu và tai, loại này nếu bị ngã về phía trước thì sẽ không phát huy tác dụng.

Tiêu chuẩn cho mũ BH tại Việt Nam : Khi đi mua mũ BH, bạn cần chú ý:

– Kiểm tra các thông tin chi tiết được in trên nhãn và bao bì với đầy đủ nội dung: tên sản phẩm, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, cỡ mũ và ngày, tháng, năm sản xuất (quan trọng fết, xin đọc bài fía dưới)

– Mũ BH sản xuất trong nước bắt buộc fải có tem Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756-2001(cho người lớn) và TCVN 6979:2001 đối với mũ sử dụng cho trẻ em.

– Mũ BH nhập khẩu cũng phải được kiểm tra chất lượng và chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756-2001. Khi đã được chứng nhận, MBH nhập khẩu phải được in hoặc dán tem chứng nhận, hoặc logo của Tổ chức Chứng nhận được chỉ định trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Những điều cần biết để lựa chọn cỡ mũ thích hợp:

– Một chiếc mũ BH đúng cỡ fải là một chiếc mũ sát với đầu, nhưng không được gây nên cảm giác trói chặt – nghĩa là không tạo nên những "điểm nóng", không được có những điểm thấy bị nén chặt hơn nhiều so với những điểm còn lại.

– Mỗi hãng mũ khác nhau sẽ có hình dáng khác nhau (đang nhấn mạnh fần trong nhé), vì vậy bạn nên thử mũ của các hãng khác nhau để tìm loại thích hợp nhất.

– Đội mũ và thắt dây (dây fải đủ chặt, căn khe hở giữa dây và dưới cằm bằng cách móc hai ngón tay vào là ok), Dùng cả hai tay để xoay mũ theo chiều từ trên xuống và từ tai xuống vai (theo hình minh hoạ fía dưới). Một chiếc mũ vừa vặn sẽ làm da chuyển động theo, hoàn toàn không thể kéo tuột mũ ra khỏi đầu được

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  13

Sau ngày 15/12/2007, người ngồi trên xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi lưu thông. Nhân sự kiện này, chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử của chiếc mũ – vật bảo vệ con người rất hiệu quả này.

Thường được dùng để bảo vệ phần đầu, mặt và đôi khi cả phần cổ, mũ bảo hiểm đã ra đời từ rất lâu. Lịch sử ghi nhận mũ bảo hiểm xuất hiện cùng thời với chiến tranh. Trong khi giao chiến, phần cơ thể quan trọng nhất là đầu. Trước những loại vũ khí như dao, kiếm, mác… quân đội của người Assyrat, Ba Tư, đã biết dùng chiếc mũ bảo vệ binh lính một cách hữu hiệu.

Ban đầu, mũ được làm bằng da rồi dần dần được rèn bằng sắt. Mũ bảo vệ được coi là một loại binh khí không thể thiếu của mỗi người lính trước khi ra trận.

Đến thời người Hy Lạp tham chiến, họ đã sáng chế ra chiếc mũ bảo hiểm bằng đồng, chóp nhọn rất đặc trưng. Mũ được gia cố chắc chắn thêm như có phần che chắn cho mặt (chỉ để hở một khoảng nhỏ để nhìn và thở), chiều dài mũ cũng được tăng thêm – mũ trùm kín cả đầu.

Người La Mã lại phát triển hình dạng của mũ bảo hiểm thêm một bậc nữa đó là chế tạo mũ cho binh lính riêng và mũ cho các võ sĩ giác đấu riêng. Phần vành mũ được nới rộng hơn và có phần lưỡi trai phía trước để cải thiện tầm nhìn, tránh trường hợp quân sĩ bị lóa mắt. Mỗi một lần thay đổi, chiếc mũ bảo hiểm lại tích hợp thêm những ưu điểm khiến người đội càng ngày càng an toàn hơn.

Khi chiếc mũ bảo hiểm “chu du” đến vùng bắc và tây của châu Âu, lúc đầu mũ làm từ da. Nhưng dần dần, chiếc mũ da cũng được gia cố thêm những vành đai xung quanh bằng sắt hoặc bằng đồng nhưng vẫn giữ nguyên dạng hình nón hoặc hình bán cầu.

Số lượng mũ bảo vệ cũng tăng nhanh chóng và mũ đã được làm hoàn toàn bằng sắt. Vào những năm 1200, người ta lại sáng chế ra một kiểu mũ hình trụ, chóp phẳng. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng trong thực tế, binh lính tham chiến nhận ra rằng loại mũ này hoàn toàn kém cơ động.

Sự cồng kềnh của nó dễ trở thành mục tiêu của đạn pháo từ kẻ thù. Kiểu dáng mũ này về sau được phổ biến rộng rãi trong đời sống nhưng được làm bằng chất liệu bình thường như vải hồ cứng hoặc da.

Thời trung cổ, mũ bảo hiểm chứng kiến một sự cách tân đầy ý nghĩa: vật liệu làm mũ là thép nhẹ và có thêm phần mạng đằng trước để che chắn cho phần cổ đồng thời phần lưỡi trai không còn gắn cố định vào mũ.

Binh sĩ có thể hất lên hay kéo phần lưỡi trai xuống phủ gương mặt khi bắt đầu vào cuộc giao đấu. Chiếc mũ được thiết kế tinh vi hơn, quan trọng là không còn quá nặng và vừa ôm gọn lấy đầu, tránh được hiện tượng mũ bị văng ra trong khi giáp mặt với quân địch.

Vào thế kỷ XVI-XVII, chiếc mũ được làm với cùng chất liệu nhưng vành rộng hơn. Thế kỷ XVIII-XIX, tiến bộ trong công nghiệp vũ khí đánh dấu sự thoái trào của kiếm và giáo mác và các loại súng trường, súng lục lên ngôi. Mũ bảo hiểm không còn được trọng dụng như trước. Giới trung thành với mũ bảo hiểm lúc bấy giờ chỉ còn lại những đội kị binh.

Tuy vậy, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, mũ làm từ thép được coi là một thiết bị bảo vệ chuẩn mực cho lính bộ binh. Có mũ bảo hiểm, quân lính được bảo vệ an toàn khỏi những mảnh kim loại văng ra với tốc độ cao mỗi khi pháo nổ.

Người Pháp đã chính thức coi mũ bảo hiểm là một trang bị tiêu chuẩn của mỗi người lính vào năm 1914. Lần lượt, người Anh, người Đức và các nước châu Âu còn lại cũng theo gương. Chiếc mũ bảo hiểm đúng quy cách phải được làm từ loại thép đặc biệt, lớp lót có thể tháo rời ra được và trọng lượng cho phép là từ 0,5-1,8kg.

Mũ bảo hiểm làm từ sắt hay thép được làm ở Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ thời Trung cổ còn lưu giữ được cho tới ngày nay đã trở thành những cổ vật quí giá. Mũ ở vùng Tây Tạng và Trung Quốc, mũ làm từ đồng, da hay sừng cũng có tuổi trải qua nhiều thế kỷ.

Ngày nay, chiếc mũ bảo hiểm dần dần thâm nhập sâu vào đời sống chứ không đơn thuần là trang bị của quân đội. Mũ bảo hiểm được phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hàng không vũ trụ, quân đội, thể thao… Công nhân, kỹ sư vào phân xưởng lúc nào cũng đội mũ bảo vệ.

Mũ bảo hiểm đi vào cuộc sống.

Ngoài quân đội, những môn thể thao đối kháng như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu dục… rất cần mũ bảo hiểm để giữ an toàn cho vận động viên. Ngay cả những người bình thường đi xe đạp trên phố cũng được khuyến cáo là nên đội mũ bảo hiểm để giữ an toàn cho bộ phận đầu não của cơ thể.

Tại Việt Nam, mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn sử dụng cho người đi xe gắn máy thường làm bằng nhựa ABS siêu bền có thể chịu được lực cường độ cao, đảm bảo độ cứng và đàn hồi. Trọng lượng của mũ bảo hiểm cho phép dao động trong khoảng 1,0-1,5 kg. Phần nhựa trong che trước mặt có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời.

Thông thường các nhà sản xuất chào hàng 3 loại mũ: che nửa đầu (mũ vỏ cứng chủ yếu bảo vệ phần phía trên), che cả đầu và tai (mũ có vỏ cứng bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và quai hàm) và loại che cả hàm (mũ vỏ cứng bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và cằm).

Tóm lại, bằng một động tác rất đơn giản nhưng đội mũ bảo hiểm là cách bảo vệ bản thân một cách hữu hiệu nhất.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm 14

Từ năm 2007 việc bộ giao thông vận tải quy định việc con người phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe mô tô, xa máy được áp dụng và đi vào thực tế. Hình ảnh những chiếc mũ bảo hiểm không còn xa lạ trong cuộc sống của người dân Việt Nam chúng ta.

Việc chúng ta đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe máy là một việc làm bắt buộc. Nó vừa giúp bảo vệ tính mạng của mỗi con người khi tham gia giao thông. Đồng thời còn thể hiện sự tôn trọng của cá nhân chúng ta với những người làm cảnh sát giao thông.

Chiếc mũ bảo hiểm có vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống của mỗi người dân chúng ta, khi nước ta là một đất nước mà phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là xe gắn máy, mô tô. Việc đội mũ bảo hiểm giúp cho chúng ta có thể bảo vệ được tính mạng cũng như những chấn thương có thể xảy ra nghiêm trọng ảnh hưởng tới não bộ nếu không may chúng ta bị tai nạn giao thông.

Chiếc mũ bảo hiểm có cấu tạo vô cùng đặc biệt để có thể bảo vệ vùng đầu của mỗi chúng ta. Phần vỏ bên ngoài được thiết kế bằng nhựa cứng đạt tiêu chuẩn chịu đựng được sự va đập mạnh. Phần lớp lót bảo vệ bên trong thường làm bằng xốp, những miếng mút đệm vô cùng mềm mại để tạo sự êm ái cho con người. Phần trước của mũ là kính chắn gió để chắn mọi gió bụi có thể bay vào mắt của con người.

 Và phần dưới của mũ bảo hiểm có quai tạo sự chắc chắn khi con người chúng ta đội mũ bảo hiểm ra đường. Ở phần quai mũ thường được cấu tạo một miếng nhựa dẻo được gắn lên để điều chỉnh sự rộng hẹp của quai mũ cho phù hợp với khuôn đầu to, nhỏ của từng người.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mũ đa dạng mẫu mã phù hợp với nhu cầu sử dụng của người sử dụng. Tuy nhiên có hai loại vô cùng phổ biến đó là phần mũ trùm đầu có thể bảo vệ toàn bộ chiếc đầu tới cổ của người sử dụng phương tiện giao thông. Và loại nửa đầu chỉ bảo vệ phần đỉnh đầu của người tham gia giao thông. Chiếc mũ bảo hiểm kiểu nửa đầu thường không an toàn bằng mũ bảo hiểm trùm cả đầu nhưng lại mang lại cảm giác thoải mái, gọn nhẹ hơn nên con người thường sử dụng nó.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mũ bảo hiểm với chất lượng khác nhau có loại vài trăm nghìn có loại hàng giả hàng nhái vài chục nghìn vẫn cùng nhau tồn tại. Những chiếc mũ bảo hiểm giá rẻ, và kém chất lượng khi con người đội, không mang lại an toàn mà ngược lại khi chẳng may gặp tai nạn còn nguy hiểm hơn bởi vì những mảnh vỡ của mũ có thể đâm trúng đầu của người sử dụng.

Một số điều cần chú ý khi sử dụng mũ bảo hiểm là mỗi chúng ta nên lựa chọn mũ chính hãng đảm bảo chất lượng. Không nên ham rẻ mua hàng giả gây nguy hiểm tới bản thân. Để đảm bảo mũ được sử dụng hiệu quả an toàn cần phải sử dụng đúng quy cách cài quai cẩn thận, lâu lâu nên mang mũ đi giặt để không gây ngứa đầu. Tránh để nước mưa dính vào mũ bảo hiểm gây ẩm ướt nấm mốc…

Thường xuyên mang mũ bảo hiểm ra khử trùng vệ sinh để mũ được thơm tho, bảo vệ da đầu của chính mình. Chiếc mũ bảo hiểm chính là người bạn giúp bảo vệ sức khỏe tính mạng của con người chúng ta khi tham gia giao thông. Mỗi chúng ta cần phải trân trọng và sử dụng nó đúng cách nhất để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm  15

Đi trên đường phố, hình ảnh những người đi xe máy, đi xe đạp điện đội mũ bảo hiểm đã trở nên quen thuộc đối với chúng ta. Trước đây, mũ bảo hiểm không được dùng phổ biến như bây giờ. Tuy nhiên, từ ngày Nhà nước đưa luật đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vào áp dụng thì người dân đã rất tuân thủ chấp hành. Chiếc nón bảo hiểm có gì mà phải đưa vào luật để mọi người phải tuân theo như vậy?

Khác với những loại mũ khác, mũ bảo hiểm có nét đặc biệt riêng. Đúng như tên gọi của nó, mũ bảo hiểm có công dụng bảo vệ cho đầu của chúng ta an toàn khi tham gia giao thông. Cấu tạo của một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn gồm có 3 lớp. Đầu tiên là lớp vỏ cứng ở bên ngoài được làm từ một loại nhựa cao cấp chống va đập. Nhờ vậy mà chiếc mũ mới có tác dụng bảo vệ tốt. Lớp thứ hai là một miếng xốp. Miếng xốp này dùng để giảm chấn động cho đầu trong trường hợp không may có sự va đập mạnh. Lớp thứ ba cũng là lớp trong cùng là một lớp vải mềm học bên ngoài lớp xốp. Chúng không chỉ mang lại tính thẩm mĩ cho mũ mà còn là bộ phận làm thoáng khí và tạo cảm giác êm ái cho người đội mũ.

Ngoài các bộ phận trên, một bộ phận không thể thiếu nữa của nón bảo hiểu đó chính là quai đeo. Chiếc quai đeo này thường được làm bằng vải gai dù và có gắn vào khóa bấm bằng nhựa. Chúng được gắn chắc chắn với phần thân mũ, nhờ vậy mà người đội có thể giữ được chiếc mũ trên đầu mình. Chiếc dây này được làm theo độ dài khác nhau. Người sử dụng có thể tùy chỉnh dây sao cho vừa vặn với mình nhất. Phần thân mũ cũng vậy, chúng được thiết kế với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau để phù hợp với đầu của từng người. Chẳng hạn như các em nhỏ sẽ đội những chiếc nón nhỏ. Người lớn thì đội những chiếc nón lớn hơn.

 Về hình dáng của nón bảo hiểm, chúng ta dễ nhận thấy nón có hai loại chính. Một loại là mũ bảo hiểm nửa đầu, một loại là mũ bảo hiểm cả đầu. Hình dáng này cũng là để phù hợp với mục đích sử dụng của mọi người. Với những người di chuyển quãng đường ngắn thì dùng mũ nửa đầu còn những người di chuyển quãng đường dài thì nên dùng mũ đội cả đầu cho an toàn.

Những loại mũ cả đầu thường có thêm 2 đến 3 lỗ hầm gió. Nhờ vậy mà khi di chuyển, gió có thể lùa vào giúp người dùng có sự thông thoáng. Đối với đất nước khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam thì những lỗ hầm gió như thế này là rất quan trọng. Nhiều người vẫn thường gọi vui mũ bảo hiểm cả đầu là cái nồi cơm điện.

Ban đầu, mũ bảo hiểm được làm khá thô sơ, màu sắc và kiểu dáng cũng không đa dạng như bây giờ. Càng ngày, người ta càng cải tiến nhiều hơn để mũ bảo hiểm trở nên thời trang hơn. Những chiếc mũ được gắn thêm kính, tạo hình lưỡi trai hay gắn decan ở trên mũ. Nhờ vậy mà mọi người cũng không còn ghét mũ bảo hiểm như trước nữa.

Mặc dù vậy khi đi ra đường thi thoảng chúng ta vẫn trông thấy những người đi xe máy mà không chịu đội mũ bảo hiểm, đội mũ nhưng không cài quai, đội những chiếc mũ không được cấu tạo đủ tiêu chuẩn chất lượng hoặc đội mũ bảo hộ lao động. Đây đều là những hành vi sai trái, thiếu hiểu biết đáng bị lên án. Chúng ta đội mũ bảo hiểm không phải vì chống đối lại pháp luật mà chúng ta đội mũ bảo hiểm cho chính bản thân mình. Có biết bao nhiêu vụ tan nạn thương tâm cũng chỉ vì không đội mũ bảo hiểm mà ra. Chẳng nhẽ chúng ta lại đùa cợt với chính sinh mạng của mình như vậy?

Từ nay, chúng ta hãy nhìn nhận về nón bảo hiểm một cách đúng đắn hơn. Hãy để chúng đồng hành cùng với chúng ta mỗi khi ra khỏi nhà. Và hãy để nón bảo hiểm bảo vệ cho cái đầu của chính chúng ta.

Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm  16

Ngày 15/12/2007, Luật giao thông chính thức thực hiện quy định mỗi người ngồi trên xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Đây là một trong những dấu mốc lịch sử trong việc sử dụng mũ bảo hiểm ở Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu chiếc mũ hữu dụng này nhé!

Mũ bảo hiểm xuất hiện vào thời kì chiến tranh, chủ yếu là để bảo vệ phần đầu của các binh lính trước những loại vũ khí như dao, kiếm, mác… Ban đầu, loại mũ này được làm bằng da, sau đó cải tiết thành mũ sắt, mũ đồng. Mỗi chiếc mũ thường có thêm phần che chắn cho mặt, đôi khi chỉ để hở một khoảng nhỏ để nhìn và thở. Ngoài ra, mũ cũng được chế tạo riêng, có loại chuyên dùng cho binh lính, có loại chuyên cho võ sĩ. Với loại mũ võ sĩ, phần vành mũ trước được nới rộng hình lưỡi để cải thiện tầm nhìn, chống lóa. Càng ngày chiếc mũ càng được cải tiến nhẹ hơn và che chắn, bảo vệ tốt hơn. Khi các loại vũ khí hiện đại như súng trường, súng lục được sản xuất, mũ bảo hiểm không còn được trọng dụng như trước, đa phần là sử dụng cho kỵ binh. Tuy nhiên những chiếc mũ làm từ thép được coi là một trong những thiết bị bảo vệ người lính chống lại các mảnh kim loại văng ra khi pháo nổ. Thậm chí, nó trở thành loại trang bị tiêu chuẩn tối thiểu của người lính của hầu hết quân đội Pháp, Anh, Mỹ…

Mũ bảo hiểm thường gồm 3 lớp gia công chắc chắn. Lớp vỏ ngoài làm từ nhựa bền chắc. Lớp thứ hai bên trong là phần đệm bảo vệ thường được làm từ xốp. Lớp trong cùng làm bằng vải mềm, thoáng mát giúp làm êm đầu khi đội mũ. Ngoài ra, mũ còn có quai cài hai bên nỗi nhau bằng một miếng giữ cằm để cố định mũ trên đầu. Phần kính chắn gió của vỏ mũ làm từ nhựa trong suốt có thể nâng lên, hạ xuống rất tốt chắn gió và các loại bụi, côn trùng bay vào mắt.

Công dụng chính của nón bảo hiểm là làm giảm va đập và hấp thu chấn động do va đập mạnh, nhờ đó có thể tối thiểu hóa nguy cơ chấn thương sọ não dẫn tới tử vong đáng tiếc.

Mũ bảo hiểm được sản xuất khá đa dạng, nhiều mẫu mã và màu sắc phù hợp với từng đối tượng và ngành nghề, lĩnh vực sử dụng. Mũ bảo hiểm có các loại như: mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ bảo hiểm có kính chắn gió, mũ bảo hiểm có lỗ thông gió, mũ bảo hiểm ôm hết phần mặt…

Ngày nay, mũ bảo hiểm đi vào đời sống con người với vai trò không chỉ là trang bị của quân đội mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhất là giao thông, kĩ thuật và thể thao. Khắp các con đường, từ thành thị tới nông thôn, miền xuôi miền ngược, mọi quốc gia đều phải đội mũ bảo hiểm như một quy định bắt buộc khi tham gia giao thông. Công nhân và kỹ sư làm việc tại các phân xưởng, công trình kiến trúc luôn đảm bảo phải đội nón bảo hộ, thường là loại mũ nhựa màu vàng. Các vận động viên thi đấu các môn thể thao như đấu kiếm, võ thuật, ném bóng, thể thao mạo hiểm… luôn phải đội mũ bảo hiểm chuyên dụng để giữ an toàn.

Do đó, mỗi người đều nên trang bị cho mình một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp. Tốt nhất nên mua mũ tại các cơ sở uy tín tránh mua phải hàng nhái, kém chất lượng. Hãy đội thử trước khi quyết định mua một chiếc nón bảo hiểm. Khi chọn mua mũ, một chiếc mũ đúng cỡ phải sát với đầu, không quá chặt, cũng không quá lỏng. Khi đội mũ, bạn cần thắt dây đủ chặt, tức là không thể kéo tuột mũ ra khỏi đầu được. Bảo quản mũ bảo hiểm cũng rất đơn giản. Nên tránh gần lửa, lau sạch nếu đi được chiếc mũ bám nhiều bụi và tốt nhất thay chiếc mới nếu mũ bị nứt hay lớp nhựa dùng lâu bị giòn.

Tóm lại, đội mũ bảo hiểm vừa là cách tự bảo vệ bản thân vừa thể hiện tư cách của một công dân biết tuân thủ pháp luật, giúp giảm thiểu thương tích, nỗi đau mà vấn nạn từ tai nạn giao thông gây ra.

Thuyết minh về Mũ Bảo Hiểm  17

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi khi tham gia lưu thông trên đường phố tấp nập, chúng ta luôn đội mũ bảo hiểm trên đầu để bảo vệ sức khoẻ của mình thật tốt. Cái mũ bảo hiểm đã trở thành 1 thời trang đường phố không thể thiếu nhất là đối với mỗi người học sinh chúng ta khi đến trường. Nhờ cái mũ bảo hiểm xinh xắn và an toàn kia đã góp phần cho việc học tập của chúng ta luôn tốt đẹp.

  Mỗi người chúng ta ai cũng muốn được sống vui – khoẻ - an toàn, chính vì thế chúng ta khi tham gia lưu thông trên đường đều đội mũ bảo hiểm tren đầu. Vậy cái vật dụng có nhiều lợi ích thiết thực kia có nguồn gốc từ đâu. Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu thì cái mũ bảo hiểm ngày nay có nguồn gốc rất lâu đời. Đó là từ thời người Arsyra của Ba Tư đã sử dụng để bảo vệ đầu của quân lính. Lúc đó chiếc mũ bảo hiểm được làm = da rồi sau đó được rèn = sắt. Đến thời đại La Mã thì những chiến binh của các đấu trường, nón bảo hiểm được làm = đồng có chóp nhọn trên đầu hết sức đặc trưng. Chiếc nón lúc này được gia cố, che chắn phần khuôn mặt chỉ để hở 1 phần nhỏ ở mũi để thở và phần mặt để quan sát. Mũ bảo hiểm ở đấu trường đc chùm kín cả đầu. Đến thời kì người Hy Lạp thì làm mũ bảo hiểm cho binh lính và các võ vĩ giác đấu nên vành mũ rộng và có lưỡi trai ở đằng trc. Đến tk XVI – XVII, cái mũ bảo hiểm đc làm = thép nhẹ như thời trang trung cổ có vành rộng ít gò bó. Sau tk XVIII -  XIX, sự tiến bộ của nền công nghiệp vũ khí súng đạn đã dần thay thế những loại vũ khí thô sơ = kiếm, giáo, mác nên giai đoạn này mũ bảo hiểm ít đc sử dụng trog quân đội. Đến giai đoạn CTTG I thì mũ bảo hiểm lại xuất hiện nhiều và đc coi là thiết bị bảo vệ ng` lính chống lại các mảnh kim loại sát thương. Đến năm 1914, quân đội Pháp đc chính thức trang bị mũ bảo hiểm là thứ đc xem là tiêu chuẩn trang phục đầu tiên của ng` lính. Sau đó, các nước Anh, Đức, Châu Âu cũng áp dụng nón bảo hiểm cho quân đội của mình. Từ tk XX, thời đại công nghiệp phát triển như máy móc, xe hơi, động cơ nổ ra đời thì việc lưu thông trên đường phố luôn là mối hoạ đối với mỗi ng` khi di chuyển với tốc độ cao. Để đảm bảo an toàn cho ng` lưu thông thì mũ bảo hiểm giao thông đã có từ đâu?

   Nguồn gốc của cái mũ bảo hiểm giao thông là 1 câu chuyện dài có thật. Vào năm 1935, 1 sĩ quan quân đội ng` Anh là Thomas Edward Laurence trong 1 lần lái mô tô đã gặp tai nạn trên 1 con đường hẹp gần biệt thự của ông. Tai nạn đó khiến Lawrence văng khỏi xe và chấn thương sọ não nặng và rơi vào trạng thái hôn mê. Sáu ngày sau ông qua đời, 1 ng` lính từng vào sinh ra tử ở chiến trường chỉ vì 1 ngã xe, đầu ông ko đc bảo vệ mà tử vong. Vụ tai nạn của ông đã gây xôn xao và đc các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích. Đặc biệt bác sĩ chăm sóc cho trung tá Lawrence và đc chuyên gia phẫu thuật thần kinh Hugh Cairns đã cho ra kết luận về cái chết của Lawrence là do chấn thương sọ não vì ko đội mũ bảo hiểm khi lái mô tô. Từ đây, các nước đã bắt đầu áp dụng bắt buộc  người lưu thông xe máy phải đội mũ bảo hiểm đã trở nên bắt buộc và áp dụng cho người lưu thông = xe máy. Ở nước ta, việc đội mũ bảo hiểm đã trở nên bắt buộc  và áp dụng cho ng` đi xe gắn máy theo nghị định của thủ tướng chính phủ vào tháng 12  năm 2007.

  Mỗi khi ra đường, chúng ta ai cũng nhớ đội cái mũ bảo hiểm an toàn giao thông vì cái mũ bảo hiểm là 1 vật dụng đc dùng để bảo vệ sức khoẻ của mình. Ở nước ta kể từ ngày 15/12/2007 đã trở thành luật giao thông khi bắt buộc  ng` sử dụng xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Tự khi có nghị định của chính phủ ban hành. Mỗi ng` chúng ta khi ra đường ai cũng có ý thức đều phải đội mũ bảo hiểm. Từ khi có nghị định của chính phủ ban hành. Mỗi ng` chúng ta khi ra đường ai cũng có ý thức đều phải mang theo và đội mũ bảo hiểm trên đầu. Vì cái mũ bảo hiểm xinh xắn kia là 1 vật dụng bảo vệ sức khoẻ và tính nạng của mình khi có xảy ra tai nạn. Mũ bảo hiểm có tác dụng vừa bảo vệ bộ não, vừa hạn chế chấn thương vùng đầu. Ngoài ta, những tai nạn nghiêm trọng thì để tránh bị chấn thương sọ não thì mũ bảo hiểm đc coi là vật hộ thân cho môi xng`. Ngày nay mũ bảo hiểm còn đc coi là thời trang đường phố. Nó có giá trị làm đẹp cho mọi người nên ta thường chọn những cái mũ bảo hiểm có nhìu màu sắc, có dán hoa văn, nhãn mát. Những đơn vị kinh doanh sản xuất còn dùng nón bảo hiểm để quảng cáo thương hiệu uy tín của mình như: Honda, Yamaha,…Đội mũ bảo hiểm trên đầu có tác dụng là giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông của ng` đi đường. Mọi ng` đều có ý thức chấp hành luật giao thông thì xã hội sẽ an ninh trật tự và mọi ng` sẽ sống hạnh phúc an toàn.

  Từ khi áp dụng việc đội mũ bảo hiểm an toàn giao thông thì số lượng người bị tai nạn giảm hẵn đi. Cính vì thế mũ bảo hiểm trở thành 1 thứ “Thời trang đường phố”. Cầm chiếc mũ bảo hiểm quan sát, ta nhận thấy nó là 1 vật dụng hình cầu phẳng gồm có 4 phần: lớp vỏ, mũ bên ngoài, lớp đệm mút xốp hấp thụ xung động, lớp vải lót mỏng. Đầu tiên là phần vỏ mũ, lớp bảo vệ bên ngoài đc làm = mũ tổng hợp, sợi cacbon và có hình cầu phẳng  theo dạng khí động học có khả năng làm tản lực tác động lây lan. Ngoài ra phần vỏ mũ là loại nhựa tổng hợp có khả năng hấp thụ lực khi ng` tham gia giao thông bị tai nạn. Phần vỏ mũ đc làm = nhìu màu sắc khác nhau để làm tăng giá trị thẩm mỹ. Có mũ lớp vỏ bên ngoài đc trang trí = các hình vẽ, hoa văn rất đẹp.

Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, các nhà sản xuất theo nhu cầu của ng` sử dụng mà sản xuất ra nhìu loại mũ bảo hiểm hết sức phong phú về chủng loại màu sắc, chủng loại cho từng loại phương tiện. Về phân loại, mũ bảo hiểm đc chia làm 3 loại chính, phổ biến nhất. Mũ bảo hiểm loại Fullface có sức bảo hiểm cao nhất trong tất cả các loại mũ bảo hiểm. Nó có mũ trùm kín phần đầu, cằm và ót phía sau. Loại mũ này thường dành cho ng` chạy xe có phân khối lớn từ 150 – 750. Hoặc mũ bảo hiểm còn dùng cho những ng` có ô tô thể thao (xe đua) về nhược điểm mũ bảo hiểm này lại hơi cồng kềnh và giá thành lại cao nên ko tiện thích hợp cho việc đi lại. Riêng loại mũ  bảo hiểm hở mặt (mũ che đầu và che phần tai). Đây là mũ bảo hiểm có khả năng bảo hộ tốt nhất giống như loại Fullface chỉ có điều ko che đc mặt và khi xảy ra tai nạn thì mình có thể bị tổn thương vùng mặt. Đặc biệt loại mũ bảo hiểm phổ biến nhất, tiện dụng nhất là loại mũ bảo hiểm che nửa đầu. Đây là mũ có chức năng chủ yếu là bảo vệ đầu. Nó nhỏ gọn và giá thành lại rẻ nên về mặt kinh tế đây là 1 loại nón chiếm ưu thế nhất. Ngược lại mũ bảo hiểm loại này hiệu quả của nó có phần hạn chế nhất định, nhìn chung dù đội bất cứ loại mũ bảo hiểm loại nào thì chúng ta cũng an tâm khi giặt miếng vải lót. Chúng ta ko nên sử dụng nước nóng hay chất tẩy rửa làm hư mũ. Một thời gian có sự xuống cấp, bạc màu, hư quai đeo thì ta nên mua mũ mới. Một chiếc mũ thời hạn sử dụng khoảng 5 năm theo khuyến cáo thì lúc đó ta sẽ chọn cho mình 1 chiếc mũ khác.

   Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chiếc mũ bảo hiểm đối với ng` tham gia giao thông khi sử dụng phương tiện mô tô. Với công dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương phần đầu hiệu quả nên mũ bảo hiểm đã trở nên phổ biến và trở thành 1 dụng cụ giúp cho cuộc sống của chúng ta đc an toàn hạnh phúc. Chúng ta phải luôn nhớ câu “An toàn là bạn – tai nạn là thù” để luôn tự nhắc nhở mình phải tự giác tuân theo pháp luật là đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường.

Thuyết minh về chiếc Mũ (nón) bảo hiểm  18

Cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, đường xá ngày càng hiện đại, đường phố ngày càng mở rộng  mỗi hộ gia đình ngày nay có ít nhất 1 chiếc xe máy, 

Và thức trạng giao thông ngày càng phức tạp, đe dọa tính mạng nhiều hơn. Một trong những vật dụng bảo vệ sự an toàn tính mạng chính là chiếc mũ bảo hiểm, chiếc nón bảo hiểm ngày càng trở thành vật dụng cần thiết trong cuộc sống của mỗi người, trừ khi bạn đi bộ hay đi xe đạp.

Ngay từ xa xưa mũ bảo hiểm đã xuất hiện từ rất sớm, ban đầu nó được tạo ra để bảo vệ khi chiến đấu trong quân đội, vào thời kháng chiến chống giặc, chúng ta thấy các binh lính đội mũ bảo hiểm, những chiếc mũ thời chiến tranh chủ yếu được làm bằng nhựa nhẹ. 

Về sau, khi thế giới hòa bình mũ bảo hiểm ngày càng có nhiều công dụng hơn,, mũ bảo hiểm sử dụng trong các hoạt động thể thao giải trí( leo núi, bóng chày, hút côn cầu, Mũ bảo hiểm cho các vận động viên đua xe đạp, mũ bảo hiểm đua ngựa), mũ bảo hiểm cho các công việc nguy hiểm( cứu hỏa, xây dựng, khai thác mỏ, Phi công, cảnh sát báo động…), đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.  Mặc dù chúng xuất hiện ở nhiều nơi nhưng công dụng đặc trưng của mũ bảo hiểm là bảo vệ phần đầu, bảo vệ khỏi bị thương trong các vụ tai nạn.

Thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 mũ bảo hiểm làm bằng rơm kết lại với nhau bằng những viên gạch cắt, có mũ làm bằng nút chai hoặc bằng sắt. 

Từ thế Kỷ 19 đến thế kỷ 20 mũ bảo hiểm được làm bằng da đặc biệt là mũ bảo hiểm của Phi công và phi hành đoàn xe tăng. Mãi đến năm 1900 hầu hết các mũ bảo hiểm được là bằng nhựa.

Hình dáng mũ bảo hiểm thay đổi dần theo thời gian, ban đầu là hình trụ hình chóp thằng và bây giờ là nửa hình cầu. 

Ngày nay mũ bảo hiểm có phạm vi ứng dụng rộng hơn nhiều, bao gồm cả mũ bảo hiểm phù hợp với nhu cầu cụ thể của nhiều hoạt động thể thao và môi trường làm việc, và những chiếc mũ này thường hợp chất nhựa và các vật liệu tổng hợp khác cho khả năng hấp thụ trọng lượng nhẹ và có khả năng giảm sốc. Một số loại sợi tổng hợp được sử dụng để làm mũ bảo hiểm trong thế kỷ 21 bao gồm Aramid, Kevlar và Twaron ( Châu âu, châu Mỹ), nhựa ABS ( Việt Nam).

Cấu tạo chiếc mũ bảo hiểm bao gồm 3 lớp chính: lớp nhựa ngoài cùng, lớp xốp chống sốc, lớp lót, bên cạnh chiếc mũ còn thêm phần dây gài và hóa an toàn. 

Lớp vỏ ngoài cùng được làm bằng Nhựa bền, độ cứng an toàn để chống được va đập đột ngột, có thể không bể khi có sự cố xảy ra, lớp nhựa được tráng 1 lớp sơn màu và 1 lớp sơn bóng giúp cho nón đẹp hơn. 

Miếng xốp dày, đảm bảo có thể chống được sốc, miếng xốp được gắn chặt với lớp vỏ nón, ôm sát đầu khi đội.  

Lớp lót đảm bảo thoải mái cho người dùng, đây được làm bằng lớp vải mềm xốp mỏng, có độ thông thoáng, giúp người đội cảm thấy mềm mại và dễ chịu. 

Quay nón được đan bằng những sợi nilon nhỏ, đây là loại dây chuyên dùng cho tất cả các loại nón, có thể điều chỉnh được độ dài rộng và giữ chặt nón khi đội.

Nút gài có thể được làm bằng mũ hoặc làm bằng nhựa và kim loại. Đảm bảo không bị bung gãy khi đang dùng. Một số mũ có gắn thêm kính che chắn cho phần mặt trước.

Các kiểu mũ bảo hiểm nổi tiếng hiện nay như mũ bảo hiểm ¾ đầu, mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ bảo hiểm che cả cằm.

Bạn có thể đội nón bảo hiểm khi tham gia các hoạt động mang tính chất nguy hiểm, và khi thực hiện công việc cần đồ bảo hộ cao, đặc biệt phải đeo nón khi tham gia giao thông. Khi đội nón bảo hiểm phải gài dây an toàn, kỹ càng. 

Chiếc mũ giúp bảo vệ bộ não phần đầu của bạn, bảo vệ vùng mắt tránh tiếp xúc với ánh sáng, tia UV và khói bụi.

Mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu khi tham gia giao thông, hãy cẩn thận kiểm tra chất lượng nón, để biết mũ của bạn còn dùng được hay không!, chúng ta nên trang bị chiếc nón bảo hiểm tốt nhất và phù hợp nhất cho mình. 

Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm  19

Phương tiện giao thông ngày càng tiến bố, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Đi kèm với đó là nhu cầu bảo vệ bản thân. Chính vì vậy mũ bảo hiểm ra đời. Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận về nó.

Trên thực tế, mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Như vậy, ngay từ xa xưa ông cha đã biết dùng mũ bảo hiểm để bảo vệ chính mình khỏi các thương tích. Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng. Còn đến thời trung cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.  Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền. Như vậy, trải qua mỗi thời kì mũ bảo hiêm đã được cải tiến rất nhiều để thuận tiện cho người sử dụng và còn đảm bảo cả yếu tố bền, đẹp.

Mũ bảo hiểm có cấu tạo gồm ba phần. Phần thứ nhất là lớp vỏ ngoài cùng: Cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng. Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp để khi tiếp xúc với đầu người đội mũ bảo hiểm không bị đau. phần cuối cùng là phần quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra. 

Mũ bảo hiểm thường được sử dụng khi tham gia giao thông và ở các công trình xây dựng. Việc sử dụng mũ bảo hiểm đã giúp giảm thiếu nhiều những rủi ro, tai nạn cho người sử dụng..Mũ bảo hiểm giúp giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.

Bởi mũ bảo hiểm có vai trò quan trọng đối với cuộc sống nên khâu lựa chọn mũ cũng rất quan trọng. Chúng ta nên lựa chọn mua mũ ở cơ sở uy tín, mua mũ của những hãng danh tiếng, đã được khẳng định chất lượng. Không nên mua những mũ giá rẻ, dùng để chống đối, bởi những loại mũ đó không thể bảo vệ cho bản thân.

Khi dùng mũ bảo hiểm chúng ta cần lưu ý đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.

Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con ngườ. Chính vì vậy cần lựa chọn mũ bảo hiểm tốt để bảo vệ tính mạng bản thân

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm  20

“ Bụp”

Giữa không khí oi nực của mà hạ, một âm thanh không mấy dễ chịu vang lên, phá vỡ cái tĩnh lặng nhàm chán của góc phòng kho cũ kĩ. Đầu tôi bị thứ gì đó va vào. Mở hé đôi mắt lim dim, tôi thấy một chị mũ bảo hiểm với cặp mắt sưng đỏ. Người chị đầy những vết nứt rạn và đường keo dính chồng chéo- dấu hiệu cho thấy có người đã cố gắng sửa chữa chị nhưng không thành công thì phải! Đó là lí do khiến chị bị quẳng vào đây.

Và hình như cú va chạm vừa rồi ảnh hưởng tới chị rất lớn, chị rấm rức khóc. Cũng phải thôi, trông chị mỏng manh thế kia, có lẽ làm bằng nhựa chất lượng không được tốt. Nào giống như tôi, được làm từ loại nhựa bền và cứng cáp, tôi chẳng hề hấn gì. Tôi lên tiếng hỏi thăm:

– Này chị kia! Chị bị làm sao thế?

Chị mũ bảo hiểm khắp mình xây xát quay lại nhìn tôi- một cậu mũ bảo hiểm trắng chắc lẳn, béo nịch. Chị ta lân la bò đến, vừa nấc vừa giới thiệu:

– Tôi là chiếc mũ bảo hiểm được cô chủ mua về từ tháng trước. Sáng nay, cô chủ đi xe đạp vượt đèn đỏ, nên mới xảy ra tai nạn. Tôi… tôi đã cố gắng bảo vệ cô chủ nhưng… nhưng…tôi nứt toác thế này, đã kịp bảo vệ gì đâu! Cô chủ đã được cấp cứu ở bệnh viện còn tôi thì…cậu thấy rồi đấy.

Tôi vừa lo lắng cho cô chủ, vừa chắc mẩm đoán thầm về chất lượng của chị mũ bảo hiểm. Mải mê đánh giá, tôi nhìn chị một lượt rồi cho hay:

– Cũng không lấy gì làm ngạc nhiên! Chị xem! Chị mỏng nhẹ thế kia, sao có thể nâng đỡ được đầu của ai chứ? Cấu tạo của chị chỉ có hai lớp, chẳng có lớp xốp quan trọng ở giữa. Trong khi chị biết đấy, họ hàng nhà mũ bảo hiểm chính hiệu tối thiểu phải có ba lớp. Lớp vỏ ngoài cùng phải chắc, phải bền để bảo vệ các phần trong và hộp sọ. Thường thì lớp ngoài cùng sẽ được sơn mạ và trang trí họa tiết bắt mắt, như chị đây. Lớp giữa là một tầng xốp dày, tốt, đủ để giảm chấn động, giảm xốc khi va chạm với bề mặt thô cứng như mặt đường, sàn đá,…Lớp xốp này phải đảm bảo chất lượng và được dính chặt, cẩn thận với phần vỏ, như thế mới tăng độ chắc chắn! Lớp trong cùng mềm, tiếp xúc trực tiếp với đầu người sử dụng, làm bằng vải phồng lên có tác dụng như một miếng đệm lót cho đầu êm ái. Ngoài ra, lớp đệm này còn có đục lỗ dạng lưới thông thoáng, tránh bị bết tóc và để dễ dàng vệ sinh…

Nói chưa hết ý, tôi dừng lại quan sát vẻ mặt của chị thì thấy chị có vẻ ngơ ngác, muốn được nghe thêm. Như có thêm động lực, tôi tiếp:

– Vỏ mũ bảo hiểm đương nhiên phải được làm từ vật liệu chắc chắn nhất, ví dụ như nhựa ABS/ nhựa PC, sợi cacbon hay sợi thủy tinh … Thường thì người ta sử dụng nhựa ABS/ nhựa PC là chủ yếu vì nó có giá thành rẻ mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng cũng như độ đạt chuẩn an toàn của mũ. Sợi cacbon gồm các nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành tinh thể dạng sợi dài, độ bền của nó thì khỏi phải bàn: rất cứng chắc, chịu lực tốt, khối lượng nhẹ nhất trong ba loại vật liệu. À đúng rồi! Chị có biết không? Kim cương cũng là một dạng của cacbon nên sợi cacbon giá thành cắt cổ lắm! Bởi thế nó chỉ dành cho những tay đua trứ danh hoặc để sản xuất mũ du hành vũ trụ mà thôi! Chị mũ ánh mắt rực rỡ như được khai sáng, tò mò hỏi tôi:

– Sao cậu biết nhiều thế? Vậy cậu nói xem, cậu được làm từ chất liệu gì?

Đây là dịp tốt nhất để khoe khoang giá trị của bản thân, tôi vui vẻ trả lời:

– Tôi được làm từ sợi thủy tinh, hay nói cách khác, là thủy tinh được kéo thành sợi, bện lại và dệt thành tấm. Sợi thủy tinh có đặc tính giống sợi cacbon, nhẹ hơn nhựa ABS/ nhựa PC nên giá thành cũng mắc hơn nhiều. Đấy chị xem! Tôi cũng thuộc giới quý tộc chứ bộ! Chị cười ha ha, nhìn tôi đầy thích thú:

– Cậu thật vui tính! Vậy những cái này để làm gì?

Tôi nhìn theo tay chị, thấy chị chỉ vào vành mũ của mình, rồi của tôi. Tôi đáp:

– À! Đấy là những phụ kiện đi kèm. Ngoài ra còn có kín chắn gió, chắn bụi như của tôi đây, dây quai để cố định mũ với đầu người sử dụng thường được nối với lớp vỏ. Nhắc đến lớp vỏ mới nhớ, lớp vỏ của chị cũng đẹp đấy chứ.

Chị tiu nghỉu:

– Đẹp để làm gì? Tôi bây giờ còn chẳng có lấy một cái tên chính thức.

Tôi an ủi:

– Thực ra vẻ bề ngoài rất quan trọng, vì nó đáp ứng nhu cầu thời trang và sở thích của người mua chúng. Có mũ được trang trí bằng màu sắc rực rỡ, có mũ lại được chấm bi, kẻ sọc, số khác lại được viết lên slogan của hãng sản xuất. Hãng sản xuất mũ bảo hiểm thì nhiều vô kể, như tôi đây thì được sinh ra ở Thái Lan. Còn chị?

– Tôi còn chẳng nhớ tôi sinh ra ở đâu. Mọi người cứ chuyền tay tôi vì tôi vừa rẻ vừa đẹp. Nhưng ngay cả tôi cũng biết bản thân tôi sinh ra đã là phạm pháp, là không tốt. Cậu biết không, cái tem trên người tôi cũng là đồ giả.

Chị rơm rớm nước mắt kể lại. Tôi cảm thấy xót xa cho chị:

– Người có lỗi đâu phải là chị mà là người đã sản xuất ra chị và đã sử dụng chị ấy! Tem chống hàng giả được dán cùng logo của hãng trên vỏ mũ mà cũng bị làm giả! Hừ! Thật quá quắt!

Chị nói:

– Những loại mũ như tôi, chỉ toàn được bán bên vệ đường, các quán nhỏ, không danh tiếng; uy tín cũng không nhiều. Giá cả dao động dưới một trăm nghìn đồng, có loại rẻ nhất còn hai mươi nghìn đồng, bởi thế chất lượng mới không tốt. Thế nhưng chúng tôi lại được yêu thích hơn cả, nhất là các cô cậu học trò ấy. Họ đội chúng tôi để hợp thời trang và coi chúng tôi vừa là một món phụ kiện tôn lên vẻ đẹp của họ, vừa là cái cớ đối phó với người lớn và cảnh sát giao thông.

Tôi bực bội:

– Tôi thì ngược lại, dù cũng có nhiều kiểu dáng và màu sắc để thỏa mãn mọi sở thích, mọi độ tuổi, mọi tính chất công việc nhưng tôi lại được bán trong cửa hàng mủ bảo hiểm uy tín, danh tiếng, được người tiêu dùng tin tưởng và ủng hộ. Giá thành tôi và các bạn khác khoảng từ 200-500 nghìn đồng, đắt hơn nữa thì tiền triệu, tùy theo nhu cầu sử dụng. Các bạn học sinh thường không thích đội chúng tôi vì họ cho rằng mũ to, cồng kềnh sẽ làm hư mái tóc của họ, diện tích mũ soán hết khuôn mặt sẽ che đi vẻ đẹp của họ…

Chị mũ bảo hiểm hỏi tôi:

– Từ nãy giờ tôi vẫn tò mò vì sao cậu lại ở đây, trong cái kho này?

Tôi kể chị nghe, tôi là món quà ông chủ tặng cô chủ nhân cô đạt gải nhất cuộc thi An toàn giao thông cấp thành phố. Tôi kể rằng tôi đã bảo vệ cô chủ ra sao trong những cú ngã và cảm giác vui sướng vì nhận ra bản thân có ích của tôi lúc đó. Rồi cô chủ lớn lên, không còn cần đến tôi nữa vì tôi đã xấu xí, đã không hợp thời trong mắt cô. Cô để tôi ở đây chỉ vì tôi vẫn chưa đến nỗi đem bán phế liệu và tôi vẫn đang chờ đợi đến ngày đó đây!

Chị nghe xong thì thở dài:

– Tôi thì đã đành, cậu tốt như thế, lại giúp được rất nhiều nữa, vậy mà vẫn bị đối xử bất công. Ước gì mọi người ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm chất lượng như cậu, và không bao giờ sản xuất mũ bảo hiểm ” rởm”- như tôi nữa!

Sáng hôm sau, không hiểu sao tôi bỗng được ra khỏi cái phòng kho cũ kĩ, ẩm mốc ấy, và được sử dụng nâng niu trở lại. Thì ra, cuộc nói chuyện giữa tôi và chị mũ hôm đó đã lọt đến tai cậu chủ nhỏ trong nhà. Bất ngờ và vui sướng, tôi suýt bật khóc. Lúc đó tôi nghe cậu chủ bảo:

– Tao thay mặt chị xin lỗi mày! Lần này, tao sẽ trân trọng mày hơn cả chị thời bé.

Tôi cảm động lắm, mong muốn sao ai cũng như cậu chủ vì chúng tôi đóng góp một phần không hề bé vào việc bảo vệ tính mạng mọi người khi tham gia giao thông.