Dàn ý thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ) 1
I. Mở bài
Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày.
II. Thân bài
1 - Cấu tạo:
* Cấu tạo bên ngoài:
- Vỏ của phích thường làm bằng sắt, nhựa, được trang trí đẹp mắt có tác dụng bảo quản ruột phích. - Nắp phích bằng nhôm, nhựa.
- Nút đậy ruột phích (Nút phích) thường làm bằng bấc (li-e) hoặc bằng nhựa.
- Quai xách bằng nhôm hay bằng nhựa.
* Cấu tạo bên trong:
- Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Lòng phích tráng bạc có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài.
- Những chiếc phích tốt có thể giữ được nước nóng cả ngày -> rất tiện dụng.
2 – Cách sử dụng:
- Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Ap miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.
- Phích mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột phích dễ bị nứt vỡ. Nên rót nước ấm khoảng từ 50o đến 60o vào trước khoảng 30 phút, sau đó đổ đi, rót nước sôi vào. Đậy nắp kín, để khoảng 10 tiếng đồng hồ, kiểm tra lại độ nóng của phích nước.
3 – Cách bảo quản:
- Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. -Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.
- Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
III. Kết bài
Phích nước là vật dụng quen thuộc và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.
Dàn ý thuyết minh về cái phích nước 2
I. Phần mở bài: Giới thiệu về chủ đề cần thuyết minh đó là cái phích nước (bình thủy).
Với nhu cầu giữ nước nóng phục vụ trong đời sống con người nên người ta đã phát minh ra cái phích nước, đây là vật dụng quan trọng và hữu ích mà gia đình nào cũng có.
II. Phần thân bài
Lịch sử ra đời cái phích nước
- Phích nước phát minh do nhà vật lý học Sir James Dewar năm 1892.
- Năm 1904 chiếc phích nước đầu tiên ra đời từ nghiên cứu của nhà vật lý Dewar.
- Phích nước có công dụng giữ nóng giữ lạnh.
Cấu tạo của phích nước
Gồm có 2 phần ruột và vỏ.
- Vỏ thường có hình trụ, làm bằng chất liệu nhựa hoặc bằng kim loại. Vỏ thường có nhiều màu sắc, hoa văn dùng để trang trí.
- Phần ruột phích nước thường làm bằng thủy tinh tráng bạc. Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không sẽ giúp giữ nhiệt bên trong..
- Các bộ phận khác như nắp (ngăn sự truyền nhiệt của phích nước ra bên ngoài), quai cầm giúp thuận tiện khi muốn di chuyển chuyển trên quai cầm thường có hoa văn trang trí. Phần đáy phích có 1 lớp đệm nhỏ bằng cao su.
- Dung tích phích nước rất đa dạng với nhu cầu của từng người như 1 lít, 2 lít, 2,5 lít, 3,2 lít,..
- Mẫu mã nhiều màu sắc, kiểu dáng, hoa văn khác nhau.
Cách dùng
- Phích nước sử dụng rất đơn giản.
- Khi mua phích nước mới cần rửa sạch bên trong trước khi sử dụng.
- Đổ nước nóng vào, không nên đổ quá đầy mà nên có khoảng cách giữa mực nước đối với nắp phích giúp giữ nhiệt tốt hơn.
- Sau khi dùng hết nước nóng, hãy tráng qua một lần bằng nước sạch, sau đó rót nước sôi vào trong phích nước và vặn nắp chặt giữ nhiệt.
Bảo quản phích nước
- Khi dùng tránh va đập mạnh có thể khiến phích nước bị vỡ hoặc ruột phích bị bắn ra ngoài gây nguy hiểm.
- Không để phích nước gần lửa, không để ngập nước.
- Để nơi cao ráo tránh xa tầm tay của trẻ em.
III. Phần kết bài
- Phích nước là đồ dùng quan trọng và hữu ích với con người trong nhà.
- Hãy biết cách sử dụng và bảo quản phích nước để sử dụng bền lâu dài trong nhà.
Dàn ý thuyết minh về cái phích nước 3
1. Mở bài
Giới thiệu cái phích nước.
2. Thân bài:
a. Lịch sử ra đời:
Do Sir James Dewar nhà khoa học người Scotland chế tạo ra và năm 1892, trở thành đồ gia dụng bởi hai người thợ thủy tinh người Đức là Reinhold Burger và Albert Aschenbrenner.
b. Cấu tạo:
* Phần vỏ:
- Hình trụ, làm từ kim loại hoặc nhựa, đường kính đáy là 15cm, chiều cao khoảng 40cm.
- Nếu là vỏ kim loại thì dùng nắp gỗ, vỏ nhựa thì dùng nắp nhựa có ren vặn.
- Bên cạnh hông có quai cầm, bên trên có quai xách.
- Phần vỏ được trang trí bằng nhiều hoa văn, lô-gô của công ty,...
* Phần ruột:
- Cấu tạo kiểu bình thủy tinh có hai lớp tách biệt, gắn với nhau ở miệng, giữa hai lớp là khoảng chân không ngăn cản nhiệt tản ra ngoài.
- Mặt đối diện nhau của hai lớp thủy tinh còn được tráng một lớp bạc mỏng để ngăn cản sự tán nhiệt.
c. Cách chọn mua phích, sử dụng và bảo quản:
- Khi mua cần chọn lựa kỹ, quan sát kỹ phần ruột phích, nắp, tay cầm.
- Lần đầu sử dụng không nên rót nước nóng vội và nên rót nước ấm để tránh phích nứt vỡ.
- Khi rót nước sôi không nên rót quá đầy để lại một khoảng trống gần miệng để giữ nhiệt tốt hơn, dùng xong thì đóng nắp ngay lại để tránh thoát hết nhiệt.
- Dùng giấm để vệ sinh các mảng bám trong phích.
- Để xa tầm tay trẻ em.
3. Kết bài
Nêu ý kiến về cái phích nước.
Dàn ý thuyết minh về cái phích nước 4
1.1. Giới thiệu chung về cái phích nước
Giới thiệu chung về chiếc phích nước là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình Việt, là dụng cụ dùng để chứa nước nóng, giúp giữ nhiệt.
1.2. Nguồn gốc, cấu tạo, chức năng của cái phích nước
*Nguồn gốc
Phích nước lần đầu tiên được sáng tạo bởi nhà vật lý kiêm nhà hóa học người Scotland là Jame Dewar vào năm 1892 ban đầu chỉ là một dụng cụ trong phòng thí nghiệm, nhưng sau đó nhờ tính năng giữ nhiệt tốt mà trở thành một vật gia dụng được sử dụng phổ biến.
*Cấu tạo và chất liệu
Về cấu tạo, một chiếc phích nước thông thường sẽ có đầy đủ hai bộ phận là ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, kích thước có thể tùy vào từng loại phích, có thể được làm từ những chất liệu cách nhiệt như nhựa. Nắp phích thường sẽ làm bằng nhựa có ren để xoáy chặt hoặc bằng gỗ đối với phích có vỏ kim loại. Nắp phích có vai trò quan trọng, giữ cho nước không bị bay hơi và ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và để ngăn nước không bị tràn ra khỏi phích. Trên cùng của phích còn có quai và giữa phần thân có tay cầm để thuận lợi cho việc vận chuyển.
Phần quan trọng nhất của một chiếc phích nước, đảm bảo vai trò giữ nhiệt tốt là phần ruột phích. Phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc, giữa hai lớp thủy tinh là chân không để nhiệt không truyền được ra bên ngoài.
*Vai trò của chiếc phích nước
Phích nước được dùng cho mục đích chính là để giữ nhiệt
*Lưu ý về cách sử dụng, bảo quản phích nước
Khi mua phích nên lưu ý lựa chọn phích có khả năng giữ nhiệt tốt bằng cách nhìn vào van hút khí ở đáy ruột thủy tinh. Van hút khí càng nhỏ thì phích giữ nhiệt càng tốt.
Trong lần đầu tiên sử dụng không nên đổ nước sôi 100 độ vì có thể dẫn đến vỡ lớp ruột phích do chưa kịp thích nghi sự thay đổi về nhiệt. Chỉ nên rót nước có độ nóng khoảng 50 đến 60 độ để tráng phích, giữ nước ấm trong phích khoảng 30 phút.
Trong khi sử dụng, không nên rót nước đầy, tràn đến nút phích bởi độ nóng sẽ dễ bị truyền ra ngoài. Không nên để phích trong tầm với của trẻ em vì có thể gây nguy hiểm. Di chuyển phích cẩn thận, tránh làm rơi vỡ phích vì sẽ làm vỡ ruột phích ở bên trong.
1.3. Khái quát lại giá trị của chiếc phích nước
Khái quát lại giá trị của chiếc phích, nêu lên tầm quan trọng của phích trong đời sống hàng ngày.
Dàn ý thuyết minh về cái phích nước 5
I. Mở bài
Đồ dùng quen thuộc nhà nào cũng có đó là phích nước để đựng nước, giữ nhiệt, giữ lạnh.
II. Thân bài
1. Tên gọi, xuất xứ
– Xuất hiện từ rất lâu, bình thủy tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp.
– Các loại phích nước: phích nước có nhiều loại, kiểu dáng khác nhau, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp nhiều kích cỡ khác nhau. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng như thông thường còn có loại chức năng giữ lạnh.
2. Cấu tạo, chất liệu
– Vỏ phích nước: cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa.
– Thân phích thường làm bằng nhựa.
– Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.
– Tay cầm thường làm bằng nhựa.
– Nút phích: chủ yếu được làm bằng nhựa đặc biệt giúp giữ nhiệt.
– Ruột phích: làm bằng thủy tinh có tráng thủy sẽ giữ nhiệt độ cho nước.
3. Sử dụng bảo quản phích nước
– Sử dụng: phích mới mua các bạn không nên đổ nước sôi vào ngay như vậy phích sẽ bị nứt, bể ngay. Trước tiên nên cho nước ấm thời gian khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi.
– Bảo quản phích nước
+ Làm sạch phích vào vào ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại rồi dùng lực từ bên ngoại lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch lại để lọc bỏ đi những chất cặn bên trong.
+ Giữ nhiệt cho phích nước lâu dài hơn bạn cần chú ý không nên cho nước nóng quá đầy vào phích, nên để một khoảng nhỏ rồi hãy đậy nắp lại.
+ Để xa tầm tay trẻ em để tránh gây bỏng cho trẻ em.
+ Tránh va đập mạnh với các vật cứng có thể làm hỏng phích nước.
III. Kết bài
Chiếc phích nước dù làm bằng gì và hình dạng thế nào cũng đều mang lại tiện ích và giúp ích rất nhiều cho con người trong đời sống hàng ngày.
Dàn ý thuyết minh về cái phích nước 6
a) Mở bài:
Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.
b) Thân bài:
1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân. Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).
Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.
2/ Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:
a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.
- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.
- Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.
- Tay cầm: Bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.
- Nút phích (nắp đậy ruột phích): Thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.
b/ Ruột phích: Bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.
Cách chọn:
- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.
- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 700C.
4/ Cách sử dụng:
- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.
- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.
5/ Cách bảo quản: “Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.
- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.
- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.
c) Kết bài:
Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.
Dàn ý thuyết minh về cái phích nước 7
1, Mở bài
Giới thiệu khái quát về cái phích nước
2, Thân bài
Nguồn gốc, xuất xứ của cái phích nước
– Phích nước ra đời vào những năm 1982, bởi công trình nghiên cứu của nhà hóa học kiêm vật lí học người Scotland có tên là Dewar
– Phát minh ra phích nước nhờ vào sự cải tiến từ chiếc thùng nhiệt lượng kế của nhà khoa học Newton.
– Đến năm 1904, chiếc phích nước đầu tiên chính thức trở thành một trong số những sản phẩm hàng hóa thương mại trên thế giới bởi hai nhà khắc thủy tinh người Đức
– Ngày nay, chiếc phích nước đã trở thành sản phẩm gia dụng cần thiết và phổ biến trong hầu khắp các gia đình với nhiều nhà sản xuất, nhiều mẫu mã và nguyên liệu khác nhau.
Cấu tạo của phích nước
– Thường cao 40-50 xăng-ti-mét, có dung tích khoảng 1,5 lít
– Vỏ phích:
+ Bao bọc ngoài ruột phích và để bảo vệ cho ruột phích.
+ Được làm bằng nhựa hoặc cũng có thể làm bằng kim loại thường có nhiều màu sắc khác nhau, được điểm vẽ những họa tiết, hoa văn rất bắt mắt.
+ Vỏ phích còn có quai phích ở bên cạnh thân và ở trên giúp cầm nắm hay di chuyển phích dễ dàng hơn.
+ Trên cùng của phích còn có nắp phích, nó có tác dụng giữ nhiệt cho nước ở trong ruột phích.
+ Dưới cùng của vỏ phích còn có đáy phích, bộ phần này có thể tháo lắp dễ dàng khi chúng ta cần thay ruột phích.
– Ruột phích.
+ Thường được làm bằng hai lớp thủy tinh và giữa chúng có một lớp chân không.
+ Để có thể giữ nhiệt độ được lâu hơn, ruột phích còn được tráng một lớp bạc bóng.
Công dụng và cách sử dụng, bảo quản phích nước
– Có tác dụng giữ nhiệt cho nước, thời gian giữ nhiệt ấm cho nước thường dao động từ 4-8 tiếng.
– Phải chọn lựa nó một cách kĩ càng và cẩn thận bởi lẽ nếu chúng ta chọn phích không đảm bảo chất lượng thì sẽ gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
– Trong quá trình sử dụng chúng ta cũng cần hết sức thận trọng:
+ Tránh để phích va chạm vào những vật liệu cứng hay để nó rơi xuống đất.
+ Cần đặt phích ở nơi kín đáo, tránh xa những chỗ trẻ con có thể với tới.
+ Sau một thời gian sử dụng cần kiểm tra lại độ chắc chắn của quai phích và thay ruột phích khi cần thiết
3, Kết bài
Khái quát lại về vai trò, ý nghĩa, công dụng của cái phích nước và cảm nghĩ của bản thân.