Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh chi tiết nhất 1
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tức cảnh Pác Pó” là bài thơ nổi tiếng trong thời gian hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.
B. Thân bài
Luận điểm 1: Cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Pó
- Phép đối chỉnh: sáng >< tối, ra >< vào thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, ngày nào cũng như ngày nào của Bác khi ở Pác Pó. “Suối” và “hang” là 2 địa điểm làm việc, sinh hoạt chính của Bác, đây đều là những nơi hoang dã ẩn chứa nhiều nguy hiểm, khó khăn.
- Thức ăn của Bác thì đơn sơ, giản dị: cháo ngô với rau măng. Đây đều là những thức ăn trong rừng, luôn có sẵn. Cụm từ “vẫn sẵn sàng” không chỉ muốn nói về sự sẵn có, tự nhiên của thức ăn, mà đó dường như còn là tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.
- Điều kiện làm việc thiếu thốn: bàn làm việc của Bác là những tảng đá chông chênh. Trên chiếc bàn ấy, Bác đang làm những công việc vô cùng quan trọng, liên quan đến vận mệnh của cách mạng Việt Nam.
⇒ Cuộc sống sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn, rình rập hiểm nguy nơi núi rừng hoang dã.
Luận điểm 2: Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, sống hào hợp với thiên nhiên của Bác
- Dù cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn về mọi thứ nhưng Bác vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa khi kể về cuộc sống của mình, bởi đối với Bác, một cuộc sống giữa chốn thiên nhiên hoang dã là điều mà Bác luôn mong ước. Điều đó xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, khao khát muốn sống hòa mình với thiên nhiên để cảm nhận những gì tinh túy nhất của đất trời.
- Câu thơ cuối cùng như một lời thốt ra từ chính trái tim của Bác: “Cuộc đời acsch mạng thật là sang”. Cái sang của Bác không phải là sang trọng về vật chất, mà cái sang ấy là cái sang khi được sống giữa thiên nhiên, dưới bầu trời tổ quốc để cống hiến sức mình cho độc lập dân tộc. Đó là cái sang cảu người làm cách mạng.
Luận điểm 3: Nghệ thuật
- Thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc
- Ngôn ngữ giản dị, chân thật, mộc mạc cùng giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác
- Phép đối chỉnh mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” là một bài thơ giản dị, mộc mạc, thể hiện lối sống cao đẹp, phẩm chất cách mạng sáng ngời trong con người Bác.
- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Hồ Chí Minh không chỉ là vĩ lãnh tục vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nghệ sĩ tài năng, hội tụ được tinh hoa dân tộc, khí thế thời đại.
Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh 2
I. Mở bài: giới thiệu về Tức cảnh Pác bó của Hồ Chí Minh
Ví dụ:
Để nói về nét giản dị và tấm gương tốt của Bác thì nhiều tác phẩm đã ra đời để thể hiện nội dung này. Hồ Chí minh là một vị cha già của dân tộc, một người cha của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh là một nhà chính trị hay một nhà lãnh đạo mà Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hồ Chí Minh là tác phẩm Tức cảnh Pác bó, tác phẩm thể hiện tình yêu thiên nhiên và con người của Bác.
II. Thân bài: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác bó của Hồ Chí Minh
1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác bó:
– Cảnh sinh hoạt của Bác:
+ Về thời gian thì Bác thể hiện tối, sáng, Bác ở đó mỗi ngày
+ Về không gian sinh hoạt của Bác là suối và hang
+ Bác cứ ra-vào hang và suối
+ Thể hiện một lối sống sinh hoạt giản dị, đều đặn và nề nếp
– Cảnh làm việc của Bác:
+ Bàn đá chông chênh
+ Điều kiện làm việc hết sức khó khăn
+ Ăn măng, bẹ
+ Một cuộc sống đạm bạc, khó khăn
2. Cảm nghĩ của Bác về cuộc sống Pác bó:
+ Người cảm thấy rất vui với cuộc sống ấy vì Bác đã cống hiến sức mình cho dân tộc
+ Bác sống rất giản dị, chân thành và cống hiên sức mình, sức người cho dân tộc
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về Tức cảnh Pác bó của Hồ Chí Minh
Ví dụ:
Bài thớ Tức cảnh Pác bó là sáng tác rất nổi tiếng của Hồ Chí Minh, bài thơ nói lên sự khó khăn của cuộc sống ở Pác bó gắn với thức ăn đạm bạc, nhưng không vì thế mà Bác nản lòng mà Bác còn vui vẻ với cuộc sống ấy.
Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh hay nhất 3
Mở bài
- Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ tứ tuyệt hay nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài thơ thể hiện cảm hứng trữ tình và tình thân lạc quan của Bác trong hoàn cảnh hoạt động cách mạng khó khăn gian khổ.
Thân bài
* Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
- Sau sự kiện thực dân Pháp đầu hàng phát xít Đức (tháng 6 năm 1940), Bác đang ở Trung Quốc, chuẩn bị về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Tháng 2/1941, Bác về Pác Bó, chọn nơi này làm của điểm hoạt động. Bác sống trong điều kiện vô cùng gian khổ, thiếu thốn.
* Phân tích nội dung bài thơ:
+ Ba câu thơ đầu:
- Miêu tả điều kiện sống và làm việc của Bác (nơi ở, bữa ăn, phương tiện làm việc) hoàn toàn dựa vào những thứ có sẵn của thiên nhiên. Bác ở trong hang đá lạnh lẽo, ẩm ướt, quanh quẩn trong một phạm vi rất hẹp vì đang hoạt động bí mật: Sáng ra bờ suối, tới vào hang, nhưng Bác đã biến nó thành nếp sống ung dung, tự tại. Ăn thì chỉ có cháo bẹ, rau măng. Làm việc bằng bàn đá chông chênh ven suối.
- Sự đối lập giữa hai hình ảnh: Bàn đã chông chênh (hết sức thô sơ) với công việc dịch sử Đảng vô cùng quan trọng thể hiện tác phong giản dị và tâm tư tưởng cao rộng của Bác Hồ một lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất.
+ Câu thứ tư:
- Cảm tưởng chung của Bác: Cuộc đời cách mạng thật là sang! Cách nói hóm hỉnh, thâm thuý, thể hiện niềm lạc quan lớn lao bắt nguồn từ lòng tin vào lí tưởng và tương lai tươi sáng của cách mạng Việt Nam.
Kết bài
- Bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giúp chúng ta hiểu thêm về quãng đời cách mạng gian nan của Bác lúc mới về nước.
- Bài thơ tả tiếng hát trữ tình của tâm hồn Bác, là bài học sâu sắc về quan điểm sống đúng đắn của người chiến sĩ cách mạng.
Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh chung nhất 4
1. Mở bài
a. 3 câu đầu: cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó
– Cảnh sinh hoạt của Bác:
+ Thời gian diễn ra liên tục quay vòng sáng – tối.
+ Không gian: suối và hang.
+ Ăn uống đạm bạc.
-> Cuộc sống giản dị, đều đặn và nền nếp.
– Cảnh làm việc của Bác:
+ Điều kiện làm việc khó khăn
b. Cảm nghĩ của Bác về cuộc sống ở Pác Bó
– Cuộc sống dù nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng Người vẫn luôn cảm thấy vui vẻ.
– Bác sống một cuộc đời giản dị, cống hiến sức mình cho dân tộc.
3. Kết luận
– Khái quát nội dung bài thơ Tức cảnh Pác Bó và nêu cảm nhận của em về bài thơ này.
Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh 5
a) Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh
+ Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại, một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.
- Giới thiệu bài thơ Tức cảnh Pác Bó:
+ Bài thơ ra đời vào tháng 2/1941 phản ánh cuộc sống sinh hoạt phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật khó khăn gian khổ ở Pác Bó.
b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ:
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về Pác Bó, Cao Bằng sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước.
+ Người sống và hoạt động bí mật trong hang Pác Bó với điều kiện sinh hoạt rất gian khổ.
- Giá trị nội dung: Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó. Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
* Luận điểm 1: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó (3 câu thơ đầu)
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"
- Hành động: Ra - vào.
- Thời gian: Sáng - tối.
-> Phép đối chỉnh thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, liên tục quay vòng của Bác khi ở Pác Pó.
- Không gian: Suối - hang -> 2 địa điểm làm việc, sinh hoạt chính của Bác
=> Cuộc sống bí mật nhưng Bác vẫn giữ được nề nếp, quy củ, phong thái ung dung, chủ động.
- Ăn uống đạm bạc: "Cháo bẹ, rau măng" (cháo ngô với rau măng) -> Những thức ăn luôn có sẵn trong rừng.
- “vẫn sẵn sàng” -> thức ăn luôn có sẵn trong tự nhiên.
-> Tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.
- "bàn đá chông chênh" -> Điều kiện làm việc thiếu thốn, không có bàn mà phải dùng những tảng đá lớn không bằng phẳng
- "dịch sử Đảng" -> Bác dịch cuốn "Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô" để làm tài liệu học tập cho các cán bộ cách mạng
=> Dù cuộc sống sinh hoạt nơi núi rừng hoang dã vô cùng khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy rình rập, song Bác luôn yêu thiên nhiên, yêu công việc cách mạng và luôn làm chủ cuộc sống.
* Luận điểm 2: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, hòa hợp với thiên nhiên của Bác (câu thơ cuối)
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
- Cuộc sống dù có nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng Bác vẫn luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan, giữ vững một tinh thần "thép".
- "sang" : sự sang trọng về vật chất
-> Ở đây, cái sang của Bác là cái sang của cuộc đời cách mạng, được sống giữa thiên nhiên, dưới bầu trời tổ quốc để cống hiến sức mình cho độc lập dân tộc, mang lại cuộc sống hòa bình, no ấm cho nhân dân.
=> Tinh thần yêu nước sâu sắc, phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời, hòa hợp với thiên nhiên.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc
- Ngôn ngữ giản dị, chân thật, mộc mạc
- Giọng thơ hóm hỉnh, vui đùa thể hiện tinh thần lạc quan của Bác
- Phép đối chỉnh mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.
- Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa mới mẻ, hiện đại.
- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.
c) Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Cảm nhận của em về giá trị tinh thần của bài thơ.
Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh chi tiết nhất 6
1. Mở bài
- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, chúng ta nhắc đến Người không phải chỉ với tư cách của một người đem đến ánh sáng độc lập, mà còn ngưỡng vọng Người trong vai trò là một nhà thơ, một người nghệ sĩ.
- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ khắc họa bức chân dung lạc quan của người nghệ sĩ ấy.
2. Thân bài
a. Câu thơ đầu (câu khai)
- Câu thơ 7 chữ khắc họa rõ cuộc sống sinh hoạt thường nhật của vị lãnh tụ:
+ Nơi ở: trong hang
+ Nơi làm việc: suối
+ Thời gian: sáng- tối
+ Hoạt động: ra- vào
⇒ Sử dụng các cặp từ trái nghĩa, nhịp thơ linh hoạt, diễm tả lối sống đều đặn, quy củ của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng.
b. Câu tiếp (câu thừa)
- Câu thơ làm ta hiểu rõ hơn về cách ăn uống của Bác với những đồ ăn giản dị, đặc trưng của núi rừng: cháo bẹ, rau măng.
+ Cháo nấu từ ngô, rau măng thì lấy từ cây măng rừng, của trúc tre trên rừng.
+ Những thức ăn giản dị hằng ngày, mộc mạc, đơn sơ, dân dã ⇒ sự gian nan vất vả.
⇒ Bác vẫn trong tư thế sẵn sàng, bất chấp khó khăn, gian khổ để đạt được mục đích là giải phóng dân tộc.
c. Câu thứ ba (câu chuyển)
- Điều kiện làm việc: bàn đá chông chênh ⇒ Khó khăn, thiếu thốn.
- Công việc Bác làm: dịch sử Đảng ⇒ Công việc vĩ đại, quan trọng.
⇒ Phép đối làm nổi bật lên sự khó khăn, Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
d. Câu cuối (câu hợp)
- Cuộc đời cách mạng được nhấn mạnh, Bác hoạt động cách mạng, một công việc không hề dễ dàng và đơn giản, đặc biệt trong hoàn cảnh gian khổ như vậy, thế mà người nghệ sĩ, chiến sĩ vẫn cảm thấy “sang”:
+ “Sang”- sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy thoải mái, sang trong và vui thích.
+ Chữ “sang” thể hiện niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của Bác.
⇒ Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống ⇒ đây chính là nhãn tự của bài thơ (từ quan trọng thể hiện, nổi bật chủ đề cả bài) và cũng chính là của cuộc đời Bác.
3. Kết bài
- Khái quát những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của văn bản.
- Bài học về tinh thần lạc quan của Bác đối với mỗi người.