Dàn ý Thuyết minh về chiếc mũ (nón) bảo hiểm 1
I. Mở bài:
Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.
- Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.
II. Thân bài:
* Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:
Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.
Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.
-Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.
- Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.
* Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:
- Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.
- Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.
- Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.
* Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.
- Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình
- Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.
* Tác dụng:
- Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.
- Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.
III. Kết bài:
Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người.
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CHIẾC MŨ BẢO HIỂM 2
1.MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: chiếc mũ bảo hiểm.
2.THÂN BÀI
· Cấu tạo của chiếc mũ: vỏ ngoài, lớp lót trong, các phụ kiện đi kèm
· Hình dạng phổ biến
· Các loại mũ
· Cách lựa chọn mũ tốt
· Cách bảo quản, sử dụng.
3.KẾT BÀI
Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của chiếc mũ trong đời sống
Thuyết minh về mũ bảo hiểm 3
I, MỞ BÀI
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài đề cập đến: Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm.
Ví dụ
Mở bài số 1: Xin chào tất cả các bạn. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về họ hàng nhà mình nhé. Trước đó các bạn hãy thử đoán xem chúng tôi là ai nào. Tôi là một loại mũ, bên trong mềm, bên ngoài lại cứng, bảo vệ phần đầu của con người. Đúng rồi đấy, tôi chính là mũ bảo hiểm - người bạn đồng hành trên mỗi chặng đường giao thông hay một số hoạt động đặc biệt của con người.
Mở bài số 2: Trong mỗi lĩnh vực đời sống, con người đều phải cần đến những công cụ, dụng cụ không thể nào thiếu được. Nếu trong hội họa là những hộp màu, cây chì, bút vẽ, tờ giấy; nếu trong thêu thùa là kim chỉ, vải vóc... thì trong khi tham gia giao thông hay tham gia một số hoạt động đặc biệt chính là chiếc mũ bảo hiểm.
II, THÂN BÀI
* Nguồn gốc của mũ bảo hiểm
· Thực ra chiếc nón bảo hiểm đã xuất hiện từ rất lâu rồi, có thể thấy từ trong những năm tháng chiến tranh chúng đã xuất hiện. Đó là tiền thân của chiếc mũ bảo hiểm hiện đại ngày nay.
· Người ta đã tìm thấy những chiếc mũ cổ ở sâu dưới lòng đất, trong các ngôi mộ. Nếu như ai đã từng xem những bộ phim về Hy Lạp cổ đại, về các vị thần trên đỉnh Olympus thì ắt hẳn sẽ biết đến chiếc mũ có chóp nhọn ở trên đỉnh rất đặc trưng của người La Mã, Hy Lạp cổ đại.
· Ban đầu thì chiếc mũ bảo vệ đầu của quân lính được làm bằng da, sau đó là làm bằng kim loại. Sau đó thì mũ được thay đổi bảo vệ cả khuôn mặt, chỉ để lộ ra phần mắt và mũi để thở. Thời gian dần trôi đi, những triều đại phong kiến phương Đông cũng đưa mũ bằng kim loại vào sử dụng trong quân đội. Đến chiến tranh thế giới thứ nhất thì Pháp đã coi mũ bảo hiểm chính là trang bị tiêu chuẩn cho người lính để các mảnh kim loại không bắn làm bị thương phần đầu trọng yếu. Sau đó thì các nước như Anh, Đức và nhiều nước châu Âu đã làm theo.
* Hình dáng và các bộ phận của mũ
· Chiếc mũ bảo hiểm có hình tròn hay hình cầu để ôm lấy phần đầu của người sử dụng mũ. Mũ có 3 lớp gồm lớp vỏ ngoài, lớp vỏ thứ hai và lớp vỏ trong cùng; ngoài ra còn có dây quai, một số mũ có kính chắn gió, miếng lót cổ…
· Lớp vỏ ngoài được làm từ nhựa cứng siêu bền với nhiều màu sắc khác nhau. Có những chiếc mũ còn được in lên hoa văn hay hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu dành cho các bé nữa. Khiến chiếc mũ trở nên đẹp hơn rất nhiều.
· Lớp vỏ thứ hai ngay sau lớp nhựa là một lớp xốp để giảm lực va chạm tác động. Còn lớp vỏ trong cùng là lớp vải mềm nhằm để lớp da đầu không bị tổn thương và đội lên cũng êm ái, dễ chịu hơn.
· Quai đeo thường khá dài và có thể được kéo dài hay rút ngắn tuỳ ý. Chiếc quai mũ cũng như chiếc khoá cặp sách của trẻ em vậy. Phần khoá cài được làm từ nhựa còn phần dây được đan từ những sợi tổng hợp.
· Kính chắn gió (nếu có) được làm từ nhựa trong suốt để người dùng có thể nhìn thấy đường đi dễ dàng.
* Phân loại mũ bảo hiểm
· Mũ bảo hiểm nửa đầu: Như tên gọi của nó, chiếc mũ này chỉ bảo vệ nửa phần đầu trên vì để người dùng có thể lắng nghe được âm thanh mà phản xạ tránh đi kịp thời. Không chỉ vậy, trọng lượng nhẹ cùng kiểu dáng thời trang, giá cả rẻ nên được nhiều người ưa chuộng.
· Mũ bảo hiểm có kính chắn gió: Chiếc mũ này có phần kính chắn gió có thể đẩy lên hoặc xuống. Lực lượng cảnh sát giao thông của nước ta hay sử dụng chiếc mũ này. Bởi khi có thêm kính thì kính sẽ cản lại gió, tránh để gió tạt vào mặt khiến chúng ta khó mở mắt quan sát đường.
· Mũ bảo hiểm có lỗ thông gió: Lỗ thông gió này được thiết kế thêm ở phần sau đầu, đặc biệt dành cho phái nữ dùng khi buộc tóc. Lỗ thông gió sẽ giúp phần đầu không bị dính mồ hôi và khô thoáng hớn.
· Mũ bảo hiểm ôm hết phần mặt: Loại mũ này thường được dùng cho các xe có phân khối lớn hay dân phượt là chủ yếu. Loại mũ này khá dày và bảo vệ phần đầu và cả phần mặt của người dùng rất tốt. Đồng thời chắn gió, giữ ấm cả khi trời lạnh.
* Công dụng của nón
· Mũ bảo hiểm giúp bảo vệ phần đầu của chúng ta. Như tất cả đều biết thì phần đầu là phần cơ quan trọng yếu rất dễ bị tổn thương. Với lớp vỏ cứng, mũ giúp giảm sự va đập mạnh của các đồ vật hay do ngã xuống đường, từ đó là làm giảm nguy cơ bị tai nạn vùng đầu, chấn thương sọ não.
· Từ ngày sử dụng mũ bảo hiểm thì tỉ lệ tử vong do bị tổn thương vùng đầu cũng đã giảm đi đáng kể. Đồng thời, mũ bảo hiểm với kiểu dáng và màu sắc đa dạng cũng khá là hợp thời trang.
* Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm
· Cách sử dụng mũ cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần đội mũ lên và cài quai là được. Nếu quai dài thì có thể chỉnh cho ngắn lại và nếu quai ngắn cũng có thể chỉnh cho dài ra sao cho vừa.
· Mũ bảo hiểm chất lượng có giá thành cao hơn một chút nhưng lại bền và tốt hơn. Chiếc mũ đa số làm từ nhựa, vì vậy không nên đập quá mạnh mũ hay ném mũ đi.
III, KẾT BÀI
- Khái quát lại một vài suy nghĩ của bản thân về chiếc nón bảo hiểm, công dụng của mũ bảo hiểm.
Ví dụ: Chiếc mũ bảo hiểm rất quan trọng. Bởi vậy lựa chọn một chiếc mũ cẩn thận và giữ gìn nó cũng chính là bảo vệ cho tính mạng của mỗi chúng ta.
Thuyết minh chiếc nón bảo hiểm 4
I. Mở bài
– Tại nước ta xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu, đi trên đường nhiều người có thói quen bảo vệ đầu bằng nón bảo hiểm.
– Đội nón bảo hiểm cũng là quy định để đảm bảo an toàn tính mạng khi tham gia giao thông.
II. Thân bài
Lịch sử ra đời chiếc nón bảo vệ
– Vùng đầu là phần quan trọng nhất của cơ thể, người ta nghĩ ra dụng cụ bảo vệ đó là chiếc nón xuất hiện từ trong những cuộc chiến tranh.
– Nón bảo vệ được làm chủ yếu bằng sắt bảo vệ vùng đầu được an toàn.
– Ngày nay con người sử dụng nón bảo hiểm ngoài tác dụng đảm bảo an toàn còn mang tính thẩm mĩ và thời trang.
Cấu tạo
Mũ bảo hiểm gồm có 3 thành phần phần vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện bên ngoài ví dụ như quai mũ, kính chắn gió.
– Vỏ ngoài: chủ yếu được làm bằng nhựa bền, ưu điểm nhẹ nhàng, thuận tiện.
– Lớp lót bên trong: công dụng giảm va đập từ lực bên ngoài, ngoài ra còn có những khe thoáng giúp người đội mũ mát mẻ, thoáng mát.
– Phụ kiện bên ngoài: quai cài giữ mũ cố định thường làm bằng sợi ni lông rất bền và chắc chắn. Kính chắn gió giúp chắn gió, chắn bụi vẫn có ưu điểm dễ dàng quan sát cho người đội mũ.
Một số hãng nổi tiếng
Một số thương hiệu mũ bảo hiểm nổi tiếng như:
– Protec
– Andes Helmet
– Chita
– Shark Helmets
– Hitech
Cách sử dụng
– Mũ bảo hiểm đội khi tham gia giao thông trên đường, công nhân đội khi lao động.
– Mũ đội vừa đầu, không được quá rộng nguy hiểm, cũng không được quá chật gây khó chịu. Quai cài phải vừa không được lỏng, sử dụng kính chắn phía trước để chắn gió, bụi từ môi trường.
Công dụng
– Bảo vệ vùng đầu khi có va đập mạnh, làm giảm tác động từ bên ngoài đến vùng đầu.
– Sử dụng chắn gió, bụi, ô nhiễm từ môi trường.
– Có tính thẩm mỹ, thời trang khi sử dụng.
III. Kết bài
– Mũ bảo hiểm là người bạn thiết thực, bảo vệ bạn khi tham gia giao thông cũng như công nhân khi lao động tại các công trường.
– Hãy sử dụng thường xuyên để hạn chế những nguy hiểm và biến chứng của tai nạn gây ra cho bản thân và gia đình.