Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử (4 mẫu)

Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử chung nhất  1

1. Mở bài

– Giới thiệu thuyết minh về di tích lịch sử

2. Thân bài

-Giới thiệu vị trí địa lí diện tích.

-Giới thiệu về lịch sử hình thành

-Giới thiệu về đặc điểm:

+ Thiên nhiên tạo.

+ Con người tạo.

– Giá trị: đối với lịch sử, đối với văn hóa tinh thần, kinh tế,…..

3. Kết bài

– Nêu những lời nhận xét đánh giá chung về di tích lịch sử.

Thuyết minh về một Di Tích Lịch Sử "Bến Nhà Rồng"  2

 I. MB

“Thành phố Hồ Chí Minh quê ta đã viết nên thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói lưu danh đến muôn đời…” Lời ca ngân lên trong ta niềm tự hào được là công dân của thành phố anh hùng mang trong mình bao dấu ấn lịch sử thiêng liêng suốt hành trình đấu tranh oai hùng để: “Việt Nam ta lại gọi tên mình”. Từ thành phố này, tại Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước vì thế trong 64 tỉnh thành chỉ duy nhất nơi đây được vinh dự mang tên Bác kính yêu và Bến Nhà Rồng được xây dựng thành bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành địa chỉ thân thương với nhân dân cả nước nói chung, nhân dân thành phố nói riêng.

II. TB

1. Vị trí:

Ngót một thế kỉ rưỡi (150 năm) trải qua bao biến cố thăng trầm, Bến Nhà Rồng vẫn sừng sững uy nghi tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành quận 4 thành phố Hồ Chí Minh ( xưa là đường Trịnh Minh Thế). Ngay một cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước-cảng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng nằm ngay trung tâm, trước mặt là bến Bạch Đằng lộng gió. Khi thành phố lên đèn cả khu vực lung linh huyền ảo góp phần tô điểm thành phố thêm lộng lẫy, xứng danh là “hòng ngọc của Viễn Đông”.

2. Lịch sử tên gọi:

Ngày 4/3/1863, ngay sau khi chiếm được thành Gia Định, thực dân Pháp tiến hành mở cảng Sài Gòn và xây dựng trụ sở của công ty vận tải Hoàng Đế. Tòa nhà 3 tầng (2 lầu) được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà được gắn 2 con rồng lớn bằng đất hình trái châu theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt”. Vì thế tòa nhà được gọi là Nhà Rồng và bến cảng được gọi là Bến Nhà Rồng ( giới bình dân gọi là “Sở ông Năm” do viên quân Năm xứ Pháp đứng ra xây dựng). Khi chính quyền Mĩ ngụy tiếp quản thì đã chỉnh sửa đầu rồng quay qua 2 phía. Năm 1979, Ủy ban nhân dân thành phố trao cho Sở văn hóa thông tin thành phố xây dựng nơi đây thành khu lưu niệm Bác Hồ. Tháng 10/1995, Khu lưu niệm tiếp tục chỉnh lí, nâng cấp thành bảo tàng Hồ Chí Minh.

3. Kiến trúc:

Tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây nhưng có kết hợp kiến trúc phương Đông. Trên nóc nhà có kiến trúc đền chùa. Phía trên nóc có gắn phù điêu mang biểu tượng của công ty hình đầu ngựa và hình mỏ neo… Gọi là bến Nhà Rồng nhưng đến tháng 10/1865 nơi đây mới được xây dựng cột cờ thủ ngữ để treo cờ hiệu để tàu thuyền cập bến. Và đến 1899, mới xây dụng bến bằng ván dày gồm nhiều bến mỗi bến cách nhau 18 m. Năm 1919, mới xây bến bằng bê tông và đến tháng 3/1930 bến mới hoàn thành chỉ có 1 bến dài 430 m. Năm 2001, bức tượng Nguyễn Tất Thành được tạc nên ngay chính diện tòa nhà làm bảo tàng thêm uy nghi xứng tầm vóc lớn lao…

4. Các sự kiện lịch sử liên quan đến Bến Nhà Rồng:

Thời gian trôi qua càng ngày Bến Nhà Rồng càng trờ thành địa chỉ được lưu giữ những sự kiến trọng đại gắn liền với vận mệnh dân tộc. Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với 2 bàn tay trắng đã bước xuống con tàu Latouche Treville trong cuộc hành trình “ 30 năm ấy chân không nghỉ”:

“Người đi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do những trời nô lệ.”

Đón nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác_Lê-nin tìm ra mặt trời chân lí rồi trở về lãnh đạo cả dân tộc tổng khởi nghĩa tháng 8/19945 thắng lợi lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Và sau đó vẫn theo tư tưởng của Người, nhân dân ta tiếp tục cuộc hành trình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để từ mùa xuân 1975 non sông gấm vóc hình chữ S thân thương nối liền một dải:

“Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang

Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.”

Suốt những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ nơi đây được nhân dân thành phố chọn làm địa điểm tổ chức những cuộc mít-ting, biểu tình, bãi công… để phản đối chính quyền thực dân và bọn tay sai… Xúc động nhất là sự kiện vào ngày 13/5/1975 con tàu Sông Hồng cập bến chính thức nối con đướng biển thông thương giữa 2 miền Nam-Bắc.

5. Nội dung trưng bày:

Với lịch sử thiêng liêng của Bến Nhà Rồng, nơi đây đã lưu truyền biết bao tư liệu hiện vật quý giá giúp mọi người hiệu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu. Qua nhiều lần chỉnh lí về cơ bản bảo tàng xây dựng thành 12 phòng trưng bày khoảng 170 tư liệu, hình ảnh, hiện vật…(có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày về quê hương, gia đình, sự nghiệp cách mạng đất nước). Nếu ai đã từng đến với bảo tàng đều lặng người khi nhìn tận mắt chứng kiến những kỉ vật về Người. Ta vừa kính phục vừa xúc động làm sao khi đứng trước đôi dép cao su mòn vẹt-đôi dép Bác đã đi khắp thế thế gian, cái áo bà ba sờn rách mà Bác đã đi tiếp những vị lãnh tụ nước ngoài, bút chì 2 đầu xanh đỏ mà Bác đã “ vạch đường đi từng phút từng giờ”… Đặc biệt là những bút tích trong những văn kiện của người đã làm thay đổi dân tộc. Một số những chuyên đề liên quan: những tuyên ngôn bao quát mọi thời đại: “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước dân chủ cộng hòa. Sáu phòng còn lại trưng bày các hiện vật tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh, tình cảm của Bác đối với miền Nam “Miền Nam luôn trong trái tim tôi…”. Đền thờ Bác Hồ ở miền Nam để nhân dân thể hiện tình cảm. Hiện tại bảo tàng là một trong những địa chỉ để nhân dân đến nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Hằng năm, bảo tàng thu hút hàng triệu du khách trong nước và ngoài nước. Mọi người tôn vinh, nghiêng mình tâm phục trước một con người bình dị mà vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới, một anh hùng giải phóng dân tộc:

“ Bao nỗi đau nhân loại Bác đau riêng

Niềm vui Bác chia đều trên trái đất.”

6. Hoa viên:

Với diện tích gần 1500m2 xây dựng làm tòa nhà thì diện tích còn lại trong 1200m2 là hoa viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền của đất nước hội tụ về đây khoe sắc tỏa hương. Ta bồi hồi khi ngắm gốc cây Tân Tào của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, gốc cây bồ đề của tổng thống Ấn Độ,… Những cây tràn trề nhựa sống đem đến khung cảnh thanh bình.

III. KB:

Bến Nhà Rồng, bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được chọn làm biểu tượng của thành phố nhân ngày kỉ ngiêm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày ngày lớp lớp các thế hệ con cháu vễn đến cúi đầu trước tượng đài của Người thắp nén nhang để bày tỏ lòng tôn vinh và tri ân con người đẹp nhất mọi thời đại của dân tộc. Ai cũng thầm nhủ:

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”

để xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châ

Lập dàn ý Thuyết minh về một di tích lịch sử  3

1. Mở bài

- Giới thiệu về di tích lịch sử đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh: Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Đưa ra một vài nhận xét chung về di tích đó: là cụm di tích lịch sử - kiến trúc nổi tiếng; là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi học của con vua chúa, quan lại; nơi thờ Khổng Tử, vinh danh những người đỗ đạt của các khoa thi thời phong kiến.

2. Thân bài

- Vị trí, địa điểm di tích:

+ Địa chỉ: hiện nay cổng chính của Văn Miếu nằm tại số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.

+ Cách di chuyển: có thể đi bằng xe du lịch, xe bus; nếu ở gần thì đi xe đạp.

- Giới thiệu về những nét đặc biệt của di tích:

+ Có lịch sử lâu đời: Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070, đời Lý Thánh Tông; Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho xây trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu; Đến đời nhà Trần đổi tên thành Quốc họa viện, thu nhận cả những học sinh con nhà dân thường có sức học tốt; Từ năm 1448, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia những người đỗ tiến sĩ qua các khoa thi tại đây. Bia đá được đặt trên lưng rùa, cho tới nay vẫn được trưng bày bên trong Quốc Tử Giám

⇒ Qua nhiều năm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám bị bom đạn tàn phá nhiều, cho tới nay được phục dựng lại, trở thành nơi lưu giữ truyền thống hiếu học của dân tộc, trở thành một địa điểm tham quan văn hóa lớn.

+ Cảnh quan: hiện khu di tích bao gồm 3 khu vực chính là hồ Văn, vườn Giám và khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám

⇒ Khách tới tham quan chủ yếu trong khu nội tự

+ Nổi bật trong khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám: gồm có cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và khu Thái Học; ấn tượng nhất trong em là nhà bia tiến sĩ, minh chứng cho sự tài giỏi của cha ông; bái đường Văn Miếu rộng đẹp, là nơi các tốp học sinh, các anh chị sinh viên thường chụp ảnh kỉ yếu.

⇒ Mỗi khu đều mang vẻ đẹp riêng, ý nghĩa riêng.

- Vai trò của khu di tích:

+ Lưu giữ, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc

+ Trở thành nơi tổ chức những hoạt động văn học, nghệ thuật: xin chữ đầu năm, hội chữ xuân, hội thơ...

+ Nơi đến tham quan của học sinh, sinh viên, du khách trong và ngoài nước.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ: khu di tích là nơi tôn nghiêm, là một nét đẹp văn hóa, kiến trúc của dân tộc; cần phát huy tinh thần hiếu học của dân tộc.

Dàn ý Thuyết minh về di tích lịch sử Đền Hùng  4

I. Mở bài:

- Giới thiệu về Di Tích Lịch Sử Đền Hùng.

II. Thân bài:

- Lịch sử hình thành: Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

- Đặc điểm:

+ Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

+ Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

+ Đền Hạ: Xây vào thế kỷ 17-18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi u Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

+ Chùa Thiên Quang: Nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

+ Đền Trung: Tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

+ Ðền Thượng: Nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

+ Lăng vua Hùng: Là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

+ Đền Giếng: Nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

- Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích:

+ Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

+ Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của khu di tích Đền Hùng.