Dàn ý Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc ( 8 mẫu )

Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc  1

Mở đoạn: Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao để lại cho người đọc ít nhiều suy nghĩ. (Cứ giới thiệu được vậy là ổn.)

Thân đoạn: Thông qua những chi tiết trong truyện để làm rõ hai ý chính:

- Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm (nàh nghèo, vợ mất sớm, gà trống nuôi con, con trai thì đi làm xa,...)

- Nhưng lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu. (yêu quý con Vàng, hết mực thương yêu con trai, đức tính tự trọng đáng quý.)

Kết đoạn: Lão Hạc là một nhân vật điển hình cho tầng lớp nông dân trong xã hội cũ... Nam Cao đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật...

Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc  2

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả.

- Giới thiệu tác phẩm, nhân vật.

Thân bài:

- Giới thiệu khái quát cuộc đời, hoàn cảnh của lão Hạc.

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận về những phẩm chất cao đẹp, đáng quý, tiêu biểu của nhân vật:

+ Lão Hạc - người nông dân hiền lành, chăm chỉ, lam lũ.

+ Lão Hạc - con người nhân hậu, luôn nghĩ cho những người xung quanh.

+ Lão Hạc - người cha hết lòng thương con.

+ Lão Hạc - con người giàu lòng tự trọng.

- Khái quát, nâng cao: Số phận đau khổ của lão Hạc — Số phận đau khố của những người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến.

Kết bài:

- Cảm thương trước số phận đau khổ, cuộc đời bế tắc của những người nông dân trong xã hội cũ.

- Trân trọng, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của họ.

Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc  3

Mở bài:

- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những tác phẩm viết về cuộc sống đói nghèo, cơ cực, bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ.

- Lão Hạc là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông.

- Trong tác phẩm này, Nam Cao đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật lão Hạc - một người nông dân không bị cái đói, cái nghèo làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn...

Thân bài:

- Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh của lão Hạc:

+ Vợ đã mất, con trai lão vì không đủ tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, lão sống một mình với con Vàng.

+ Lão ốm đau liên miên rồi mất mùa... Tất cả làm cho cuộc sống của lão ngày càng khó khăn, cùng quẫn.

+ Lão thường sang nhà ông giáo trò chuyện, chia sẻ... để vơi đi nỗi buồn và sự cô đơn.

- Lão Hạc là một người nông dân hiền lành, chăm chỉ: cả đời lão quen với công việc đồng áng, tuổi đã cao nhưng lão vẫn đi làm thuê, làm mướn để sống cho qua ngày...

- Lão Hạc là một con người có trái tim nhân hậu, luôn nghĩ và sống vì người khác:

+ Lão không cho mình quyền được sở hữu bất cứ cái gì (ba đồng bạc: lão bảo của con trai, lão không tiêu; con chó Vàng cũng là của thằng con trai; mảnh vườn là mồ hôi, công sức của người vợ đã mất...). Lão trân trọng tất cả như những báu vật.

+ Lão yêu con chó Vàng như yêu quý một con người: lão trò chuyện, tâm sự với nó; lão vô cùng ân hận, đau khổ khi lừa bán nó đi... (dẫn chứng, phân tích).

- Lão Hạc là một người cha hết lòng yêu thương con:

+ Lão luôn nhớ con: Thằng con trai có mặt trong mọi cuộc trò chuyện của lão với ông giáo.

+ Lão ân hận, đau xót vì không mang lại hạnh phúc cho con, để nó phải đi đồn điền cao su.

+ Lão chắt chiu, dành dụm vì muốn để tiền cho con.

+ Lão hi sinh sự sống của mình vì con, để hi vọng con trai lão sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn: lão gửi lại mảnh vườn cho con, lão tự kết thúc cuộc sống của mình (vì không muốn bán mảnh vườn để sống...).

- Lão Hạc là một con người giàu lòng tự trọng:

+ Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo.

+ Lão tự vẫn bằng bả chó.

+ Lão gửi ông giáo tiền lo hậu sự.

- Khái quát, nâng cao vấn đề:

+ Cuộc đời của lão Hạc tiêu biểu cho cuộc đời, số phận đau khổ, bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ.

+ Câu chuyện về cuộc đời của lão Hạc cho độc giả hiểu thêm về sự mục nát của xã hội phong kiến đương thời, xã hội ấy đã không thể mang lại một cuộc sống bình thường với những mong ước giản dị cho con người.

Kết bài:

- Cảm thông cho số phận đau khổ của lão Hạc nói riêng và những người nông dân nói chung trong xã hội cũ.

- Càng trân trọng hơn những vẻ đẹp tỏa sáng của những con người bình dị “thà chết trong còn hơn sống đục”.

Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc  4

I. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác truyện

Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nam Cao, đặc biệt là nhân vật lão Hạc

II. Thân bài:

Lão Hạc là người cha yêu thương con (qua chi tiết tâm trạng của lão khi con đi đồn điền cao su, lúc lão nhận được thư của con, cực điểm là cái chết của lão)

Lão Hạc là một người có lòng nhân hậu (qua chi tiết lão đối xử với con chó Vàng, tâm trạng của lão khi lão bán chó)

Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng (lão ko nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào của ông giáo, trước khi tự tử đã gửi lại ông giáo chút tiền để lo ma chay)

=> Khái quát lại cuộc đời và số phận của lão Hạc (Lão Hạc là một người dân nghèo nhưng tốt bụng, có lòng nhân hậu, tự trọng và yêu thương con. Thế nhưng cuộc đời của lão Hạc vô cùng đau khổ, bế tắc, ko có lối thoát, cuối cùng phải chọn một kết thúc đau khổ)

Số phận của lão Hạc cũng là số phận của biết bao người nông dân khác trong xã hội phong kiến đương thời.

Thông qua đó tác giả muốn tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát, vì tiền

III. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật lão Hạc.

Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc  5

MB:

– Giới thiệu nhà văn Nam Cao với đề tài người nông dân.

– Giới thiệu nhân vật lão Hạc: nghèo khổ, bất hạnh nhưng tâm hồn đẹp, nhân cách cao thượng.

TB:

1, Nhân vật lão Hạc

– Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, cùng quẫn, nhưng không bị tha hóa, mà trái lại có một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao thượng.

– Lão sống một thân một mình trong tuổi già cô đơn, vất vả. Lão chỉ có đứa con trai duy nhất để nương tựa, vì đói khổ nên tình duyên trắc trở, đau buồn mà đi phu đồn điền cao su.

– Tuổi già còm cõi vẫn phải lủi thủi làm thuê làm mướn kiếm ăn lần hồi. Nhưng rồi cuộc sống càng lúc càng khó khăn, lão rơi vào bế tắc.

– Thực ra hoàn cảnh lão Hạc đã làm gì bế tắc đến thế. Lão còn mảnh vườn để đó, con Vàng đó, có thể bán đi mà tiêu. Nhưng lão sống vì con chứ đâu phải vì mình.

Hiếm có người cha nào thương yêu con như lão Hạc.

2, Phân tích.

– Nghèo khổ nhưng lúc nào cũng nghĩ đến bổn phận làm cha trước, lão lo làm trọn bổn phận ấy, dẫu có phải chịu đói, chịu rét và phải chết bi thảm.

– Hình ảnh đứa con trai, nỗi lo chu tất cho con luôn luôn ám ảnh, dằn vặt tâm trí lão.

– Hồi anh ta còn ở nhà, lão không cho anh bán mảnh vườn để cưới vợ cũng là xuất phát từ nỗi lo cuộc sống lâu dài cho con trai. Lão đau lòng vì chưa lo cho con một người vợ, một căn nhà, một tổ ấm gia đình.

– Lão thà ăn củ chuối, củ ráy chứ không ăn tiêu vào tiền của con, không bán mảnh vườn của con. Bao nhiêu tiền nhặt nhạnh được từ mảnh vườn, cùng văn tự mảnh vườn lão gửi tất cả nhờ ông giáo giữ hộ con trai. Rồi lão chọn cái chết để không bao giờ phải đụng đến.

– Lão Hạc, bên ngoài thì có vẻ tiều tụy và gàn dở như vậy mà thật giàu tình nặng nghĩa.

– Không chỉ đối với con, tấm lòng nhân hậu ở lão còn thể hiện ở cái tình rất nặng đối với con Vàng của lão mà lão gọi là “cậu Vàng”.

– Chân thật, chất phác, đôn hậu, tràn đầy tình thương và trách nhiệm, lão Hạc cũng thật giàu lòng tự trọng.

– Đối với ông giáo, người lão tin tưởng và quý trọng đến thế, lão cũng vẫn giữ ý để người ta nhìn vào không thể coi thường. Lão đói, không còn gì để ăn, nhưng vẫn dứt khoát “từ chối tất cả” thậm chí từ chối “một cách gần như hách dịch” những gì ông giáo giấu vợ thỉnh thoảng ngấm ngầm giúp lão.

– Lão tự trọng đến mức gửi tiền cho ông giáo để “lỡ có chết đem ra nói với làng xóm” lo ma chay cho mình. Khi sống thì “đói cho sạch, rách cho thơm”, sau khi chết cũng không muốn có mảy may một tiếng xì xào.

– Cuối cùng thì lão Hạc chết. Chủ động tìm đến cái chết, một cái chết bi thảm, khốc liệt nhưng là cái chết của một con người cao quý. Bởi qua cái chết này, tất cả những phẩm giá cao đẹp của lão ánh lên, chiếu sáng lòng người.

3, Đánh giá và suy ngẫm.

– Nhà văn Kim Lân từng nói: “Lão Hạc không chỉ là một người nghèo, đó còn là một con người có nhân cách, tự trọng và bất khuất”. Chúng ta hoàn toàn đồng ý với Kim Lân. Nhất là cái chết của lão Hạc để lại cho chúng ta, cùng với nỗi xót thương vô hạn, nhiều bài học quý .

– Bài học sâu sắc nhất là giữa người với người phải có trách nhiệm với nhau hơn, phải tìm hiểu để đánh giá đúng và cảm thông với người khác hơn, phải tin tưởng ở con người và cuộc đời, và phải biết căm ghét xã hội bất công, những thế lực độc ác đã vùi dập, đầy đọa những người như lão Hạc.

KB:

Nam Cao đã để lại cho đời một nhân vật bất hủ và cũng để lại cho đời một cách ứng xử mang tính nhân đạo sâu sắc.

Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc  6

  • Tình cảnh:
    + Nhà nghèo, vợ chết, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão sống cô độc, chỉ biết làm bạn với con c.hó Vàng mà lão gọi thân mật là cậu Vàng.
    => đáng thương, cô đơn, nghèo khổ, già yếu
    - Cậu vàng: => kỉ vật của người con trai,người bạn, người thân sớm, tối.
    + bắt rận, đem ra ao tắm.
    + cho nó ăn trong một cái bát, gắp thức ăn cho nó như cho con trẻ, có gì ngon lão cũng chia cho nó.
    + nói chuyện như nói với một con người.
    => chăm sóc cẩn thận, chu đáo, yêu quí cậu Vàng, là chỗ dựa tinh thần lúc tuổi già cô đơn.
    =>Sau trận ốm cuộc sống khốn khổ lại càng khốn khổ. Lão nuôi thân chẳng nổi huống chi nuôi chó, và cơ bản hơn lão muốn giữ tài sản lại cho con. c/sống túng quẫn, giá cả tăng cao
    * Tâm trạng khi bán cậu vàng:
    - Sau khi bán chó xong lão Hạc gặp ông giáo “Lão cố l àm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước,” rồi “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngo ẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...” và cuối cùng lão nói “Thì ra tôi già bằng này tưổi đầu rồi còn đánh lừa một con c.hó”

    - Cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa ân hận vì phải bán đi con vật mình yêu quý và đó là vật kỷ niệm của đứa con trai.
    Lão vừa đau đớn, tự trách, xót xa, ân hận vì phải bán đi con vật mình yêu quý và đó là vật kỷ niệm của đứa con trai.Vẽ ra một tâm hồn đau khổ dường như đã cạn kiệt nước mắt.

    -> Lão Hạc là một người sống rất tình nghĩa, thuỷ trung, vô cùng yêu thương loài vật

    * Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc:
    - Nhờ ông giáo trông coi mãnh vườn để trao lại con trai lão.
    - Gởi món tiền để hàng xóm lo ma chay cho lão khi lão chết.
    =>gắn liền với trách nhiệm làm cha mà lão cảm thấy ít nhiều chưa trọn vẹn và danh dự của một con người giàu lòng tự trọng không muốn mình trở thành gánh nặng cho hàng xóm.
    - Cuộc sống: ăn khoai, củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc.
    => Đói nghèo, khổ cực, thiếu thốn, túng quẫn
    =>Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, không muốn người đời thương hại, Mặt khác không muốn làm phiền người khác
    => Một người cha có trách nhiệm với con, tình thương con sâu sắc, là một con người cẩn thận, chu đáo, giàu lòng tự trọng, con người “đói cho sạch rách cho thơm”.

Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao  7

- “Họ đều nghèo khổ, bế tắc của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức”. 

+ Ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.

+ Sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối, rau má ... kiếm được gì, lão ăn nấy. Và đến lúc, lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa, lão đành phải bán chó. Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì

- “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: 

+ Lão Hạc thương con, không muốn con phải khổ sở nên đã bán cậu Vàng và vì ân hận làm điều đó, lão đã tìm đến cái chết nghiệt ngã để giữ mảnh vườn cho con;

+ Ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.

=> Cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng

Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao  8

1. Nguyên nhân Lão Hạc chết

– Lão Hạc là một người nghèo khổ nhưng có lòng tự trọng, không muốn gây phiền hà lối xóm. Lão là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận bố thí. Trong tình cảnh túng quẫn, tuyệt vọng lão Hạc đã bị đẩy vào con đường chết để giải thoát.

– Lão tự nguyện tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng. Lão Hạc người khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Cái chết đau đớn là do lão tự chọn. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”,  con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.

Suy cho cùng đây số phận chung của những người trước cách mạng tháng Tám nghèo đói và túng quẫn.

2. Ý nghĩa về cái chết của Lão Hạc

Trong truyện Lão Hạc đã chết bất ngờ trong sự nghèo đói, túng quẫn, cái chết đó hậu quả của một xã hội phong kiến mục nát. Cái chết dữ dội, đau đớn, sống trên đời có nhiều cái chết nhẹ nhàng nhưng Lão Hạc lại chọn cái chết thật đau đớn như một lời tạ lỗi với cậu Vàng- kỉ vật người con trai. Có lẽ cái chết tuy đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn của mình.

Ý nghĩa chính: cái chết như đã tố cáo trức tiếp về xã hội phong kiến bất công, tàn ác, xấu xa đã chà đạp lên số phận đau thương của bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó đẩy con người và bức chân đường cùng không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết để tự giải.

Qua cái chết đó ta càng kính trọng những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao quý người nông dân: chất phác, hiền lành, sống có tình có nghĩa… sau đó ta thương tiếc xót xa trước cảnh đời bi thảm của người nông dân trong chế độ cũ.

Lão Hạc chết sẽ mang đậm màu sắc bi thương, một mảng màu tối nhưng khiến người đọc có thêm niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã. Đó là giá trị nhân văn sâu sắc mà tác giả đã gửi gắm vào truyện ngắn này.