Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 1
Mùa xuân là mùa của cây trái đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc thắm. Mỗi mùa đều gắn liền với những loài hoa khác nhau. Nhắc đến mùa xuân, nhắc đến ngày tết miền Nam thì không thể không nhắc đến hoa mai. Hoa mai đã trở thành loài hoa đặc trưng của mùa xuân phương nam, là loài hoa gọi mùa xuân về.
Không rõ loài hoa mai xuất hiện từ khi nào, nó đã có từ rất lâu đời từ một loại mai rừng ở đồi núi với dáng vẻ giản dị độc đáo. Người xưa đã đem về trồng để bây giờ nó có thể mang đậm sắc màu Tết của miền Nam nước ta. Dần dần mai đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam.
Hoa mai có rất nhiều loại. Dựa vào màu sắc gồm: Hoàng mai (mai vàng), Bạch mai (mai trắng), Thanh mai (mai xanh), Hồng mai (mai hồng, mai đỏ ). Còn dựa vào đặc điểm thì mai gồm có: mai Chiếu Thủy, mai Tứ Quý,... Nhưng mai vàng vẫn là loại phổ biến nhất, đẹp nhất.
Cây mai cũng có những đặc sắc riêng nhất là về hình dạng. Thân mai nhỏ, cành gầy, mỏng manh tạo nên vẻ duyên dáng của người con gái trong tà áo dài trang nhã và đài các. Lá mai màu xanh, nhỏ như lá chanh. Nụ mai thì nhỏ, có màu xanh, thuôn dài mọc thành chùm từ bảy đến mười cái.
Khi nở, hoa mai có năm cánh khoác trên mình một bộ đồ màu vàng rực rỡ mà ai cũng thích. Cánh mai mịn màng, mỏng manh làm cho người ta cảm thấy ấm áp lạ thường. Có thể nói cả cây mai đều có màu vàng chỉ riêng lá màu xanh và phấn hoa thì có màu nâu đỏ. Đặc biệt có những cành mai ghép, hoa nở ra thường có sáu đến mười hai cánh. Mai vàng không có mùi thơm.
Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai nhìn mẩy, phơi khô rồi đem gieo vào đất ẩm, có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn. Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm.
Nếu chăm sóc tốt thì khoảng 5 – 7 năm mai có thể cho hoa. Để có một chậu hoa đẹp thường chú ý cắt nhánh, uống cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc, đậm chất triết lí Á Đông. Để mai ra hoa đúng vào ba ngày Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm hơn.
Quả thật là vậy, hoa mai lúc nào cũng hiện diện trong nhà của mỗi người cũng giống như mâm ngũ quả không thể thiếu trong ngày Tết. Ý nghĩa của hoa mai là luôn mang lại may mắn cho mọi nhà. Không những thế, mai còn biểu thị cho đức tính trung thực, cho sự lịch lãm, thanh khiết của con người.
Người xưa nói quả không sai, chỉ khi gặp hoạn nạn, khó khăn thì mới biết đâu là bạn thật, đâu là bạn giả. Hoa mai cũng vậy, dù nắng mưa bão bùng, thì mai vẫn ngời ngời một sức sống dai dẳng. Điều đó cũng cho thấy được cây mai cũng rất kiên cường, rất chịu khó dù trong hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó hoa mai còn là nguồn khai thác vô tận là một đề tài đặc sắc cho các nhà văn, nhà thơ Việt Nam.
Hoa mai đã đi vào lòng người dân Việt Nam bằng nét đẹp giản dị, thanh tao và dịu dàng. Cũng vì ý nghĩa của nó nên hoa mai trong ngày Tết đã trở thành một truyền thống đặc sắc của miền Nam nước ta để nó luôn mang lại sự an lành, hạnh phúc và niềm may mắn cho mọi nhà.
Hoa mai là sứ giả của mùa xuân phương Nam. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của mai cũng như quên được màu sắc hoàng gia của nó. Hoa mai là niềm tự hào của người dân Việt.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 2
Mùa xuân là mùa của sức sống, của những sinh sôi nảy nở, là mùa của trăm hoa khoe sắc. Mùa xuân đến mang theo biết bao sự tươi mới cho đất trời, gọi đến biết bao những mùa hoa xinh đẹp. Một trong những loài hoa đẹp nhất của mùa xuân nước Việt, không thể không kể đến là hoa mai. Hoa mai là sản vật tinh thần, là biểu tượng may mắn hòa cùng niềm hạnh phúc sum vầy trong năm mới. Và chẳng biết tự bao giờ hoa mai đã trở thành linh hồn linh thiêng nhất của mùa xuân trong lòng con mỗi người con Việt Nam.
Tất cả những loại hoa mai chúng ta thấy hiện giờ đều bắt nguồn từ hoa dại trong rừng, được người lao động đi rừng mang về và nhân giống và lai tạo ra. Không ai còn nhớ rõ hình dáng ban đầu của thân cây ra sao. Chỉ nhớ rằng thân cây là thân gỗ, cao từ mét rưỡi đến hai mét như cây mai ngày nay.
Thân cây lúc nào cũng màu nâu xám và tỏa ra làm nhiều nhánh. Với bàn tay khéo léo và khối óc nghệ thuật, nhiều nghệ nhân đã tạo ra những kiểu dáng lạ mắt cho thân cây như hình con rồng, phụn, lân,… cùng với các tán tròn xòe rộng như bàn tay ấp ủ hơi thở nồng nàn của mùa xuân.
Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào.
Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại hoa mai: Mai vĩnh hảo, mai tứ quý, mai cà ná, mai liễu,… Mai ở Việt Nam được trồng nhiều ở miền Nam và miền Trung, bởi nó phù hợp với thời tiết ấm áp của nơi đây hơn cái giá lạnh của vùng Bắc Bộ. Ở nước ta, người ta chuộng mai tứ quý bởi nó nở hoa cả bốn mùa.
Đặc biệt, khi lần đầu nở, hoa chỉ có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ.
Hoa mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm: “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”. Người xưa cho rằng chúng có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Hoa mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa tinh khiết. Mai tượng trưng cho phẩm chất cao quý, khí phách của người quân tử, là niềm cảm hứng trong thơ ca…
Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa.
Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây.
Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Hoa mai không chỉ đẹp mà còn là biểu trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của người Việt Nam.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 3
Cứ mỗi độ xuân về, khắp đất trời phương Nam trở nên thật rực rỡ với muôn ngàn sắc hoa. Thế nhưng, loài hoa đặc trưng cho mùa xuân miền Nam chỉ có một. Đó chính là hoa mai.
Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam.
Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.
Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ.
Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được.
Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn.
Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 4
Trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân phương Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân phương Nam. Trong khu vườn hay trước sân mỗi nhà, thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai. Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc trong rừng. Cây cao trên hai mét, thân gỗ, chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán tròn xoè rộng.
Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng, sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng và mai chiếu thuỷ. Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn ruộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng vài cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li.... Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai. Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ. Chỉ sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng mùng một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhụy hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm vườn mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của tạo hoá. Mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hương với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm. Mai trắng còn có tên gọi là Bạch Mai. Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhè nhàng, phảng phất. Mai trắng hơi hiếm bởi khó trồng và được coi là loài hoa quý. Mai chiếu thuỷ cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li ti mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát, thường được trồng vào chậu hoặc trồng vào hòn non bộ làm cảnh trước sân nhà. Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng rực rỡ hoà quyện với không khí tưng bừng náo nức của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Nhà ai cũng muốn có một cây mai, hoặc một bình hoa mai tươi nở đúng sáng mồng một đầu năm để lấy may. Trong ba ngày tết, hoa mai chưa khoe sắc vàng rực rỡ thì gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn. Cây mai được xếp vào hàng "tứ quý" trong bộ tranh "tứ bình" đại diện cho bốn mùa trong năm: Mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người.
Trong những năm gần đây, nhân dân miền bắc đón xuân bằng cả sắc hồng thắm của hoa đào và sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước Việt Nam yêu dấu.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 5
Bàn về nét văn hóa Việt Nam không thể quên ngày Tết. Tết được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong một năm của người Việt. Ngày Tết là dịp để cả gia đình quần tụ, sum vầy, đón chào những thời khắc thiêng liêng của thời gian. Không khí ngày Tết không thể thiếu được mùi vị của bánh chưng và màu sắc của những cành mai đối với Nam Bộ và cành đào đối với miền Bắc.
Sở dĩ mai là biểu trưng ngày Tết của miền Nam là bởi khí hậu miền Bắc Việt Nam rất khác so với vùng này. Do chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên những ngày Tết ở miền Bắc thường lạnh, vì thế mà không có hoa mai. Cây hoa mai từ lâu đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của mỗi gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. Hoa mai có rất nhiều loại. Có mai vàng, mai tứ quý, mai trắng, mai chiếu thủy, mai ghép... Mai vàng là loại phổ biến nhất, đẹp nhất. Đúng như tên gọi của nó, mai vàng có nụ nở thành từng chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng, màu vàng tươi, có mùi thơm kín đáo. Mai tứ quý thì lại khác. Mai tứ quý là loại mai nở quanh năm, sau khi cánh hoa tàn và rụng hết, còn lại hai đến ba hạt nhỏ dẹt đen bóng. Lá nhỏ lăn tăn là mai chiếu thủy. Loại này có mùi thơm ngát về đêm. Mai chiếu thủy rất được ưa chuộng trồng ở những nơi ẩm như hòn non bộ.
Cách chăm sóc hoa mai không quá phức tạp. Hoa mai ưa ánh nắng, độ ẩm vừa phải. Vì thế mà hoa mai thường được trồng ở những nơi đón nắng nhiều nhất. Cũng vì lí do này mà khí hậu miền Bắc không thích hợp cho mai phát triển. Mai có thể được trồng trong chậu hoặc tại vườn đều được. Điểm chú ý khi chăm sóc mai đó là mai không cần đất quá ẩm. Mặc dù yêu ánh nắng, nhưng mai không thích đất khô hoặc úng nước. Nên, người trồng thường xuyên phải để ý kiểm tra độ ẩm của đất để cung cấp nước cho phù hợp. Đặc biệt, để hoa nở đúng vào những ngày Tết hoặc thời điểm mà người trồng mong muốn, trước đó họ phải tuốt hết lá trên cây mai để nụ hoa đâm ra nhanh chóng nở khoe sắc. Thường là trước thời điểm nở khoảng 2 tuần. Sau khi tuốt lá, người trồng phải đặc biệt chú ý chăm sóc mai cẩn thận để mai có thể ra hoa đúng như kế hoạch. Cần chú ý cả lượng nước lẫn ánh nắng chiếu vào. Mai là loài cây sống mạnh, được coi là giống cây dễ trồng nhất. Cây mai không kén đất trồng, bất cứ loại đất nào mai cũng có thể sinh sôi nảy nở được, trừ đất nghèo không thể trồng được loài cây nào mà thôi. Mai sinh trưởng tốt nhất ở đất thịt nhẹ nhiều chất hữu cơ, không bị nhiễm mặn, chua, nhiễm phèn hoặc hóa chất độc hại. Chỉ duy nhất một điều cần chú ý đó là mai rất sợ úng nước. Mai bị ngập nước quá lâu sẽ héo dần rồi chết. Thân cây mai sần sùi khá giống các loại cây cổ thụ. Không giống cây đào thân mảnh và mỏng, thân cây mai chắc chắn và dày hơn. Lá mai tròn nhỏ, không dài như lá cây đào. Mai sống tốt và thích hợp nhất ở khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ khoảng 27 đến 32 độ C. Xuất xứ từ loài cây hoang dại, mai có khả năng thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới đặc biệt là khí hậu có hai mùa mưa – nắng rõ rệt như ở miền Nam. Cây mai có tuổi thọ cao, được chăm sóc tốt sẽ sinh trưởng nhanh và ra hoa sớm. Cây mai rụng lá mỗi năm một lần, nở hoa vào mùa xuân khoảng tháng 2 dương lịch. Riêng hoa mai tứ quý thì nở quanh năm.
Hoa mai đứng đầu trong bộ tứ bình, là sức sống, là cái hồn của mùa xuân Việt Nam. Đến cận kề ngày xuân, ra phố nhìn thấy cánh mai vàng, sắc vàng của hoa mai là không khí Tết đã rộn ràng lan tỏa đến mọi nhà. Từng chùm, từng chùm mai mọc quấn quýt lấy nhau tạo một tổng thể trang nhã, rực rỡ. Màu vàng hoàng tộc của hoa mai đã khiến cho nó mang một vẻ đẹp quyền quý cao sang. Hoa mai có hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng, kín đáo, xoa dịu lòng người. Vì thế mà không chỉ có tác dụng trạng trí trong nhà đặc biệt là các dịp lễ tết, hoa mai còn là một món quà vô cùng ý nghĩa tặng người thân, bạn bè nhân dịp đầu năm mới. Ngày xuân xum họp, mọi người quây quần bên nhau, con cháu xa quê về thăm ông bà cha mẹ không quên mang một cành mai về làm quà cho gia đình.
Những lời chúc tốt đẹp cho năm mới sẽ ý nghĩa hơn, trọn vẹn hơn khi có bóng dáng hoa mai làm điểm nhấn. Hoa mai không chỉ có giá trị thẩm mĩ cao mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc của người Việt. Nguyễn Du đã lấy hình ảnh cây mai làm thước đo của sắc đẹp khi miêu tả vẻ đẹp cả hai chi em Thúy Vân Thúy Kiều: "Mai cốt cách tuyết tinh thần". Mang vẻ đẹp thanh khiết và tao nhã, mai đã trở thành biểu tượng đẹp trong mắt con người. Sắc mai vàng rực rỡ đón nắng luôn là hình ảnh khó phai trong lòng mỗi người dân đất Việt.
Hoa mai là biểu tượng của ngày Tết, là thước đo sắc đẹp, là niềm tự hào của người dân Việt đặc biệt là người dân xứ Sài Gòn. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của mai cũng như quên được màu sắc hoàng gia của nó. Ngày nay, người miền Bắc cũng rất thích để cây mai trong nhà vào dịp Tết, mặc dù không hợp khí hậu nhưng ai cũng muốn trong nhà mình có hình ảnh của cây mai, cành mai, hoa mai. Bởi vậy mới nói, hoa mai là niềm tự hào của người dân Việt.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 6
Trong những ngày tết truyền thống của Việt Nam ta không thể thiếu những cây hoa mai, hoa đào, trong không khí chào đón năm mới hoa mai, hoa đào nắm vai trò rất quan trọng, mang sắc xuân đến cho mọi nhà, miền Bắc thì có hoa đào, còn miền Nam thì có hoa mai, đã từ lâu rồi hoa mai tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao nhất, hoa mai còn báo hiệu mùa xuân đang về và trong ngày xuân thì hoa mai là biểu tượng không thể thiếu của người Việt Nam.
Khi mùa xuân về cũng là lúc những cánh hoa mai vàng nở rộ, trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam việc chơi hoa mai là thú chơi thanh cao, tao nhã, thể hiện được tâm hồn yêu hoa và thẩm mĩ của người Việt Nam, mỗi khi nhìn thấy những cánh mai vàng nở, búp mai vàng ngát hương thơm mát, tuôn trào những sắc vàng ấm áp, làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn để chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn, an lành, vì vậy mà mai là cây không thể thiếu trong ngày tết của Việt Nam ta.
Có câu thơ rất hay nói về hoa mai: "Hoa mai, nàng tiên của mùa xuân!", thật đẹp làm sao? Hoa mai được ví như nàng tiên, một nàng tiên thơ mang mùa xuân đến cho trần gian, mang không khí mùa xuân ngập tràn màu sắc và hơi ấm.
Từ xa xưa hoa mai được xếp vào hàng tứ quý: " Tùng, Cúc, Trúc, Mai", cây mai được xếp vào một trong những cây quý, tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, những cây tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người, ngoài ra mai còn tượng trương cho sự cát tường, an lành.
Hương hoa mai thơm tinh khiết, có vẻ đẹp rực rỡ, hoa mai đã là niềm cảm hứng trong thơ ca của rất nhiều nhà văn, nhà thơ và là nguồn cảm hứng vô tận của nhất nhiều nhà họa sỹ, đã có những bức tranh tuyệt đẹp về cây hoa mai, hoa mai tượng trưng cho khí phách quân tử, phẩm chất cao đẹp của con người. Cây mai được chăm sóc để nở hoa đúng dịp mùa xuân.
Ở Việt Nam mai vàng là loài mai phổ biến nhất, mai vàng là một cây rừng và thuộc họ hoàng mai, có những loại mai khác nữa như hồng mai, bạch mai, mai tứ quý, đàn hương mai,.. những loại mai này không phổ biến ở Việt Nam, thân cây mai nhỏ nhăn, vỏ sần sùi, cành khẳng khiu, hoa mai màu vàng, mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành.
Cây mai có thể triết cành để trồng hoặc là trồng từ hạt, mai thích hợp khi trồng ở đất ẩm và có ánh sáng, có thể trồng hoa mai ở trong chậu cây cảnh, bồn hay ở vườn đều được. Cây mai đẹp là cây hoa hoa to, nở rực rỡ và lâu tàn, trên một gốc mai thì các nhánh được sắp xếp đẹp mắt, tượng trưng cho một năm có nhiều may mắn, làm ăn phát tài, phát lộc.
Nguyễn Du có một câu thơ nói về mai rất hay:
"Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, hạc là người quen".
Trong câu thơ Mai được ví như một người bạn tâm giao, biểu tượng của người quân tử của những người bạn thanh lịch, tao nhã.
Vào mỗi dịp tết, miền Bắc có hoa đào, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành thì miền Nam có hoa mai, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình người Việt, những bông hoa mai vàng nở rộ tươi sắc báo thông điệp mùa xuân đã về, mang hạnh phúc đến cho mọi nhà.
Hoa mai gắn liền với văn hóa lâu đời của nhân dân ta, hoa mai mang những nét đẹp thanh cao, gần gũi, thân thiết gắn bó với con người, hoa mai là nguồn vui cho chúng ta khi mùa xuân về, hiểu về hoa mai chúng ta hiểu thêm về nhiều giá trị, vẻ đẹp, của cây mai và biết cách nâng niu chăm sóc để cứ mỗi dịp xuân về các sắc hoa lại thi nhau đua nở.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 7
Lâu lắm rồi mai chỉ có một loại mọc hoang dã nơi núi rừng với dáng vẻ hoang sơ hết sức tự nhiên và độc đáo.
Dần dần cùng với sự thẩm định của thời gian cũng như đòi hỏi thưởng ngoạn và gửi gắm tâm linh của con người, mai được người đời phát hiện và trân trọng nâng niu như những người bạn thân thiết quý mến. Mai có rất nhiều loại khác nhau: hồng mai, bạch mai, cúc mai, huyết mai… nhưng phổ biến nhất vẫn là mai vàng và bạch mai. Mai dễ trồng và mọc khắp nơi. Đặc biệt có một loài mai gọi là mai tứ quý, cành lá xum xuê, cành lá xanh biếc và nở hoa bốn mùa. Loại này cũng dễ trồng và phát triển khá nhanh.
Với dáng vẻ thật đơn sơ và mỏng mảnh, mai được người đời xếp trong những loại cây cảnh quý mà xưa nay ta vẫn thường thấy trong mảnh vườn bé nhỏ của mỗi gia đình. Người ta dễ trồng mai, chơi mai bất kể sang hèn, trí thức hay thường dân. Hơn 200 năm trước, đại thi hào Nguyễn Du đã ví mai như một người bạn: “Nghêu ngao vui thú yên hà/Mai là bạn cũ, hạc là người quen”. Không những tết, thậm chí ngày thường ta vẫn thấy đâu đó nhưng gia đình đưa mai vào trong chậu đặt trang trọng giữa nhà để hoa nở trong suốt mùa xuân.
Bác tôi là một người chơi cây cảnh đã gần 40 năm nay. Tết năm nào đến nhà, dù đói dù no, dù vui dù buồn cũng thấy bác tôi đặt trang trọng một chậu mai trắng đặt giữa nền nhà. Bác bảo nay là sở thích của ông tôi truyền lại. Ông yêu cái vẻ đẹp giản dị mà dịu dàng, ấm áp giữa ngày xuân của mai.
“Mai là bạn cũ”… Không những thế mai còn được người đời coi là biểu tượng của tính trung thực, lịch lãm, cao cả và thuần khiết cùng với tùng, cúc, trúc. Người đời thường nói, chỉ trong hoàn cảnh sống chết mới biết rõ đâu là bạn thực, đâu là bạn giả. Tùng – trúc – mai cũng vậy, dù sống trong hoàn cảnh nào, dù đạn bom mưa gió bão bùng vẫn ngời ngời một sức sống âm thầm, dai dẳng. Trong khi đó ta thấy vạn vật xung quanh như vẫn đang chìm sâu trong giấc ngủ đông dài rét mướt, còn tùng, trúc, mai đã vội vàng dậy như chim én gọi xuân về. Một mùa xuân non tơ đầy ánh nắng. Mai rất dễ trồng nhưng cũng thật khó với những người không chuyên chơi mai. Mai sẽ chết nếu như bị úng nước hoặc quá rợp. Nếu đủ nắng mai sẽ nở đều, cánh mập hơn và dày hơn. Đối với những người chuyên chơi mai, loại mai nở dày, đúng độ xuân về họ thường giữ lại trong vườn nhà chứ không chặt vào nhà, cần thì mua thêm. Sở dĩ như vậy là vì ở một số địa phương họ coi mai như một người con gái trong trắng tinh khiết của mùa xuân, biểu tượng của sự may mắn hạnh phúc trong gia đình và vì vậy không ai đang tâm chặt mà chỉ mua thêm về nhà mà thôi.
Trong lịch sử đã không hiếm những danh nhân say mai, trồng mai để ngắm và làm bạn suốt đời. Mai nhỏ nhoi mà tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Nó thật xứng đáng như một người con gái nết na, dịu hiền. Thời loạn lạc, mai còn đóng vai trò như một lời khuyên chân thành với người đời hãy sống hết mình, vị tha, thanh bạch không màng đến lợi danh.
Trong mắt bạn, trong mắt tôi, đông đang tàn cho một mùa xuân đâm chồi nẩy lộc. Xuân đang đến cùng với những nhành mai đang nở rộ vươn lên từ đất mẹ với tất cả những gì là trong trắng, hồn nhiên, duyên dáng… cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau…”
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 8
Mỗi dịp xuân về, ngàn hoa lại khoe sắc. Trong muôn ngàn loài hoa rực rỡ sắc hương ấy có một loài hoa rất dỗi quen thuộc với người Việt Nam: hoa mai vàng.
Mai vàng thuộc họ hàng mai, vốn là một loài cây hoang dã, mọc nơi núi rừng với dáng vẻ tự nhiên mà quyến rũ. Trải qua thời gian cùng với nhu cầu thưởng ngoạn, trao gởi tâm linh, con người đã phát hiện, thuần dưỡng và xem mai như một người bạn thân thiết, tao nhã.
Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc, dịu dàng, hoa tươi, rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang.
Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai nhín mẩy, phơi khô rồi đem gieo vào đất ẩm, có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn. Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm. Nếu chăm dóc tốt thì khoảng 5 – 7 năm mai có thể cho hoa. Để có một chậu hoa đẹp thường chú ý cắt nhánh, uống cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc,đậm chết triết lí Á Đông. Để mai ra hoa đúng vào ba ngày Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm hơn.
Từ lâu cây mai đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tương truyền rằng chúa Nguyễn Hoàng lúc di dân vào miền Nam lòng vẫn không nguôi nỗi nhớ thương cành đào xứ Bắc nên mỗi độ xuân về lại dùng cành mai thay thế. Có lẽ thú chơi mai ngày Tết của người Việt ra đời từ đó.Đối với người Việt Nam, nhất là người miền Trung và miền Nam, mai thường là một thứ hoa thường không thể thiếu trong ngày Tết. Ba ngày xuân, ai cũng muốn có một cành mai đẹp trong nhá, vừa để tô điểm sắc xuân, vừa để cầu mong những điều tốt đẹp. Cùng với hoa đào miền Bắc, hoa mai trở thành hiện thân của mùa xuân phương Nam. mai, trúc, cúc, tùng là biểu tượng của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đong. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đã viết: "Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen". Mai là biểu tượng của người quân tử, là bạn tâm giao của những người thanh lịch, tao nhã.
Mai là một cây quý của người Việt Nam. Hiểu biết về cây mai sẽ giúp chúng ta khám phá ra bao điều thú vị để từ đó càng thêm yêu quý, nâng niu trân trọng và biết cách làm tôn vinh giá trị của mai, góp phần làm cho ngàn hoa của xứ sở luôn rực rỡ sắc hương.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 9
Đã từ xưa, mỗi khi mùa xuân tươi trẻ về thăm đất Việt, không nhà nào có thể quên lãng bóng dáng một nhành mai, nhất là ở miền Nam. Bởi đó là sản vật tinh thần, là biểu tượng của sự may mắn hòa cùng niềm hạnh phúc sum vầy trong năm mới. Và dường như, kể từ đó, hoa mai đã trở thành linh hồn linh thiêng nhất của mùa xuân trong lòng người Việt.
Nếu ghé thăm miền nam trong độ xuân về, không khó khăn gì để chiêm ngưỡng vẻ đẹp loài hoa này. Từ mọi nhà, đường phố đến các khu chợ đông đúc, đâu đâu cũng rực lên ánh vàng của hoa mai. Thật ra, những loại hoa ta có thể thấy hiện giờ đều bắt nguồn từ loài hoa dại trong rừng, nhờ bác tiều phu tìm thấy và mang về mới được nhân giống ra nhiều như vậy.
Cũng không rõ dáng mai lúc trước ra sao, thế nào; nhưng chắc cùng thân gỗ, cao chừng 1.5 đến 2 mét như ngày nay. Thân cây lúc nào cũng màu nâu xám chia làm nhiều nhánh. Với cái thân này, nhiều nghệ nhân đã tạo ra những kiểu dáng lạ mắt như hình con rồng, phụng, lân,.. với các tán tròn xòe rộng như bàn tay ấp ủ hơi thở nàng xuân.
Họ hàng nhà mai rất đông đúc đủ chủng loại và ai cũng ưa đất ẩm vừa nên thường không thấy chúng mọc ở nơi giá lạnh. Trong đó, mai vàng là được chuộng và dễ thấy nhất ở mọi nhà. Lá mai màu xanh mơn mởn có các vân lá nhỏ màu xanh đậm. Trước tết, chừng mười lăm tháng Chạp, người ta tuốt lá mai để nhường chỗ cho các chồi non. Trong thời điểm này, cây mai phải được tưới nước dều đặn và vừa phải để nó phát triển tươi tốt. Một thời gian sau, trên các cành mai hé lộ những búp non nép mình bên các cánh lộc tim tím, rồi lại bung ra năm cánh vàng rực chào đón mùa xuân.
Hoa mai không khi nào mọc riêng lẻ mà kết thành từng chùm quấn quýt nhau. Hoa mai có chừng năm đến bảy cánh, mềm, mỏng manh như cánh phượng xòe chồng lên bao quanh nhụy vàng. Mỗi gió thổi, cánh mai rời nhụy nhè nhẹ rơi xuống đất trông rất đẹp! Hương thơm của hoa mai rất dặc biệt, thoang thoảng và kín đáo nhưng lại rất dễ xoa dịu lòng người.
Nếu mai vàng chỉ nở vào dịp xuân thì mai tứ quý lại có mặt tại bốn mùa trong năm. Đó cũng là nguồn gốc của tên loại hoa này. Tuy nhiên, mai tứ quý lại không dược lòng như mai vàng nên ít gặp. Cánh hoa vàng thẫm nở vào nửa năm. Khi cánh hoa rụng hết, để lại những đài hoa xanh thẩm và dần dần trở nên đỏ sậm như năm cánh sen. Đồng thời, nhụy hoa khô lại và giữa bông xuất hiện các hạt nhỏ màu xanh. Phát triển dần dần, hạt sẽ to hơn, tựa hạt đậu và chuyển sang màu tím đen. Khi rơi xuống đất, gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ phát triển thành cây con. Đây là loại hoa tượng trưng cho sự thịnh vượng cả năm.
Một loại thứ ba của họ hàng nhà mai nữa chính là bạch mai hay còn gọi là mai chiếu thủy. Chỉ từ tên mai ta có thể nhận biết được màu sắc của nó…màu trắng. Khác với các loại hoa trên, mỗi hoa mai chiếu thủy mang nhiều cánh nhỏ li ti kết thành từng chúm trắng xóa quyện làn hương thoang thoảng.
Ngoài ba loại này ra, trên thị trường, hoa mai đã dược nhân giống ra rất nhiều loại mới. Có những bông hoa mang đến 24 cánh nữa đấy!
Hoa mai đứng hàng đầu của tứ quý trong bộ tranh tứ bình, là sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Đối với mọi người, mai vàng trước nhà nở rộ vào ngày mồng 1 tết là một điều tuyệt diệu. Năm nay chắc hẳn là năm thắng lợi, rất được nhiều may mắn, lòng tràn đầy hạnh phúc.
Đã là người Việt Nam thì ai cũng yêu quí cây mai. Không chỉ có mặt ở trước nhà mà mai còn dược trưng trên bàn khách, dặt trên bàn thờ tổ tiên như một vật linh thiêng mà con cháu kính dâng ngày lễ. Ngoài ra, tại các đền, chùa, cây mai còn được điểm xuyết các màu đỏ của câu đối, lộc tài hoặc các bóng đèn chớp đủ màu. Còn ở các chợ hoa, nó lúc nào cũng nổi bật và dược bán chạy nhất mặc dù nép mình bên nhiều loài hoa đẹp khác.
Không chỉ đem lại hạnh phúc cho bản thân mà mai còn là một món quà vô cùng ý nghĩa gửi tặng bạn bè người thân của mình. Ngày xuân sum họp, con cháu thường không quên mang đến các chậu mai, nhành mai vàng rực biếu tặng ông bà cùng các lời chúc phúc đầu năm để làm ấm cúng cả một mái nhà hẻo lánh. Và cũng từ một nhành mai mà bạn bè sẽ trở nên thân thiết với nhau hơn, xoa dịu niềm xích mích nếu có trước kia.
Bên cạnh gía trị tinh thần, loài hoa này còn đem đến lợi nhuận cao cho các nhà buôn bán. Tại chợ đêm, một nhành mai cũng khoảng từ 50 000 đồng trở lên tùy theo vẻ đẹp của nó. Còn một cây mai cũng trên 300 000 đồng, có cây cả triệu, cũng có cây trăm triệu.
Sở dĩ có những cây mai mắc đến như vậy cũng nhờ có gốc mai. Thông thường những người chơi mai chú trọng nhất là phần này. Gốc mai càng to, càng đẹp, càng lạ thì giá tiền càng đắt đỏ. Chỉ riêng gốc thôi mà cây mai có giá trị cả mấy triệu đồng. Rồi cũng một gốc mai nhưng lại đến một tỉ vẫn không mua được.
Một chi tiết làm nên vẻ đẹp thanh khiết của hoa mai mà dường như ai cũng quên lãng nữa. Chính hoa mai đã tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ Vân, Kiều mà Nguyễn Du từng ca ngợi: Mai cốt cách tuyết tinh thần.
Do mai quan trọng đối với người miến nam đến như vậy nên nhà nào cũng chăm sóc nó thật tốt. Hằng ngày tưới nước, bón phân cho cây đã trở thành thói quen không thể bỏ của người miền nam. Chẳng những thế, cũng cần chú trọng đến ánh sáng, dộ ẩm của dất để mai phát triển khỏe mạnh, trổ rực vàng cả thân vào dịp xuân, rước tài lộc vào nhà mình.
Hoa mai không những mang vẻ đẹp thanh khiết mà còn là một phần của mùa xuân. Vì thế, ta càng phải quí trọng mai hơn nữa để nó luôn đem lại hạnh phúc cho mọi nhà, cho chúng ta. Hãy nhớ, dù ngày tết có tưng bừng thế nào nhưng không có hoa mai, tết vẫn chưa đến, xuân vẫn chưa về.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 10
Dù là biểu tượng cho mùa xuân của phương nam nhưng hoa mai không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế như một số loài cây quý khác. Mai mộc mạc, nhẹ nhàng, có chút đổi phóng khoáng như chính con người miền nam vậy.
Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam.
Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.
Nhưng thật ra trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào của Trung quốc có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ.
Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này người ta sử dụng một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn. Nhưng thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương tự nhiên rất thơm và thường nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày. Có lẽ vì buổi sáng sớm, nhiệt độ còn thấp, sương chưa tan nên hương thơm còn giữ lại trong không khí, đến khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng dần, sương tan hết cũng là lúc hương hoa cũng tản ra trong không khí nên chúng ta nghĩ là hoa mất mùi sau khi mặt trời lên cao.
Hoa mai tại Việt Nam được phân thành 13 loại như sau:
1 – Mai năm cánh: Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt. Nhưng nếu lạc vào rừng mai này vào mùa xuân thì chúng ta sẽ thấy sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu rừng, cả một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối. Hương thơm ngập tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tại vùng Thất sơn (bảy núi) cũng có loại mai này nhưng ít hơn và rải rác không tập trung.
2 – Mai núi: Cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.
3 – Mai chủy: Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt).
4 – Mai động, mai Sẻ: Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì đúng là loại mai động. Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa v..v..
5 – Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai Vương: Là một loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào. Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà hay mai vương.
6 – Mai hương, mai thơm hay mai ngự: Là một loại mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt và có lẽ là nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này. Ở Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là "Mai thơm" vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai thông thường mà người dân Nam bộ thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là "Mai ngự" vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là "Mai ngự".
7 – Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành "mai châu".
8 – Mai liễu: Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liễu nên được gọi là mai liễu.
9 – Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự.
10 – Mai Cà Ná: Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná.
11 – Mai Vĩnh Hảo: Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận, thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo, nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng nhất Việt Nam là "Nước khoáng Vĩnh Hảo" thì có một loại mai vàng nữa cũng là loài đặc trưng của vùng này, không khác gì mấy so với mai Cà Ná nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang sống là "Mai Vĩnh Hảo". Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng, đặc biệt rất lâu tàn.
12 – Mai tứ quý: Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc chắn.
13 – Mai giảo: Là loại mai có rất nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai. Mai giảo lấy gốc mai vàng làm chủ đạo sau đó ghép nhánh của các loại mai khác vào để cho ra đời một loại mai có rất nhiều cánh, rất nhiều màu sắc trên cùng một cây mai. Loại này là loại mai nhân tạo mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay trên thị trường mai tết.
Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ.
Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được.
Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn.
Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 11
Người Việt nam vốn rất yêu thích hoa, trong các loài hoa thì Hoa Đào và hoa Mai được nhiều người yêu thích trong dịp Tết đến xuân về. Hoa Mai và Hoa Đào đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của con người Việt Nam như một phần máu thịt.
Nếu như hoa Đào gắn bó với người miền Bắc thì hoa Mai lại gắn bó với người miền Nam. Mai có khắp mọi nơi từ Huế đến mũi Cà Mau. Hoa Mai thuộc dạng dễ tính dù đất cát khô cằn hay đất đồi sỏi đá Mai vẫn sinh trưởng bình thường.
Mai có hai loại là Mai tứ thời và Mai Tết. Mai tứ thời cho hoa suốt bốn mùa, cái tên tứ thời có lẽ vì lí do đó. Ngoài màu vàng đặc trưng thỉnh thoảng hoa Mai điểm thêm vài bông màu đỏ cũng khá dễ thương. Mai Tết cả năm cho hoa đúng vào dịp Tết, hoa nở rực rỡ cả cây, cũng vì thế mà nhiều người bắt đầu chơi Mai khi tết sắp về. Thông thường Mai được trồng trong chậu để dễ dàng di chuyển đến vị trí cần thiết, nhưng có nhiều gia đình trồng Mai trước cửa nhà và cho hoa quanh năm.
Để có Mai nở vào đúng dịp Tết người chăm sóc cần phải có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề để nghiên cứu và giúp Mai nở đúng dịp, lúc Mai nở xong chừng vài tháng, người chăm sóc bắt đầu phải bón thúc cho Mai, thứ phân bón hợp với Mai là khô dầu và phân bò khô, trước Tết độ ba bốn tháng phải bón thêm một lần như thế nữa để hoa nở to và thắm hơn. Vào những ngày rằm tháng chạp (trước Tết nửa tháng), người chơi Mai đều trảy hết tất cả lá trên thân cây Mai và bấm hết đọt để giúp Mai rực rỡ hơn khi nở rộ, với những vùng có thời tiết lạnh thì phải trảy lá trước một tháng để cây nở hoa đúng dịp. Mai không nở một lúc mà từ từ, ngày đầu thì chỉ một vài nụ, ngày sau tăng gấp đôi, rộ nhất là ngày thứ ba, tư, năm sau đó it dần nhưng cũng kéo dài mỗi đợt phải đến nửa tháng. Đối với những cây Mai khỏe thì người chơi Mai cho cây nở đến hai đợt, sau đợt hoa đầu tiên cây nghỉ lấy sức và khoảng mười hôm sau đó Mai bắt đầu tiếp tục đợt thứ hai, đợt này không nhiều nụ và không thắm như đợt hoa đầu tiên nhưng cũng đủ cho lòng người say đắm. Sắc Mai đương nhiên là màu vàng rồi, người chuộng Mai cũng vì thứ màu thanh cao, quý phái ấy. Thế nhưng chỉ một màu vàng ấy thôi cũng có rất nhiều loại khác nhau: vàng tươi, vàng nhạt, vàng gạch, vàng thắm, vàng ong… Hương của Mai rất dịu và thanh, chỉ có những người tinh tế mới tận hưởng hết hương hoa thanh khiết ấy. Vì thế mà Cao Bá Quát, một thi sĩ thời Nguyễn đã dọc ngang tung hoành dám đứng lên chống lại triều đình phong kiến, thế nhưng lại cúi đầu trước cây Mai (nhất sinh để thủ bái mai hoa).
Những ngày Tết người ta thường chưng Mai trong nhà để lấy hên cho cả năm. Chỗ để Mai bao giờ cũng là nơi khang trang nhất của phòng khách, để mọi người có thể chiêm ngưỡng Mai một cách đẹp nhất. Những người nghiền chơi Mai thì dù có đắt đến đâu, ngày Tết bằng mọi giá phải có được cây Mai trong nhà mới thành Tết. Một số người còn cho rằng dựa vào cây Mai nở hoa trong ngày Tết, có thể dự đoán được sự may mắn của gia chủ trong năm đó.
Hoa Mai thường là năm cánh, thế nhưng bằng phương pháp kĩ thuật hiện đại ngươi ta có thể cho hoa nở từ năm đến mười bảy, mười tám cánh. Ngoài hai màu vàng và đỏ người ta còn có thể lai ghép thành màu trắng, cùng một cây Mai nhưng có đủ ba màu. Nhưng người chơi Mai truyền thống vẫn đều thích màu vàng.
Ngày Tết cả nhà quây quần, đoàn tụ cùng nhau ăn mứt, bánh bên gốc cây Mai nở rổ thì có gì đẹp hơn, đầm ấm và hạnh phúc hơn.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 12
Vào ngày Tết cổ truyền hàng năm, cùng với bánh chưng xanh và dưa hấu đỏ, chúng tôi là những nhân vật không thể thiếu, thậm chí còn là những nhân vật chính. Các bạn biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi chính là cây hoa mai, một loại cây quen thuộc trong ngày xuân. Sau đây, ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về dòng họ nhà mai chúng tôi nhé.
Các bạn sẽ thường nhìn thấy bóng dáng của tôi trong vườn cây ở mỗi nhà, đặc biệt là ở vùng Nam Bộ. Trông bề ngoài thanh tao nhưng tôi thực chất là một loại cây rừng. Tôi thường cao trên 2m, tôi có dáng vẻ thanh nhã, mảnh mai, thân thì thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên, xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc cây thì khá lớn, lớn bằng bắp tay của người thanh niên trai tráng. Có thể tôi mảnh mai, khẳng khiu như những cánh tay của tôi hay còn gọi là cành cây thì vô cùng cứng cáp, luôn vươn đều, các nhánh cũng rất rắn chắc. Họ nhà mai chúng tôi khá đông. Loài phổ biến nhất là mai vàng, hay còn gọi là hoàng mai, có hoa mọc thành chùm, cuống dài treo lơ lửng trên cành. Nghe qua tên của cây cũng biết được hoa hoàng mai có màu vàng, toát mùi thơm nhè nhẹ, dễ chịu. Khi hoa nở, thì e ấp kín đáo như những cô gái ở tuổi mới lớn vậy.
Không như cô đào khó tính và kén chọn, chăm sóc tôi vô cùng dễ dàng. Chỉ cần đặt nơi có đầy đủ ánh sáng, đất luôn ẩm nhưng phải thoát nước để chống bị úng. Để loài mai chúng tôi nở đúng vào ngày tết thì trước tết âm lịch nửa tháng người ta thường hay tuốt bỏ lá, ngưng tưới nước và bắt đầu bón thúc cho chúng tôi. Khoảng 10 ngày sau, trên cành đã bắt đầu xuất hiện những nụ hoa nhỏ màu xanh biếc mọc thành chùm, tỏa ra hương thơm ngào ngạt.
Sau một mùa đông lạnh lẽo, năm cũ trôi qua, năm mới đến gần, thay thế cho làn gió se lạnh và những tia nắng ấm áp vào mùa xuân. Mọi người tấp nập ra phố đón ngày mới. Trong khung cảnh đông đúc, tấp nập mua sắm của người dân là sự báo hiệu của ngày tết sắp đến. Nói đến tết thì không thể không nhắc đến dòng họ mai chúng tôi. Trong không khí vui tươi này, nhà ai cũng muốn trưng một cây mai trong nhà, không lớn thì nhỏ, trưng ở giữa phòng để mọi người cùng nhau chiêm ngưỡng. Có vài người, cụ thể là những tay chơi mai thường nói rằng trong ba ngày tết nếu loài mai chúng tôi nở rộ thì chắc chắn gia chủ sẽ rất vui, gặp nhiều may mắn trong năm mới. Còn nếu hoa chưa nở hoặc tàn thì sẽ khiến gia chủ khó có niềm vui trọn vẹn, gặp những bất lợi trong công việc. Đó cũng chỉ là suy nghĩ, nhưng ai đâu biết được có thể chúng tôi cũng có tầm quan trọng như thế đấy. Muốn chúng tôi xinh đẹp hay xấu xí vào ngày tết thì điều đó còn phụ thuộc vào cách chăm sóc của người chủ. Trong ngày tết, chậu mai phải để ở nơi thoáng mát, gần sáng và không nên để gần quạt hay nơi có gió lùa vì sẽ làm hoa dễ rụng. Chúng tôi rất yêu ánh sáng, nếu để tôi vào chỗ quá tối thì tôi sẽ không thể quang hợp, trồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm. Nhưng cũng không nên để tôi ở nơi quá sáng như ở gần bóng đèn có công suất lớn vì nhiệt độ cao cũng làm cho chúng tôi nở nhanh, chóng tàn hơn. Sau những ngày xuân vui tươi thì những nàng mai chúng tôi bắt đầu tàn tạ nhan sắc và cần được chăm sóc, chiều chuộng để năm sau lại đơm hoa kết nhụy. Nếu được chưng trong nhà thì sau tết phải đem cây ra ngoài càng sớm càng tốt, đặt cây ở nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Sau đó lặt bỏ tất cả các hoa dù nở hay chưa nở để cây không mất dinh dưỡng nuôi loại hoa tạo hạt.
Loài mai chúng tôi khá được ưa chuộng nên chúng tôi cũng không ít khi xuất hiện trong văn chương. Như thi hào Cao Bá Quát từng có câu "Thí tương mai chữ tịnh quan sơn", nghĩa là muốn đem hạt mai gieo trồng khắp núi đồi, để tạo nên những bông hoa đẹp rạng ngời. Loài mai tôi cũng đã được nhân tài thất thời của thế kỉ 19 nghiêng mình "nhất sinh đê thủ bái hoa mai", nghĩa là một đời một đời chỉ bái phục hoa mai. Hơn thế nữa, chúng tôi cũng xuất hiện trong bài hát vui tươi "anh cho em mùa xuân" của Kim Tuấn. Vừa được vinh dự xuất hiện trong văn học, thơ ca, âm nhạc, vừa được tôn vinh vẻ đẹp hết lòng thì loài mai chúng tôi không thể nào tự hào hơn được nữa.
Dòng họ mai của tôi được xếp vào bộ tứ bình, là một trong 4 cây điển hình của bốn mùa: mai (mùa xuân), lan (mùa hạ), cúc (mùa thu), trúc (mùa đông). Như một câu trong đoạn thơ "chị em thúy kiều" của Nguyễn Du đã nói: "Mai cốt cách tuyết tinh thần" đã cho thấy loài mai chúng tôi đây không chỉ đơn giản là biểu tượng cho mùa xuân mà còn là biểu tượng cho nét thanh cao, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống của con người.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 13
Mai không biết từ bao giờ đã là vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết của mùa xuân. Tôi yêu mai bởi màu sắc khiêm nhường, kín đáo của nó.
Trong thiên nhiên, hoa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng mỗi loại hoa lại có một vẻ đẹp riêng khác nhau. Nhưng trong đó chỉ có mỗi mai vàng là người bạn thân nhất của đào mỗi độ xuân về, Tết đến. Mai rất đa dạng và phong phú, nếu dựa vào màu sắc thì mai sẽ có bốn loại chính : hoàng mai, bạch mai, thanh mai và hồng mai. Nhưng mai vàng lại là loại hoa mà tôi thích nhất. Với sắc vàng thanh tao cùng hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ, nó đã gợi lên những cảm xúc của sự yên tĩnh, trầm lắng. Cánh hoa mềm mại, óng mượt và mướt như tơ. Mai đẹp, thuần khiết, trong sáng như một nàng thiếu nữ yêu kiều. Hoa mai thường được trồng ở những khu đất rộng, không trồng xen với các loại cây khác. Hoa mai vàng rực rỡ, nhiều cánh và lâu tàn. Một bông hoa thường có tới bốn đến năm cánh. Người ta coi đó là cành mai ngũ phúc với hi vọng năm mới đại cát, phát tài, phát lộc. Còn mai nhiều cánh hơn thì tượng trưng cho cát tường, vạn hạnh.
Cứ mỗi lần Tết đến, nhà ai cũng vậy, dù giàu hay nghèo thì trên bàn thờ cũng có một cành hoa, không đào thì mai, để bên mâm ngũ quả. Tết mà không có một trong hai thứ hoa đó thì nhạt nhẽo, vô vị lắm. Đối với người dân Nam Bộ, thiếu
mai vàng thì chưa phải là Tết. Với những người xa quê hương mà thấy mai vàng nở rộ thì bâng khuâng khôn nguôi nhớ về quê cha đất tổ, nhớ cái Tết quê nhà với bánh chưng xanh bên mâm ngũ quả và cành mai, cành đào.
Không chỉ thế, mai còn là tượng trưng cho sự son sắt thuỷ chung đối với cách mạng. Bà tôi thường kể những ngày miền Nam còn bị Mĩ – ngụy kìm kẹp, những , người dân yêu nước ai cũng dán một đôi câu đối đỏ và đặt bên cạnh hoa mai vàng để tượng trưng cho lá cờ đỏ sao vàng. Hoa mai xuất hiện nhiều trong thơ ca. Tôi còn nhớ hai câu thơ của Bác viết về sự thanh tao, tinh khiết của hoa mai :
“Ngẩng đầu mặt trời mọc,
Bên suối: một nhành mai”.
Mai rất dễ trồng nhưng cũng rất khó với những người không chuyên. Mai sẽ chết nếu bị ngập úng. Nếu đủ nắng, mai sẽ dày cánh và trông rất đẹp. Đối với những người sành mai, loại mai nở đúng giữa độ xuân về sẽ được giữ lại ở trong nhà mà không chặt cành vì họ coi mai sẽ đem lại may mắn cho cả năm. Đối với tôi, khi nhìn thấy mai nở là biết xuân về và mình đã thêm một tuổi.
Mai là một loại hoa đẹp, dịu dàng, nên thơ đối với người dân miền Nam. Dù có đi xa đến nơi đâu, người dân phương Nam cũng không bao giờ quên được sắc vàng rực rỡ, trong sáng của hoa mai ngày Tết. Tất cả đã làm nên ngày xuân của đất trời và niềm hạnh phúc thầm kín của lòng người.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 14
Ở Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ởtừ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới.
Không rõ loài hoa mai xuất hiện vào khi nào, có người cho rằng có lẽ nó xuất hiện từ lâu lắm. Mai là một loài hoa có sức chịu dẻo dai. Hoa mai có năm cánh nó kết thành vòng tròn, người ta có thể xem đó là biểu tượng ánh thái dương lan tỏa của tiết trời ấm áp, nắng ấm toả xuống chan hoà cho trái đất hồi sinh và nhân gian được vui vẻ, nhất là vào buổi sáng của những ngày đầu xuân. Có lẽ vì nên nó mới được gọi là Hoa Mai.
Phương Nam – một vùng đất mới với hầu hết là dân lưu cư, mở đất, cùng sống chan hòa trên một vùng đất sông nối sông, đồng nối đồng, nương tựa vào nhau giữa "thâm lâm cùng cốc” ở một vùng đất đai, sông nước đầy chướngkhí, mong sao gia đình sum vầy, làng xóm quây quần. Trên bước đường mởđất, có phải chăng những tiền hiền, khai cơ đã bắt gặp một loài hoa đẹp nởrộ đúng vào mỗi độ Xuân về mà mai vàng đã trởthành “sứ giả", biểu tượng cho mùa Xuân phương Nam. Có phải vì vậy mà người dân phương Nam khi nhắc đến Tết là nhắc đến Mai vàng.
Loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh. Tên khoa học của loại Mai vàng này là Dohna Harman, nó thuộc họ Hoàng Mai Ochnaceae. Mai vàng không có mùi thơm, còn trái của nó thì chỉ nhỏ bé bằng hạt đậu, khi còn tươi có màu xanh. Được biết các giống mai đều chịu đựng được các thời tiết đổi thay, dù cho ấm áp hay giá buốt, thường vào mùa Xuân về Tết đến, mai luôn ngạo nghễ nở hoa, để chào đón Xuân, trong phút giây giao mùa. Bởi vì mai có bản sắc đó nên nó đã lôi cuốn nhiều người kể cả nghệ nhân vào cuộc chơi với mai vì mai chính là hiện thân của hàng kẻ sĩ, của các đấng trượng phu, anh hùng mã thượng, tượng trưng cho sức chịu đựng tất cả tang thương dâu biển của cuộc đời, bất chấp cả cuồng phong bão táp cốt sao đạt cho được mục đích cuối cùng đó là ích nước, lợi dân, làm đẹp cho xã hội loài người. Và chỉ có mai mới đủ làm biểu tượng cho lớp người có chí anh hùng, đấng trượng phu, coi thường danh lợi và phú quý coi như tất cả là phù vân. Giống như hoa đào, hoa mai cũng được các văn nhân thi sĩ dùng làm cảm hứng để diễn tả nét đài trang, thanh nhã của những người đàn bà đẹp mọi thời đại. Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã tả sắc đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thuý Vân qua hình ảnh mai:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười.
(Nguyễn Du)
Xuân về, mỗi người chơi mai một cách khác nhau. Người giới bình dân, khi lựa chọn một cành mai để vui ba ngày tết thì chỉ cần có nhiều hoa nở đúng vào lúc giao thừa, sau đó hoa mai vẫn còn tiếp tục nởrộ và lâu tàn ít nhất là trong ba ngày Tết, như thế cũng là quá đủ rồi vì đối với họ, đó là điềm báo trước có được sự may mắn cho năm mới mà họ mong chờ. Nhưng đối với người khá giả thì khi chọn mai để thưởng thức phải là mai còn trong chậu, cây mai phải to và cao, hoa lá xum xuê, nhìn vào là thấy cây hoa mai đồ sộ để chứng tỏ với hàng xóm láng giềng về sự giàu sang sung túc của chủ nhân nó. Còn đối với những tao nhân mặc khách, hoặc giới nghệ sĩ sành điệu, thì cây hoa mai không phải là loài vô tri, mà nó có sức sống tiềm ẩn như là một sinh vật có cảm giác, biết vui biết buồn hoà chung với người thường ngoạn, nên nhiều người đã mệnh danh cho rằng “Hoa mai là hoàng hậu của các loài hoa” nên đã được ái mộ, nâng niu, chiều chuộng đúng với câu tục ngữ: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Hoa mai cũng gắn với nhiều điển tích và những câu chuyện cảm động: đó là hai giai nhân tài tử tên Hoàng Kì Mai và Lam Bá Trúc yêu nhau tha thiết mà phải chia tay nhau. Đó là cô gái bé bỏng mà giàu lòng nhân ái đã biến thành hoa mai nở mỗi độ xuân về tết đến mang niềm vui và may mắn đến cho mọi người.
Ngày Tết mà có hoa mai trong nhà thì đó là nguồn vui cho mọi người, cũng đã là tập tục đáng lưu truyền của dân tộc Việt chúng ta vì họ tin rằng hoa mai sẽ đem may mắn, hạnh phúc đến cho cả gia đình mình. Hoa mai phương Nam, cành đào phương Bắc cũng như bành dày, bánh chưng, cây nêu, thịt mỡ dưa hành không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của người Việt.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 15
Tết cổ truyền là nét văn hóa đặc sắc trong các phong tục của người Việt; và đây cũng là một trong những ngày lễ lớn trong năm. Ngày Tết là dịp để cả gia đình quầy tụ, sum vầy, cùng nhau đón chào những khoảnh khắc chuyển giao thiêng liêng của thời gian. Không khí ngày Tết ở Việt Nam không thể thiếu được hương vị của bánh chưng và màu sắc của cây hoa đào đối với người dân miền Bắc Bộ; và cây hoa mai đối với người dân miền Nam Bộ.
Cây hoa mai từ lâu đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của mọi nhà mỗi dịp Tết đến xuân về. Hoa mai có nhiều loại: mai vàng, mai trắng, mai tứ quý, mai chiếu thủy,… Mai vàng là loại phổ biến nhất, đẹp nhất. Đúng với tên gọi của nó, mai vàng có nụ nở thành từng chùm, cánh hoa mỏng; có hương thơm kín đáo. Mai tứ quý thì lại khác. Loài hoa này nở quanh năm. Sau khi cánh hoa tàn và rụng hết, chỉ có 2-3 hạt nhỏ dẹt đen bóng. Lá nhỏ lăn tăn là hoa chiếu thủy. Loài hoa này thường tỏa hương thơm ngát về đêm. Hoa chiếu thủy rất ưa chuộng trồng ở những nơi có độ ẩm cao như hòn non bộ.
Cách chăm sóc hoa mai không quá phức tạp. Hoa mai ưa chuộng ánh sáng; nhiệt độ, độ ẩm vừa phải. Vì vậy, người ra thường trồng mai ở những nơi đón nắng nhiều nhất. Cũng vì lí do này mà khí hậu miền Bắc không thích hợp để mai phát triển. Mai có thể trồng trong chậu hoặc vườn đều được. Điểm chú ý khi chăm sóc mai là không cần đất quá ẩm. Mặc dù yêu thích ánh sáng nhưng mai cũng không thích đất quá khô hoặc úng nước. Vì vậy, người trồng cần chú ý đến độ ẩm của đất để cung cấp nước cho mai phù hợp.
Ngập cõi thuyền mơ đào thăm trở,
Mai vàng thẹn nép tuổi tròn mươi.
Đặc biệt, muốn hoa mai nở vào đúng dịp Tết hoặc vào những dịp mong muốn, người trồng phải tỉa hết lá trên thân mai để nụ hoa đâm nhanh chóng khoe sắc nở. Thường là trước thời điểm khoảng 2 tuần. Sau khi tỉa lá, người trồng phải chú ý chăm sóc để mai có thể nở ra đúng như kế hoạch.
Xuân đáo bình an tài lợi tiến,
Mai khai phú quý lộc quyền lai.
Mai sống tốt và thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ từ 27-32OC . Xuất xứ từ loài cây hoang dại, mai thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khí hậu chia làm 2 mùa mưa – mùa nắng rõ rệt như ở miền Nam. Mai có tuổi thọ cao, nếu chăm sóc tốt mai sẽ sinh trưởng nhanh và ra hoa sớm. Cây mai rụng lá mỗi năm một lần và nở hoa vào mùa xuân khoảng tháng 2 dương lịch. Riêng hoa tứ quý thì nở quanh năm.
Hoa mai đứng đầu trong bộ tứ bình, là sắc xuân, là sức sống mùa xuân Việt Nam. Đến cận kề ngày xuân, ra phố nhìn thấy những cánh mai vàng, sắc vàng là không khí Tết đã rộn ràng lan tỏa đến mọi nhà. Từng chùm, từng chùm mai mọc quấn quýt lấy nhau tạo một tổng thể trang hoàng, rực rỡ. Màu vàng hoàng gia của hoa mai đã khiến cho nó mang một vẻ đẹp quyền quý cao sang. Hoa mai có hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng, kín đáo, xoa dịu lòng người. Vì thế mà không chỉ có tác dụng trang trí trong nhà, hoa mai còn là món quà vô cùng ý nghĩa tặng người thân, bạn bè nhân dịp đầu năm mới. Ngày xuân sum họp, con cháu về quê thăm ông bà cha mẹ không quên mang theo một cành mai về làm quà kèm theo những lời chúc tốt đẹp. Hoa mai không chỉ có giá trị thẩm mĩ mà còn có giá trị về tinh thần sâu sắc. Nguyễn Du đã lấy hình ảnh thân mai làm thước đo sắc đẹp khi miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân, Thúy Kiều:
"Mai cốt cách tuyết tinh thần".
Mang vẻ đẹp thanh khiết và tao nhã, mai đã trở thành biểu tượng đẹp nhất trong mắt người Việt. Sắc mai vàng rực rỡ đón nắng lên là hình ảnh khó phai trong lòng mỗi người dân đất Việt.
Hoa mai là biểu tượng của ngày Tết, là thước đo sắc đẹp, là niền tự hào của người dân Việt đặc biệt là người dân Sài Gòn. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của mai cũng như quên được màu sắc hoàng gia của nó. Ngày nay, người miền Bắc cũng rất thích để mai trong nhà vào dịp Tết, mặc dù không hợp khí hậu nhưng ai cũng muốn trong nhà có 1 cây mai, cành mai, hoa mai. Bởi vậy, hoa mai là niềm tự hào của người dân Việt.
Người miền Bắc bây giờ nhiều người thích hoa mai, môt chút nắng vàng của mùa xuân phương Nam có thể làm cho cái rét của miền Bắc dịu dàng hơn, ấm áp hơn.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 16
Mùa xuân là mùa của cây trái đâm trồi nảy lộc đấy là giai đoạn mà muôn hoa đâm hoa kết trái những mầm lộc non đã ra nó mang đậm những nét dịu dàng và mát mẻ của mùa xuân, tiêu biểu trong đó là hình ảnh cây mai vào mùa xuân.
Cây mai là một cây được trông chủ yếu ở miền Nam, đó là một miền có khí hậu phù hợp với nó, nó có thể ra hoa và phát triển tươi tốt, những hình ảnh đó đã tác động sâu sắc đến mỗi con người khi ngắm nhìn nó, nhiều những hình ảnh đẹp đã được thể hiện sâu sắc, những cánh hoa mai vào mua xuân làm cho con người dạo rực đến tết, đó là ngày mà gia đình sum họp, những thành viên trong gia đình có thể về với gia đình của mình, những hình ảnh đó đã thể hiện được dự ấm cúng của mùa xuân, chính vì vậy biểu tượng về cây hoa mai đã để lại nhiều cảm xúc cho mỗi người, hình ảnh về câu hoa mai đã làm cho chúng ta đậm lòng những hình ảnh quen thuộc đó.
Mùa xuân là mùa của cây cối ra chồi lộc non, cây mai với những mầm lộc non mơn man, làm cho chúng ta có nhiều cảm xúc rất riêng và tạo cho nó những ấn tượng sâu sắc nó không chỉ làm cho con người thêm ấm đượm tình người và khung cảnh thiên nhiên nơi đây cũng để lại nhiều sâu sắc trong mỗi người, hình ảnh đó đã thể hiện được những hình ảnh của cây mai đã làm cho chúng ta thêm phần thêm sắc xuân, với thân cây dài và cành xòa ra hai bên, những cành mai đã được trang trí trong nhà của mỗi người vào dịp tết đến xuân về hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc và tạo nhiều ấn tượng trong lòng người, hình ảnh đó vang vọng và để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
Thân cây mai có màu xám, cành lá của nó xanh mơn mởn vào mùa xuân, có nhiều chồi non đang nở ra cành mai đang tràn ngập sức sống, nó thể hiện những dấu ấn riêng biệt cho con người về hình ảnh của nó, nó không chỉ tạo cho con người những cảm xúc riêng mà còn sâu sắc và để lại nhiều những ấn tượng sắc, khi hoa mai có màu vàng nhẹ nhàng nó thu hút những sự chú ý của mọi người vào nó, hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến mỗi người, trong không gian của thiên nhiên chúng ta không thể nào kiềm chế được cảm xúc của mình khi thiên nhiên đẹp và dịu dàng thể hiện qua hình ảnh cây mai, những cây mai thân hình mỏng rẻ đó lại tạo ra nhiều hoa và nó có những hình ảnh sâu sắc đem lại những cái nhìn riêng biệt của con người vào nó.
Hình ảnh cây mai phổ biến với con người trong Nam, học thường sử dụng cây mai để làm tượng trừng cho một vẻ đẹp nó được trang trí trong nhà, trong những ngày tết khi tết đến xuân về hình ảnh cây mai đã tác động mạnh mẽ đến mỗi người chúng ta, hình ảnh của nó đã tác động sâu sắc trong tâm hồn của mỗi người, hình ảnh cây mai mang những dáng hình đẹp mang những vẻ đẹp riêng và tạo nên những ấn tượng sâu sắc cho người xem bởi những vẻ đẹp quyến rũ của nó, nó tạo nên những ấn tượng riêng biệt trong mỗi con người. Hình ảnh thiên nhiên đẹp đã tác động đên mỗi con người.
Cây mai có hoa màu vàng và có những cánh hoa mỏng manh nhụy của nó tạo nên những vòng kết nối riêng cho cành hoa, trên thân cây có những đốt sần sủi cành không quá to thường được người ta trông trong chậu, những hình ảnh đó đẹp và thường xuất hiện trong những khoảng thời gian đẹp nhất trong năm đó là mùa xuân, cảm giác khi vào mùa xuân đầu tiên là nhớ tới hình ảnh của câu mai, bởi nó mang những nét đẹp nhẹ nhàng mà không phô chương, những hình ảnh đó đậm nét và có những hình ảnh đẹp thể hiện điều đó, đó là với vẻ đẹp của cành mai thật nhẹ nhàng khác với hoa đào ở miền bắc hoa mai có những vẻ đẹp giản dị hơn, được trang trí và trồng trước nhà trong mỗi dịp tết đến xuân về, hình ảnh đó đã thể hiện được những điều rất đặc trưng và đẹp trong mỗi gia đình.
Hình ảnh đó mang những cảm xúc riêng cho mỗi con người, hình ảnh mang tính chất tượng trung và mỗi khi hình ảnh cây mai lộ lên là chan chứa cảm xúc của con người với nó, hình ảnh cây mai nổi bật vào mùa xuân bởi đó là cây dùng để trang trí trong ngày tết hình ảnh đó tạo nên những ấn tượng riêng biệt cho người dân ở miền Nam và người dân ở miền bắc.
Em rất thích cây hoa mai vào mùa xuân bởi nó mang những nét đậm đà mà giản dị nó gắn bó với cuộc sống của em, em thích ngắm nhìn nó trong khung cảnh tiết trời vào mùa xuân, hình ảnh đó tạo cho em nhiều ấn tượng đặc sắc, hình ảnh mang những đặc trưng riêng của con người và vùng đất Nam Bộ.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 17
Mỗi năm qua đi, chúng ta lại có dịp cùng nhau được thưởng thức bốn mùa trong năm. Mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng mang trong mình những ý nghĩa và sắc thái riêng. Mùa xuân vạn sự như được bắt đầu, mọi thứ biến mình khôn ảo. mùa hạ tràn ngập ánh nắng mặt trời, là mùa của những khát khao, mùa của những hy vọng và được coi là mùa của tuổi trẻ. Mùa thu lại mang trong mình sự man mác buồn với lớp áo vàng cùng những cơn gió heo may lành lạnh và hương hoa sữa thơm nồng, lan tỏa trên từng góc phố. Mùa đông lại được nhớ đến với những cơn gió lạnh, như thấm vào lòng người. thế nhưng mùa đông tới, con người lại như gần với nhau hơn, yêu thương nhau hơn. Với tôi, có lẽ tôi yêu mùa xuân nhất, bởi mùa xuân đến mọi thứ như được bắt đầu, tất cả đều như thức tỉnh sau giấc ngủ say. Nhắc tới mùa xuân, chúng ta cũng nhớ tới ngay những cánh hoa đào phớt nhẹ của khi trời Hà Nội hay những đóa hoa ban trắng rực nở nơi núi rừng tây bắc và cũng là những cánh hoa mai vàng của ánh nắng phương Nam. Cây mai, có lẽ đó đã là biểu tượng không thể thiếu của những ngày Tết sum vầy và nó cũng là những dấu hiệu khi mùa xuân đã về trên đất trời phương Nam.
Hoa mai được miêu tả là một loại cây dại có nguồn gốc ở trong rừng. Những cây mai thường cao tầm hai mét, thân gỗ chia làm nhiều nhành, có những lá nhỏ cỡ hai ngón tay màu xanh lục. Tán cây tròn và xòe rộng. Ở miền Nam, hoa mai thường được chia thành rất nhiều loại, thế những phổ biến nhất vẫn là hoa mai vàng, tiếp sau đó là mai tứ quý rồi đến mai trắng và mai chiếu thủy. Mai vàng là một loại cây rất dễ sống, nhưng ưa nhất là những loại đất pha cát hoặc đất bãi ven sông. Cây mai cũng có thể mọc ở trên vườn ruộng hoặc trong những chậu cảnh để dễ vận chuyển đi khắp mọi miền tổ quốc. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không bị úng nước. Bón cây sau một tuần là từ những cành và nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi chùm là những túm là non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng mùng một tết, cả cây mai nhưng bừng lên sắc hoa vàng, đẹp một cách lộng lẫy. Riêng Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa những bông năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ đậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhụy hoa khô đi thì giữa mỗi bỗng xuất hiện những hạt nhỏ xinh xinh như hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu xanh tím lóng lánh. Đứng ngắm vườn, ta thầm cảm phục sự màu niệm của tạo hóa: đã có mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hương cho ngày tết thêm ấm áp, tứ quý cần mẫn , quanh năm góp hương sắc cho cuộc đời thêm màu tươi mới. Mai trắng còn có tên là bạch mai, lúc hoa mới nở có màu hồng nhạt, rồi cuối cùng, màu hồng nhạt ấy chuyển thành màu trắng, mùi thơm nhẹ nhàng, như đi vào lòng người.
Trong tất cả những loại mai thì có thể thấy bạch mai là hiếm có nhất, bởi chúng khó trồng được. Có lẽ bở vậy chúng ta thường chỉ nghe thấy mai vàng là nhiều nhất, những bài hát ca ngợi về ngày tết cũng thường nhắc tới hình ảnh của những đóa mai vàng, đẹp dịu dàng và mang đạm hình ảnh của miền Nam đầy nắng. Ngày tết trong miền nam luôn tràn ngập một màu vàng tươi, dịu dàng tỏa sáng khuôn mặt của những người bên nhau đang tay trong tay. Còn lại một loại mai nữa đó là mai chiếu thủy. đây là loại cây thân thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa ti li mọc thành từng chùm màu trắng và có mùi thơm ngát, chúng thường được trồng vào chậu hoặc bên những hòn non bộ làm cảnh ở trước sân nhà. Xuân về trên đất trời phương nam với hình ảnh những bông mai vàng tỏa sáng là hình ảnh mà có lẽ những người con xa quê luôn nhớ về và không thể nào quên được.
Mai trong cách nhìn của dần tộc việt nam ta là một trong tứ quý. Chúng mang vẻ đẹp nhân văn sâu sắc, với sự dịu dàng nhưng cũng mang ý chỉ kiên cường, bất khuất như tính cách của những người con Nam Bộ nói riêng và những người con Việt Nam nói chung. Để rồi, mỗi dịp tết đến xuân về, hình ảnh cây mai lại nở rộ, báo hiệu những điều an lành và hạnh phúc
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 18
“Xuân xuân ơi xuân đã về
Những đóa mai vàng chào mừng xuân sang...”
Lời ca ấy vang lên như tiếng chuông báo hiệu mùa xuân đến. Trong không khí náo nhiệt tươi vui của một mùa xuân mới, mai vàng khoe sắc cùng gió xuân. Hoa mai là loai hoa quen thuộc trong dịp Tết cổ truyền dân tộc.
Ở miền Bắc, trong tiết trời se se lạnh và mưa phùn lất phất, hoa đào nở rộ đem sắc hồng phủ khắp nơi nơi. Còn ở phương Nam, trong ánh nắng vàng ấm áp, hoa mai lại hòa mình vào nắng và gió, rực rỡ tỏa sáng cả một phương trời. Hoa mai có nguồn gốc từ cây hoang dại mọc trong rừng từ miền Trung trở vào. Cây mai có chiều cao trên hai mét, thân gỗ, chia thành nhiều nhánh. Thân cây mai sần sùi gần giống các loại cây cổ thụ. Thân cây mai chắc chắn và dày hơn thân đào. Lá mai tròn nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán tròn và xoè rộng. Mai là biểu tượng cho ngày Tết miền Nam. Vì chỉ ở miền Nam, mai mới sinh trưởng. Khí hậu miền Bắc với gió mùa Đông Bắc không thích hợp trồng mai.
Hoa mai có nhiều loại không chỉ mai vàng mà còn có mai tứ quý, mai trắng, mai chiếu thủy, mai ghép. Tuy nhiên nhắc đến mai người ta thường nghĩ đến mai vàng. Mai vàng là loại đẹp nhất. Mai vàng khác với mai khác là nụ hoa của nó nở thành từng chùm, bám vào cuống dài treo lơ lửng trên cành. Cánh hoa mỏng, màu vàng tươi, có mùi thơm thanh nhã, kín đáo. Mai tứ quý là loại mai nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở rộ giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm Cánh hoa tàn rồi rụng hết thì để lại hai ba hạt nhỏ dẹt đen bóng. Mai chiếu thủy đặc biệt được ưa chuộng ở những nơi ẩm như hòn non bộ, hoa li ti mọc thành chùm màu trắng mùi thơm ngát. Ngoài ra, các nghệ nhân hoa cảnh còn ghép các loại khác nhau thành mai ghép. Hoa mai ghép to, nhiều cánh, nhiều màu, trồng trong chậu sứ rất khó chăm sóc.
Để có được hoa mai đúng dịp chơi Tết, quá trình trồng và chăm sóc cần đảm bảo đúng thời gian. Người ta trồng bằng phương pháp chiết cành là phổ biến nhất. Trồng ngoài vườn hoặc trong chậu. Cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước. Vào khoảng 15 tháng 12 âm lịch, người trồng phải tuốt lá cho mai kết hợp cùng chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày Tết. Hoa mai vốn ưa ánh nắng nhưng nó cũng không thích đất khô hoặc úng nước, nó cần độ ẩm vùa phải. Nếu bị úng nước quá lâu, mai sẽ héo dần rồi chết. Khí hậu nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 27 đến 32 độ C là điều kiện tốt nhất cho mai sinh sống. Cây mai có tuổi thọ cao, chăm sóc tốt nó sẽ sinh trưởng nhanh và ra hoa sớm, thời gian chơi khá lâu. Khi mai nở sẽ được di chuyển từ nhà vườn đến các chợ hoa xuân, phục vụ nhu cầu Tết. Nhiều người còn trực tiếp đến tận vườn để chọn mua cây ưng ý nhất.
Mai được đứng đầu trong bộ tranh "tứ bình" đại diện cho bốn mùa trong năm: Mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là biểu tượng xinh đẹp của mùa xuân. Hoa mai còn tượng trưng cho cốt cách thanh cao, tốt đẹp của con người. Cùng với hoa đào ở phương Bắc, hoa mai đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình dịp Tết đến xuân về. Ngày nay, mai đi đến mọi miền của đất nước, không ngại khí hậu không thích hợp để mang lại giá trị của mình. Ngày xuân sum họp gia đình, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm ấm cúng và sắc mai vàng, chúc tụng nhau những lời lẽ đẹp đẽ, yêu thương. Những người con xa quê khi trở về cũng không quên mang một cành mai theo như lời chúc, niềm hi vọng một năm mới hạnh phúc, ấm áp.
Ngày trôi qua ngày, năm cũ qua, năm mới đến, mỗi mùa xuân về người ta lại thấy ấm lòng bởi sắc mai trong nắng. Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh và đào thắm, mai vàng đã từng ngày sáng tạo và lưu giữ nét đẹp của ngày Tết cố truyền dân tộc từ bao đời nay. Để rồi từng mùa xuân qua đi, ta vẫn luôn lưu luyến một sắc mai vàng rực rỡ.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 19
Dọc theo dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta, mỗi mùa lại có những loài hoa đặc trưng riêng biệt. Nếu như mùa hè gợi nhớ tới hương hoa sen thanh khiết, mùa thu gợi vị hoa sữa nồng nàn thì mỗi dịp Tết đến xuân về chúng ta vẫn thường hay nhắc tới hoa đào, hoa mai. Và sắc mai vàng chính là loài hoa đặc trưng ở miền Nam mỗi dịp đầu năm.
Hoa mai là loài hoa thân thuộc, gần gũi với mọi người dân Việt Nam đặc biệt là người dân miền Nam, đó là loài hoa thuộc chi Mai, họ Mai. Hoa mai là một loài cây dại, thân gỗ mọc ở rừng sau đó được con người mang về nhân giống, trồng và thành loài cây cảnh như ngày nay. Hoa mai xuất hiện chủ yếu ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta nhưng tập trung nhiều hơn cả là ở dãy núi Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Ngoài ra, hoa mai còn xuất hiện ở miền Bắc trên đỉnh dãy núi Yêu Tử.
Hoa mai được chia làm nhiều loại khác nhau như mai tứ quý, mai vàng, mai chiếu thủy, mai trắng,… Mỗi loại mai đều có những nét đặc trưng riêng song chúng vẫn mang trên mình những đặc điểm chung của loài hoa mai. Mai là loại cây thân gỗ, thân cây nhỏ có màu nâu sẫm góp phần điểm to cho sự mảnh mai, duyên dáng của cây mai. Lá cây mai màu xanh đậm, nhỏ xinh như lá chanh. Và có lẽ, nổi bật và thu hút sự chú ý của người khác hơn cả chính là nụ mai và hoa mai. Nụ mai thường nhỏ, được che chở, bao bọc bởi những đài hoa. Chúng thường kết lại với nhau tạo thành một chùm từ bảy đến mười nụ. Lúc nụ mai nỏ, những bông mai vàng năm cánh với hương thơm dịu nhẹ lại đua nhau khoe sắc, tỏa hương dưới nắng xuân ấm áp.
Mai là loài cây khó trồng và khó chăm sóc, bởi vậy đòi hỏi ở những người trồng mai sự hiểu biết, cẩn thận và tỉ mỉ. Để hoa mai nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán, người trồng mai thường ngắt sạch lá mai trước tầm nửa tháng. Thêm vào đó, khi tưới nước cho mai phải tưới một lượng nước vừa đủ vì nếu tưới quá nhiều nước mai sẽ dễ bị chết úng, chết ngập. Đồng thời, để có một chậu mai thật đẹp, người trông mai thường cắt lá, tỉa và uốn cành thành những hình thù độc đáo và có ý nghĩa to lớn, đậm triết lí, giá trị Á Đồng mỗi dịp Tết đến xuân về.
Có thể nói, cùng với hoa đào, hoa mai là một loài hoa giữ một vị trí độc đáo trong lòng những người con đất Việt. Hoa mai – loài hoa mang đến bình an và may mắn, có lẽ bởi vậy nó là loài hoa không thể thiếu trong mỗi gia đình khi đón năm mới. Thêm vào đó, hoa mai còn là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và thanh khiết của người con đất Việt. Không dừng lại ở đó, hoa mai còn là loài hoa tượng trưng cho đức tính kiên cường, mạnh mẽ của con người bởi dẫu thời tiết có khắc nghiệt, bão bùng đến đâu đi chăng nữa thì những bông hoa mai vẫn mạnh mẽ vươn mình, tỏa ngát sắc hương để đổi diện với tất cả. Đồng thời, hoa mai cùng trở thành nguồn cảm hứng cho thơ, ca nhạc họa với nhiều tác phẩm độc đáo. Và hoa mai còn là hình vẽ được dùng để trang trí lên chiếc áo dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, như để điểm tô thêm cho vẻ đẹp đằm thắm, thanh khiết của người con gái Á Đông. Không dừng lại ở giá trị về tinh thần, hoa mai còn mang lại giá trị kinh tế cao cho những người trồng mai. Mỗi dịp Tết đến xuân về người trồng mai có thể thu được một nguồn kinh tế lớn khi bán những chậu mai cho người dân chơi Tết.
Tóm lại, hoa mai là một trong số những loài hoa có ý nghĩa to lớn trong đời sống của những người con đất Việt. Dẫu thời gian có trôi đi nhưng chắc hẳn hình ảnh bông mai vàng khoe sắc trong nắng xuân mỗi dịp Tết đến sẽ vẫn mãi còn đó như một nét đẹp, một nét đặc trưng trong đời sống văn hóa, tinh thần của con người Việt Nam.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 20
“Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Nhan sắc của Vân, Kiều vốn là một trong những bức họa mỹ nhân kinh điển của nền văn học trung đại Việt Nam. Sau khi đã lấy đủ những hình tượng thiên nhiên cao rộng, xa xăm để hình dung vẻ tuyệt đại của các nàng, thì Nguyễn Du đã kết lại vẻ đẹp chung của hai chị em bằng một bông hoa mai tượng trưng cho cốt cách thanh cao, trong sạch. Thế mới nhớ rằng hoa mai trong văn hóa Việt Nam, không chỉ là thứ cây, thứ hoa cảnh được người miền Nam ưa chuộng đem trưng trong những dịp tết đến xuân về, mà sâu xa hơn nữa thứ hoa gầy guộc, mảnh mai ấy còn là một biểu tượng văn hóa, một văn liệu cao quý chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Mai là một loài cây quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam, tên khoa học là Ochna integerrima Ochnaceae, thuộc học Mai (Ochnaceae). Ngoài ra Mai vàng còn có một số tên gọi khác như Huỳnh mai, Hoàng mai hay Lão mai. Theo nhiều ghi chép thì mai có xuất xứ từ Trung Quốc, ban đầu chỉ là một loài cây dại hay mọc hoang trong rừng, sau đó nhận thấy được vẻ đẹp của nó người ta bắt đầu vun Trồng từ cách đây khoảng 3000 năm trước. Sau đó qua sự giao thoa văn hóa của ta và Trung Quốc hàng ngàn năm, Mai bắt đầu du nhập vào nước ta, rồi được nhân dân ưa chuộng và xem trọng giống nước bạn.
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 19 loại mai khác nhau, trong đó phải kể các loại mai phổ biến như hoa mai 5 cánh, hoa mai núi, hoa mai chủy, mai Tỳ Bà, và mai tứ quý, mai tầm gửi, mai liễu, mai hương, mai Cà Ná, mai châu, mai nhọn,... Có thể nói rằng mỗi một vùng với điều kiện khí hậu khác nhau lại cho ra một loại mai đặc trưng. Ngoài ra, bên ngoài lãnh thổ nước ta cũng còn có đến 6 loại hoa mai khác nhau như Mai Cao Miên, mai vàng Nam Phi, mai vàng Myanmar, mai vàng Indo, mai vàng Madagascar và mai vàng Châu Phi. Sự khác biệt chủ yếu của các loài mai này nằm ở đặc điểm của hoa ngoài ra các đặc điểm sinh trưởng khác hầu như giống nhau. Ở nước ta, ngày trước mai vàng tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, sau đó dần nhân rộng ra và trải dài từ các tỉnh miền Trung đổ vào miền Nam và Tây Nguyên, ngày nay người ta cũng tìm thấy ở mạn Bắc một giống mai tên Yên Tử ở tỉnh Quảng Ninh, minh chứng cho sức sống khỏe khoắn, thích nghi được với mọi điều kiện của loài này.
Về đặc điểm hình thái sinh học, thì với mỗi một loài mai vàng chúng lại sai khác nhau ở một số đặc điểm nhỏ, nhưng tựu chung lại mai là cây thân gỗ sống lâu năm, có cây có tuổi thọ cả hàng trăm năm, đây là loài sinh trưởng chậm, chiều cao có thể lên tới 7-8 m tùy vào tuổi thọ của cây. Mai càng già thì gốc cây càng to, vỏ thân xù xì, một số loài có thân lên thẳng, nhưng đa số là thân cây mềm mại, cong queo, đẻ nhánh và xõa tán khá rộng. Lá mai khá dày, màu xanh thẫm, mặt trên trơn, mặt dưới hơi thô, gân lá hình mạng, thường rụng lá vào mùa đông để ra hoa rồi mọc lại vào mùa xuân sau khi hoa nở. Đặc điểm chung của mai vàng, đó là hoa bao gồm những cánh mỏng, số cánh có thể dao động từ 5-18, màu vàng tươi, mang lại cảm giác trong trẻo, thanh khiết và cao quý. Nhị hoa có màu vàng đậm hơn. Cá biệt có loài mai tứ quý, nở hoa hai lần trên một đài, sau khi 5 cánh vàng rụng hết, thì còn lại 5 cánh đài đỏ ở dưới, nhìn giống hệt hoa, nên gọi là mai nở hai lần. Thông thường mai chỉ trổ bông vào mùa xuân, và nở một cách đồng loạt, mai nở nhanh, đẹp nhưng cũng rất chóng tàn. Ngoại trừ mai hương có mùi thơm thoang thoảng, thì hầu như các giống mai đều không có mùi thơm, hoặc mùi rất nhẹ mũi người khó nhận biết được.
Đối với người Việt Nam mai vàng ngày tết là tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng và sự rạng rỡ của cả năm. Bên cạnh đó hoa mai có nhiều hoa và thường nở rộ vào mùa xuân là biểu tượng cho cảnh đoàn viên, ấm cúng, sự đoàn kết gắn bó của các thành viên trong gia đình. Trong nền Nho học đã một thời từng thịnh vượng ở Trung Quốc cũng như nước ta thì mai vàng chính là một trong bốn thứ cây “tùng-cúc-trúc-mai” tượng trưng cho 4 vẻ đẹp của người quân tử. Trong đó mai vàng là biểu tượng của cốt cách thanh cao, trong sạch của con người thế nên mới có câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” để ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều là vậy. Không chỉ có ý nghĩa biểu trưng cho cốt cách cao quý của con người, mà các đặc tính như có bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất, thích nghi tốt, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên cây mai còn tượng trưng cho cả phẩm chất kiên cường, mạnh mẽ của con người trong cuộc sống. Thêm vào nữa, tuổi thọ hàng trăm năm của mai vàng cũng khiến nó trở thành loài cây mang ý nghĩa trường thọ, vững bền, trưng trong nhà ngày tết, hay đem làm quà biếu là vô cùng có ý nghĩa.
Trong văn học nghệ thuật, mai vàng trở thành một trong các thi liệu, văn liệu quen thuộc được nhiều các tác giả trung đại tha thiết, quý trọng. Ví như Nguyễn Trãi với sự nghiệp văn chương đồ sộ cũng không dưới mười lần viết về mai trong thơ mình, có câu “Càng thuở già, càng cốt cách/Một phen gió, một tinh thần” hoặc: “Mai sinh phải tuyết lạnh chẳng hiềm”, có lẽ rằng sự chính trực, ngay thẳng, thanh cao trong lòng tác giả nó lại tựa như loài mai này quá, thế nên suốt đời mình, Nguyễn Trãi vẫn nặng lòng với mai hơn những loài khác chăng. Không chỉ Nguyễn Trãi mà cả Nguyễn Du dường như cũng rất thấu hiểu mai, người nhiều lần đưa nó vào thơ để ví với cốt cách cao đẹp của con người, rồi lại xem mai là tri kỷ trong “Nghêu ngao vui thú yên hà/Mai là bạn cũ, hạc là người thân”. Đến cả bậc cao tăng đắc đạo như Mãn Giác Thiền Sư cũng không khỏi ca ngợi vẻ đẹp thanh cao, biểu tượng cho sức sống tiếp diễn, biểu tượng của mùa xuân trong mấy câu “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết/Đêm qua xuân trước một nhành mai”.
Tựu chung lại vẻ đẹp, ý nghĩa biểu tượng của hoa mai đã ăn sâu vào tiềm thức và nét nghĩ và nếp sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Có thể mai không rực rỡ, phú quý như phù dung, không cao sang, đài các như mẫu đơn, không có vẻ khiêm tốn, đạm mạc như cúc, hay kiều diễm say lòng người như hồng, nhưng chẳng có thứ hoa nào sánh được với mai ở vẻ uyển chuyển, mềm mại, cốt cách vừa thanh cao, vừa kiên cường được.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 21
Tết Nguyên Đán hay Tết là một trong những ngày lễ đầu năm âm lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất ở Việt Nam. Cứ mỗi khi tiết trời vào xuân, nếu như miền Bắc có hoa đào mang sắc hồng tươi thắm thì ở miền Nam, hoa mai như nắng vàng rực rỡ. Cũng như hoa đào, hoa mai mang những vẻ đẹp và ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với ngày Tết.
Hoa mai hay còn gọi là mai vàng là một loài thực vật thuộc chi Mai, loài cây thân gỗ có hoa, được trưng bày rất phổ biến ở khu vực miền Nam vào dịp Tết. Về mặt phân bố tự nhiên, hoa mai có nhiều tại khu rừng thuộc dãy Trường Sơn trở vào các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới các vùng núi Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay, người ta thường trồng và chăm sóc những cây mai cảnh nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu chơi cây cảnh hoặc chơi dịp Tết của người dân. Mai là loài cây có dáng vẻ thanh cao, tao nhã khác thường, thân cây gỗ màu nâu nhưng khá mềm mại và uyển chuyển, đối với những cây mai trồng ở vườn còn được uốn nắn theo các thế cây khác nhau. Lá mai có màu xanh biếc dịu dàng, lá hơi nhỏ và nhọn, vào mùa đông, cây thường trút hết lá để chuẩn bị cho đợt trổ bông vào mùa xuân, đến khi hoa ra gần hết cây mới lại bắt đầu đâm những chồi lộc và ra lá non.
Hoa mai thường nở thành từng chùm mọc ra từ thân cây, chùm hoa có cuống dài treo lơ lửng trên cành. Mỗi nụ hoa mai thường có từ 5 - 9 cánh, đôi khi lại có hoa lên đến 12 - 18 cánh, cánh mai trông rất mỏng manh và mịn màng, từng cánh hoa có màu sắc vàng tươi rực rỡ. Hương thơm của mai vàng thường rất khó nhận ra, nhưng nếu để ý một cách tinh tế thì sẽ cảm nhận được mùi hương thơm thoang thoảng e ấp và kín đáo của hoa mai. Mai vàng thuộc vào một trong những loại khó trồng, cần có sự chăm sóc đặc biệt và trồng được một cây mai sinh trưởng khỏe mạnh, ra hoa đúng đợt phụ thuộc rất lớn vào tay nghề và kinh nghiệm trồng mai. Mai ưa ẩm và ưa ánh sáng nhưng không chịu được úng nên phải trồng nơi cao ráo và tưới nước thường xuyên, nếu trồng trong chậu phải bón phân và thay đất hằng năm.
Để có được một cây mai thế đẹp phải tỉ mỉ cắt tỉa, uốn nắn, chúng mới có những hình dạng độc đáo mang ý nghĩa sâu sắc. Để hoa ra đúng dịp Tết, người trồng mai phải canh thời tiết để trút lá, thời tiết ấm thì trút lá 25 ngày trước Tết, thời tiết lạnh thì trút lá sớm hơn. Đến Tết, hoa mai được đánh nguyên gốc để vào chậu bán, hoặc đem ra đường, phố bán hoặc khách đến tận vườn mua. Ngày Tết hầu như mọi nhà đều cố gắng mua hoa mai để trong nhà ba ngày Tết, vẻ đẹp của hoa mai vừa để trang trí cho ngôi nhà thêm khang trang, tươi mới và rực rỡ, bên cạnh đó, hoa mai còn mang nhiều ý nghĩa, tượng trưng cho may mắn, tài lộc và sung túc, nếu thiếu đi mai vàng thì ngày Tết không còn trọn vẹn.
Có thể nói, hoa mai không chỉ gắn với hình ảnh của ngày Tết mà hơn thế, nó còn có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân miền Nam nói riêng, người dân cả nước nói chung. Những năm gần đây, ở miền Bắc đã có sự xuất hiện của sắc mai vàng tươi tắn "sánh đôi" cùng đào đỏ thắm mỗi độ Tết đến xuân về.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 22
Khác với sự nhẹ nhàng, đằm thắm của hoa đào, hoa mai mang trong mình cái nét cao sang, duyên dáng khiến bất cứ ai cũng phải mê mẩn.
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo một cuốn sách của nhà Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngắm. Như vậy, cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc. Ở Việt Nam, hoa mai phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa và các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long.
Khi nhắc đến hoa mai người ta có lẽ nhớ đến nhiều hơn chính là cái sắc vàng rực rỡ. Khó ai mà có thể ngờ được cái màu xanh vàng nhẹ của chiếc nụ chúm chím nhỏ xinh nay mai xòe nở lại đẹp lạ kì đến thế. Năm cánh hoa xòe nở mỏng manh, mềm mại, uốn một đường cong rất nhẹ. Hoa mai nhỏ xinh rực rỡ như đọ cùng sắc nắng, tươi cùng đất trời. Sắc vàng quyện cùng sắc đỏ của những đài hoa tí xíu càng làm nên nét thắm tươi của hoa mai.
Miền Nam không có mùa đông quanh năm có nắng thích hợp cho mai vàng nở rộ, tỏa sắc khoe hương. Chính vì vậy mà mai được mọi người miền trong hết sức yêu mến, ưa chuộng. Mỗi cái tết ở đây bên cạnh bánh chưng, mâm ngũ quả cầu dừa đủ xoài sung,... thì mai hiện diện như sự may mắn đến gõ cửa nhà gia chủ.
Ai cũng hi vọng hoa mai có thể khoe sắc vàng đẹp nhất vào những ngày đầu năm mới, khởi đầu mới. Và khi hoa mai tàn phai nó vẫn để lại một dấu ấn khó phai. Từ những cánh hoa héo úa chuẩn bị về với đất mẹ là những hạt cườm li ti sẫm màu óng ánh dưới cái nắng dịu ngọt.
Bên cạnh sắc vàng phổ biến ấy còn có mai trắng hay còn gọi là bạch mai. Bạch mai tựa như một cô gái đỏng đảnh không dễ tìm mà cũng chẳng dễ trồng. Mới đầu nó mang chút phớt hồng nhưng khi xòe nở lại có màu trắng muốt, tinh khôi. Mỗi chùm hoa nhỏ xinh điểm xuyết lên những nhành cây mềm mại, duyên dáng.
Hương hoa không nồng nàn mà thanh thanh, dịu dàng phảng phất trong gió nhẹ. Dẫu mang vẻ đẹp mong manh là vậy, nhưng nó không hề yếu ớt. Trời càng khắc nghiệt, càng giá lạnh mai trắng lại càng có sức sống bền bỉ, dẻo dai. Có lẽ vì vậy mà không ít người say mê, trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của cô gái đỏng đảnh này.
Hoa mai không phải chỉ phân chia bởi hai sắc trắng và vàng, mỗi vùng, mỗi loại hoa sẽ mang những sắc độ, hương thơm, nét quyến rũ riêng biệt. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận được vẻ đẹp, dáng nét rất riêng mà hoa mai được tạo hóa dày công chăm chút. Từ xưa đến nay hoa mai luôn được xem như nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương, biểu tượng cho sức sống mùa xuân.
Trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, co cụm, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn. Với dáng vẻ thanh tao của mình, khí phách của người quân tử được ví với hoa mai. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Còn vóc dáng của hoa mai thì được ví như người con gái quyền quý, khuê các.
Hoa mai đã đi vào đời sống tinh thần của con người Việt Nam, là biểu tượng không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Vì vậy cần nâng niu, trân trọng, thấy được ý nghĩa của hoa mai trong đời sống.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 23
Nhắc đến mùa xuân thì chúng ta thường nghĩ ngay đến Tết. Tết đến trăm hoa đua nở, loài hoa nào cũng đẹp, cũng thơm, cũng mang trên mình một màu sắc rực rỡ để đón mừng năm mới. Miền Bắc xuân về với cành đào tươi thắm còn đối với miền Nam thì cây mai là một loài hoa Tết không thể thiếu được ở mọi nhà.
Vậy các bạn có biết vì sao cây mai lại được ưa chuộng và trở thành một loài cây ngày Tết không? Để các bạn có thể hiểu thêm về cây mai cũng như có thể giải đáp những câu hỏi trên thì tôi xin được thuyết minh về cây mai để bạn được rõ.
Cây mai đã có từ rất lâu đời từ một loại mai rừng ở đồi núi với dáng vẻ giản dị độc đáo. Và người xưa đã đem về trồng để bây giờ nó có thể mang đậm sắc màu Tết của miền Nam nước ta. Dần dần mai đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Với những kĩ thuật trong nông nghiệp như chiết cành, ghép cành... mai đã được chia làm nhiều loại khác nhau.
Dựa vào màu sắc gồm: Hoàng mai (mai vàng), Bạch mai (mai trắng), Thanh mai (mai xanh), Hồng mai (mai hồng, mai đỏ ). Còn dựa vào đặc điểm thì mai gồm có: mai Chiếu Thủy, mai Tứ Quý,... Nhưng càng vào những dịp Tết đến thì người miền Nam vẫn yêu chuộng Hoàng mai nhất.
Cây mai cũng có những đặc sắc riêng nhất là về hình dạng. Thân mai nhỏ, cành gầy, mỏng manh tạo nên vẻ duyên dáng của người con gái trong tà áo dài trang nhã và đài các. Lá mai màu xanh, nhỏ như lá chanh. Nụ mai thì nhỏ, có màu xanh, thuôn dài mọc thành chùm từ bảy đến mười cái.
Khi nở, hoa mai có năm cánh khoác trên mình một bộ đồ màu vàng rực rỡ mà ai cũng thích. Cánh mai mịn màng, mỏng manh làm cho người ta cảm thấy ấm áp lạ thường. Có thể nói cả cây mai đều có màu vàng chỉ riêng lá màu xanh và phấn hoa thì có màu nâu đỏ. Đặc biệt có những cành mai ghép, hoa nở ra thường có sáu đến mười hai cánh.
Cây mai rất dễ trồng nhưng cũng rất khó đối với người không chuyên chơi mai. Mai nở vào Tết nên người ta sẽ ngắt sạch lá trước Tết khoảng nửa tháng, thường là vào mười lăm âm lịch. Nếu muốn mai ra hoa đẹp, cây chắc khỏe thì phải biết cách chăm sóc nó. Mai có thể chết nếu bị úng hoặc quá rợp. Vì vậy khi tưới cây chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ và để mai ngoài nắng. Nếu chăm sóc kĩ thì chắc chắn mai sẽ cho ra hoa đẹp, cánh dày.
Hiện nay, trên thị trường đã hình thành nhiều chỗ bán mai nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng mai Bình Chánh, Bình Triệu. Tuy đường xa nhưng người thành phố vẫn ồ ạt đi mua. Có những cây mai lên đến cả trăm triệu nhưng cũng có người mua về nhà, vì họ không chỉ yêu thích vẻ đẹp giản dị thanh cao của nó mà còn vì ý nghĩa của cây mai trong ngày Tết.
Quả thật là vậy, cây mai lúc nào cũng hiện diện trong nhà của mỗi người cũng giống như mâm ngũ quả không thể thiếu trong ngày Tết. Ý nghĩa của cây mai là luôn mang lại may mắn cho mọi nhà. Không những thế, mai còn biểu thị cho đức tính trung thực, cho sự lịch lãm, thanh khiết của con người. Người xưa nói quả không sai, chỉ khi gặp hoạn nạn, khó khăn thì mới biết đâu là bạn thật, đâu là bạn giả.
Cây mai cũng vậy, dù nắng mưa bão bùng, thì mai vẫn ngời ngời một sức sống dai dẳng. Điều đó cũng cho thấy được cây mai cũng rất kiên cường, rất chịu khó dù trong hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó cây mai còn là nguồn khai thác vô tận là một đề tài đặc sắc cho các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Cây mai đã đi vào lòng người dân Việt Nam bằng nét đẹp giản dị, thanh tao và dịu dàng. Cũng vì ý nghĩa của nó nên cây mai trong ngày Tết đã trở thành một truyền thống đặc sắc của miền Nam nước ta để nó luôn mang lại sự an lành, hạnh phúc và niềm may mắn cho mọi nhà.
Cây mai đã trở thành biểu tượng cho cái Tết miền Nam với vẻ đẹp giản dị và màu vàng rực rỡ của nó. Vì vậy ta phải biết nâng niu và trân trọng cây mai để nó luôn điểm tô mùa xuân cho ngày nay, cho ngày mai và cho muôn đời sau.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 24
Trong dịp tết nguyên đán, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của miền nam.
Cây hoa mai vốn là một cây dại mọc trong rừng (từ miền trung trở vào), hoa mai có nhiều loại. Mai vàng có nụ mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng màu vàng có mùi thơm kín đáo. Mai tứ quý là loại mai nở hoa quanh năm, sau khi cánh hoa rụng hết, ở giữa bông còn lại 2 đến 3 hạt nhỏ và dẹt, màu đen bóng. Mai trắng có hoa mới nở màu hồng nhạt, sau chuyển sang trắng, có mùi thơm nhẹ. Mai chiếu thủy lá nhỏ lăn tăn, hoa nhỏ mọc thành chùm màu trắng thơm ngát nhất là về đêm thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ. Mai ghép là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ các loại hoa khác nhau. Hoa to, nhiều cánh, nhiều màu, trồng trong chậu sứ, rất khó chăm sóc.
Cây mai được trông bằng hạt hay chiết cành (phổ biến là chiết, ghép) Trồng ngoài vườn hay trong chậu đều được. Cây ưa ánh nắng, đất luôn ẩm nhưng không úng nước. Khoảng 15 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người trồng lại phải tuốt lá cho mai, sau đó có chế độ chăm bón và tưới nước đúng phương pháp để hoa nở đúng vào ngày tết. Các nhà vườn đánh nguyên gốc mai đem về các chợ hoa xuân ở các thị xã, thành phố để bán, hoặc khách đến tận vườn để mua.
Hầu như mỗi nhà đều chưng hoa mai trong ba ngày tết, vừa trang trí cho đẹp nhà, vừa cầu mong may mắn. Nếu thiếu hoa mai thì niềm vui của các gia đình đầu năm mới sẽ không trọn vẹn.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 25
Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh hơn, thích hợp cho hoa Đào khoe sắc.
Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.
Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:
Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẽ ở bên Tàu)
Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ
Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.
Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.
Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.
Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.Khi chọn mua một cành mai về trưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây:
- Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…
Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp.
Nhìn chung có các điểm cần chú ý khí lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non vừa nhú.
Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).
Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.
Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai này cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết.Các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai này giá đáng bạc vạn.
Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.
Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại lục tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chính thực là cây gì? Đó là cây Mù U. “Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng”. Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng.
Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bánh dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 26
Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.
Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.
Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.
Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.
Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.
Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.
Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.
Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 27
Hằng năm khi sắc vàng tươi của hoa mai rực rỡ khắp Nam Bộ, trong tiết trời se lạnh của mùa xuân những cành hoa đào cũng bắt đầu nở rộ. Hoa đào từ lâu đã trở thành loài hoa không thể thiếu với mùa xuân ở Bắc Bộ.
Hoa đào có nhiều ở vùng ôn đới khí hậu ôn hoà. Đào xuất hiện ở Việt Nam đó từ rất lâu đời. Mùa xuân khi đến thăm làng hoa Nhật Tân, Ngọc Hà ở Hà Nội...bạn sẽ thấy ngút ngàn những hàng đào nở rộ. Ở nhiều vùng núi phía bắc có những rừng đào mọc tự nhiên với những gốc đào nở rộ. Tên khoa học của đào là Prunus Persica. Có bốn giống đào chính. Giống đẹp nhất có lẽ là bích đào. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lên nhau màu hồng thẫm. Bích đào được trồng để lấy hoa. Giống thứ hai là giống đào phai, hoa có năm cánh, cánh màu phớt hồng. Đào phai sai hoa sai quả được trồng để lấy quả. Giống đào bạch hiếm thấy, cây nhỏ ít hoa có màu trắng tinh khiết. Đào thất thốn có hoa màu đỏ thẫm, khó trồng, khó chăm sóc. Hoa đào nở vào cuối mùa đông, đầu xuân khi cái rét mướt đã nhường chỗ cho tiết trời ấm áp. Trong làn mưa phùn lất phất, hoa đào xoè cánh đón lấy cái tinh tuý của trời đất. Cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4 - 5 ngày rồi tàn. Hoa đào rất đẹp nhưng để có được cành đào đẹp trong ngày tết thì không phải dễ dàng. Đào trồng lấy quả không cần chăm sóc nhiều nhưng đối với đào lấy cành người ta phải chăm bón rất công phu. Từ việc đốn cành tỉa lá uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất tỉ mỉ và khéo léo. Hoa đào góp phần tôn lên vẻ đẹp của khu vườn núi rừng và căn nhà nhỏ của bạn trong dịp tết đến xuân về. Bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mâm cỗ tất niên là cành đào nhỏ đem lại sự ấm cúng cho mỗi gia đình. Đào cũng đem lại thu nhập cao trong ngày tết cho người trồng đào, mỗi một cành đào thường có giá từ 30 - 45 nghìn đồng, còn ở các làng hoa mỗi cây có khoảng từ một trăm nghìn đến một triệu đồng tuỳ từng loại. Hoa đào cũng gắn với thú chơi đào ngày tết của những người chuộng cây cảnh. Họ tự tay uốn tỉa cành theo óc thẩm mĩ của riêng mình. Đào là loài hoa thiêng liêng cùng với bánh chưng xanh không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam thường chọn cành đào về làm quà. Những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương của mình.
Từ xa xưa, đào đã được coi như một thi đề quen thuộc trong thơ ca. Những tác phẩm tiêu biểu như truyện Kiều của nguyễn Du, Ông Đồ của Vũ Đình Liên....đều có sắc thắm đào đỏ
Ngoài ra, đào được sử dụng để chế thuốc rất hiệu quả. Hoa đào được chế làm thuốc đắp mặt, giúp làn da mịn màng, hồng hào cho người phụ nữ. Danh y Tuệ Tĩnh đã nhắc nhiều về công dụng của hoa đào trong cuốn sách y học nổi tiếng của mình.
Mùa xuân tiếp nối mùa xuân, thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, cuộc sống có vô vàn sự thay đổi nhưng hoa đào vẵn là loài hoa không thể thiếu trong mỗi dịp tết cổ truyền của dân tộc ta.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 28
Như một vòng tuần hoàn của cuộc sống, đông qua, xuân đến. Chúa xuân mang đến cho vạn vật những tia nắng ấm áp sau một mùa giá lạnh, thổi vào cuộc sống hương vị ngọt ngào của mùa xuân. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc.
Tuy có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư, thế nhưng ngày nay hoa đào có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đặc biệt là ở miền Bắc và mỗi khi Tết đến Xuân về.
Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất da dạng và phong phú. Nếu xếp theo số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thỉ có thể chia đào thành đào phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm.
Hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc và nở đúng vào mùa xuân. Nhưng muốn hoa nở đúng thời vụ thì đòi hỏi nhiều kinh nghiệm ở người trồng hoa. Và thi sĩ Xuân Sách đã dùng những lời thơ để nêu ra cách làm cho hoa nở đúng ngày Tết:
"Vặt trụi lá, bè trơ cành
Đê cây tức giận nở thành trăm hoa"
Vì vậy, muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa.
Nếu ở miền Nam, xuân về phải có mai vàng, một biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, hạnh phúc và sum vầy thì ở miền Bắc có hoa đào mới có mùa xuân. Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý. Những nhà có điều kiện thường sắm cả một cây đào ghép ba tầng, những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào chưng trong nhà. Đón xuân mà không có hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đó, tràng pháo hồng. Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy thì người dân miền Bẳc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào.
Hoa đào không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn mang nét đẹp văn hóa đồng thời còn là một dược phẩm, mĩ phẩm độc đáo. Từ xưa, hình ảnh của hoa đào đã được đưa vào thơ ca làm xúc động lòng người. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có nhắc đến hình ảnh cùa hoa đào trong sự luyến tiếc khi cảnh cũ còn mà người xưa không thấy: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông". Và vẻ đẹp mơn mởn của hoa đào trong ngày Tết còn thể hiện qua câu thơ:
"Một đóa đào hoa khoe tốt tươi,
Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười".
Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh, đã mang một cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân để tặng cho công chúa Ngọc Hân- người vợ yêu quý của người – để báo tin thắng trận. Trong lịch sử y học Á Đông, danh y Tuệ Tĩnh đã ghi lại nhiều phương pháp chăm sóc da mặt cho phụ nữ bằng hoa đào.
Cây đào không dễ trồng như cây mai. Nó là một loại cây ưa đất thịt, phân bón vừa phải, cần nhiều ánh sáng, thoáng và thông gió. Ở miền Bắc Việt Nam, người ta trồng đào để lấy hoa chơi Tết, sau ngày Tết, người ta tiếp tục trồng đào trở lại.
Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế nhưng hình ảnh của hoa đào vẫn Còn sống mãi với thời gian như lời thơ của Chế Lan Viên:
"Một cành đào ứa nhựa
Nặng bàn tay anh cầm,
Nghe hương thầm lan tỏa
Qua màn sương thời gian".
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 29
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết đến xuân về thì em và bố mẹ lại được ra chợ hoa xuân để chọn lựa cho nhà mình những cành mai đẹp nhất để trong ngày Tết.
Chợ hoa xuân thật là đông đúc với biết bao loài hoa, nào hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn,… Nhưng em nhìn nổi bật nhất vẫn chính là những bông hoa mai vàng đang e ấp. Các bác bán hoa mai vàng đứng ở một góc chợ, sắc hoa mai vàng đã làm bừng tỉnh cả một góc chợ. Hoa mai vàng nở như báo hiệu Tết đã về và khiến cho lòng người chúng ta như xao xuyến biết bao nhiêu. Ta đã biết được rằng nếu như Tết ở miền Bắc như được điểm tô bởi những bông hoa đào hồng rực như mang đến sự ấm cúng và hạnh phúc. Nhưng đối với tiết trời phương Nam thì cây hoa mai mới thực sự có vị trí độc tôn – chúa tể của các loài hoa xuân. Hoa mai vàng như mang lại sự may mắn cho mọi người. Sắc mai vàng như khiến cho không khí xuân vui tươi và tràn ngập hơn bao giờ hết
Dễ nhận thấy được rằng cành cây trông mảnh mai, đồng thời nó cũng thật là khẳng khiu nhưng thân cây lại rất cứng cáp, khỏe mạnh biết bao nhiêu. Sắc mai vàng như thật rực rỡ, thế rồi như lấp ló và ẩn trong sắc vàng ấy thấp thoáng vài cái lá xanh non đang vươn lên đầy mạnh mẽ. Em như nhận thấy được lại có những nụ hoa nhỏ xinh bên cạnh những đóa hoa mai màu vàng như thật tươi thắm đang háo hức đợi đến lúc được bung mình nở rộ để đón Tết về. Thế của cây mai cũng chẳng kém gì cây đào ở miền Bắc đâu nhé. Nhờ được uốn nắn từ bé lên cây hoa mai có được những thế đứng thật đẹp, cây thì uống lượn, cây thì lại xòe ra từng tán hoa một trông thật như một kiệt tác hoàn hảo mà người nông dân đã thể hiện qua cây mai.
Lá của cây mai lúc này như cũng thưa dần, rất hiếm những chiếc lá già vì trước đó một tháng người ta cũng đã tỉa bớt lá để cho cây mai ra hoa. Giờ đây cây mai chỉ còn những chùm hoa và những chồi non mơn mởn mà thôi. Chính điều này như càng đã làm cho cây mai ngày Tết thêm đẹp đẽ hơn.
Nhà em trong nhà Tết cũng đã mua cho mình một cây mai. Nhìn sắc mai vàng tươi thắm, trong lòng em như thêm rạo rực và em cũng rất yêu cây mai vàng này nhà em.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 30
Liệu ai có thể quên cái cúi đầu trước cái đẹp của con người có cốt cách cao đẹp Cao Bá Quát? Cái đẹp ấy không phải là thứ gì đó cao xa đao to búa lớn mà lại chính là một nhành mai mềm mại, mỏng manh. Khác với sự nhẹ nhàng, đằm thắm của hoa đào, hoa mai mang trong mình cái nét cao sang, duyên dáng khiến bất cứ ai cũng phải mê mẩn.
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo một cuốn sách của nhà Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngắm. Như vậy, cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc. Ở Việt Nam, hoa mai phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa và các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long.
Khi nhắc đến hoa mai người ta có lẽ nhớ đến nhiều hơn chính là cái sắc vàng rực rỡ. Khó ai mà có thể ngờ được cái màu xanh vàng nhẹ của chiếc nụ chúm chím nhỏ xinh nay mai xòe nở lại đẹp lạ kì đến thế. Năm cánh hoa xòe nở mỏng manh, mềm mại, uốn một đường cong rất nhẹ. Hoa mai nhỏ xinh rực rỡ như đọ cùng sắc nắng, tươi cùng đất trời. Sắc vàng quyện cùng sắc đỏ của những đài hoa tí xíu càng làm nên nét thắm tươi của hoa mai. Miền Nam không có mùa đông quanh năm có nắng thích hợp cho mai vàng nở rộ, tỏa sắc khoe hương. Chính vì vậy mà mai được mọi người miền trong hết sức yêu mến, ưa chuộng. Mỗi cái tết ở đây bên cạnh bánh chưng, mâm ngũ quả cầu dừa đủ xoài sung,... thì mai hiện diện như sự may mắn đến gõ cửa nhà gia chủ. Ai cũng hi vọng hoa mai có thể khoe sắc vàng đẹp nhất vào những ngày đầu năm mới, khởi đầu mới. Và khi hoa mai tàn phai nó vẫn để lại một dấu ấn khó phai. Từ những cánh hoa héo úa chuẩn bị về với đất mẹ là những hạt cườm li ti sẫm màu óng ánh dưới cái nắng dịu ngọt.
Bên cạnh sắc vàng phổ biến ấy còn có mai trắng hay còn gọi là bạch mai. Bạch mai tựa như một cô gái đỏng đảnh không dễ tìm mà cũng chẳng dễ trồng. Mới đầu nó mang chút phớt hồng nhưng khi xòe nở lại có màu trắng muốt, tinh khôi. Mỗi chùm hoa nhỏ xinh điểm xuyết lên những nhành cây mềm mại, duyên dáng. Hương hoa không nồng nàn mà thanh thanh, dịu dàng phảng phất trong gió nhẹ. Dẫu mang vẻ đẹp mong manh là vậy, nhưng nó không hề yếu ớt. Trời càng khắc nghiệt, càng giá lạnh mai trắng lại càng có sức sống bền bỉ, dẻo dai. Có lẽ vì vậy mà không ít người say mê, trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của cô gái đỏng đảnh này.
Hoa mai không phải chỉ phân chia bởi hai sắc trắng và vàng, mỗi vùng, mỗi loại hoa sẽ mang những sắc độ, hương thơm, nét quyến rũ riêng biệt. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận được vẻ đẹp, dáng nét rất riêng mà hoa mai được tạo hóa dày công chăm chút. Từ xưa đến nay hoa mai luôn được xem như nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương, biểu tượng cho sức sống mùa xuân. Trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, co cụm, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn. Với dáng vẻ thanh tao của mình, khí phách của người quân tử được ví với hoa mai. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Còn vóc dáng của hoa mai thì được ví như người con gái quyền quý, khuê các.
Hoa mai đã đi vào đời sống tinh thần của con người Việt Nam, là biểu tượng không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Vì vậy cần nâng niu, trân trọng, thấy được ý nghĩa của hoa mai trong đời sống.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 31
Mỗi dịp xuân sang, có tới hàng trăm loài hoa “chen nhau” nở rộ, khoe sắc. Mai là một trong số đó. Với nét đẹp rất riêng và ý nghĩa tượng trưng đặc biệt mà hoa mai trở thành một trong những “quốc hoa” đại diện cho Tết truyền thống của Việt Nam.
Nền khí hậu nóng ẩm của nước ta rất phù hợp với điều kiện sống của cây mai. Mai của Việt Nam khá phổ biến và vô cùng đa dạng. Mai có ở khắp các vùng núi và đồng bằng miền Trung, miền Nam với nhiều giống khác nhau cả hoang dã và giống đã được thuần hóa. Ở các vùng sườn đồi, rừng núi, cao nguyên đặc biệt là vùng Tây Nguyên phổ biến loài mai vàng mọc hoang dã, thường được gọi là gọi là mai núi hay mai rừng. Ngoài ra, còn có loài mai khác như mai chủy cũng mọc nhiều trên rừng; trên các triền cát dọc khu rừng ven có giống mai động, mai sẻ, mai chùm gởi, mai tỳ bà (hay mai vương); loài mai thơm thường được trồng ở Bến Tre; các giống mai ngự, mai châu, mai cánh nhọn cũng mọc khá nhiều ở miền Trung; các khu rừng ở Cà Ná có mai rừng Cà Ná, mai liễu, mai đá… Trong số hàng trăm giống mai đó, giống mai vàng hay “mai nhà” được người Việt ưa chuộng hơn cả.
Mai là loài cây mảnh dẻ, thuần khiết, thanh cao. Thông thường, cây hoa mai có thể cao trên hai mét, chia thành nhiều nhánh nhỏ. Thân mai mềm. Lá mai nhỏ, xanh biếc. Hoa mai nở từng chùm, tươi rói, rực rỡ cả một khoảng không gian và đặc biệt rất lâu tàn. Với mai vàng, mỗi bông hoa thường có năm cánh, trường hợp cá biệt có thể nhiều hơn.
Mai thuộc loại khó trồng và cũng khó chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn lựa những hạt giống chất lượng nhất đem ngâm nước một thời gian rồi gieo cấy vào đất ẩm. Mai ưa sống ở vùng ẩm, nhiều ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy, người Việt thường trồng mai ở những nơi cao ráo kết hợp tưới nước thường xuyên. Ngoài ra, mai cũng được trồng cố định trong các chậu cảnh, song cần bón phân và thay đất hàng năm.
Cũng như hoa đào ở miền Bắc, mai vàng thường được các chủ sản xuất trồng thành một khu riêng, chuyên cung cấp nhu cầu mai ngày Tết. Muốn mai ra hoa đúng ngày Tết, chủ sản xuất luôn phải chú ý canh thời tiết và tỉa lá để mai tập trung nuôi hoa. Năm nào thời tiết nắng ấm phải tỉa lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm sẽ tỉa lá sớm hơn. Để phục vụ thị hiếu, mai vàng còn được cắt nhánh, uốn cành, tạo “thế” sao cho độc đáo, ý nghĩa. Tùy vào tuổi đời và “thế” mai mà định giá trị của nó. Người thích “chơi” mai sẵn sàng chi tiền tỉ để có cây mai đặc biệt “có một không hai”.
Mai tự bao giờ đã đi vào đời sống văn hóa và tâm linh người Việt. Những ngày tết đến, có chậu mai vàng đặt trong nhà là cả một niềm hân hoan, hạnh phúc. Bông mai vàng như mang cả bầu trời mùa xuân tươi mới, thanh sạch. Không khí Tết theo đó cũng ùa về cùng sắc mai.
Mai nằm trong nhóm “tứ quý” là tùng, cúc, trúc, mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự giàu sang phú quý. Theo quan niệm của người Việt, mai nở càng có nhiều cánh càng đẹp càng quý. Nhà nào có cây mai hoa nở 7 cánh, nhà đó sẽ “đại cát đại quý” trong năm đó. Thế nên, nhà thơ Đặng Minh Kính từng sáng tác một bài thơ riêng về hoa mai:
“Mỗi năm đơm nụ biết bao lần
Gốc già hoa lá vẫn thanh tân
Sớm mai thức dậy muôn vàng nở
Bàng hoàng ta tưởng cả trời xuân.”
(“Mai tứ quý”)
Mai cũng có phần nào đó mang bản chất của con người Việt Nam. Người xưa lấy cái khí phách thanh cao của mai tựa như người quân tử. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường coi mình như cành mai nở trong gió đông. Vóc dáng của hoa mai mang vẻ đẹp của người thiếu nữ đài các.
Mai vàng có thể không nồng nàn như hồng, dịu hương như cúc, thoang thoảng như đào, mai không hương nhưng luôn chứa đựng sắc hoa, sắc thần của văn hóa và con người Việt Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 32
Nếu miền Bắc có hoa đào là biểu tượng cho mùa xuân thì hoa mai là Sắc Hoa tươi thắm nhất cho đất Thành Nam rực nắng đối với người miền Nam mà nói nói hoa mai là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những ngày tết Sum Vầy bởi nó không chỉ mang vẻ đẹp đặc trưng mà còn có ý nghĩa riêng cho ngày tết.
Cách đây 3000 cây mai đầu tiên có mặt ở đất Trung Quốc người Trung Quốc rất thích ngắm hoa mai, xem ai thuộc nhóm tuế tàn tam hữu cùng với Tùng CúcÝ nói chịu được tuyết lạnh chẳng khác bật trượng phu khí tiết vững vàng, chịu được mọi nghịch cảnh và không bao giờ khuất phục bạo quyền. Người Trung Quốc xem hoa mai là quốc hoa
Hoa mai có bốn loại chính : bạch mai, sắc trắng như tuyết; hồng mai, sắc hồng như máu ; thanh mai, mang săc vàng tươi thắm như màu của mặt trời còn có mặc mai huyền bí , đen tuyền hay tím đen. Hiện nay, khi hoa mai được người Việt yêu thích , người ta thường trồng loại mai vàng .
Hoa mai gồm năm cánh vàng mỏng manh nhẹ nhàng như nước thu, không như hoa đào cánh này chồng cánh kia , cánh mai to hơn chia đều cho mỗi độ, mai nở thành từng chùm đầy đặn trông như những dóa hoa to đẹp. Mai thường có ba rễ chính và nhiều rễ phụ . Thân mai mềm mại , uyển chuyển nhưng mảnh khảnh , có vỏ nâu xù xì trông nhẹ nhàng mà mạnh mẽ. Mai từ khi nảy mầm đã được những bàn tay tài hoa của người thợ uốn thành những hình dáng khác nhau tùy theo ý nghĩa cành mai như phúc lộc thọ, an khang, bình an... Vì hoa mai sống trong thời tiết ấm áp mà thường được chơi vào dịp Tết nên chúng được trồng nhiều ở miền Nam, nơi có khí hậu ấm áp quanh năm. Ở Việt Nam có nhiều nơi trồng mai như An Nhơn(Bình Định), Võ Dõng(Nha Trang), Phước Định(Vĩnh Long), Thủ Đức(Tp Hồ Chí Minh)... theo các loại mai khác nhau mai vàng mai tứ quý mai trắng. Những người có mắt nhìn mai là những tay chơi tốt , họ bảo cần chọn cây mai có bông to tròn khồng cần nhiều nụ và gốc phải chắc chắn.
Để trồng được một cành mai đẹp phải cần nhiều kĩ thuật tốt . Người trồng phải đảm bảo đủ ánh sáng cần thiết cho cây mai, không nên soi nhiều đèn để cây mai dễ nở sớm , hay vào những ngày lạnh phải chong đèn sưởi ấm cho cây. Bên cạnh đó ta cần phân bón cho cây giúp cây mau lớm ra hoa đẹp nhất . Tỉa cành cho mai cần phải có kĩ thuật sao cho không bị hỏng bị gãy.
Cây mai rất có ý nghĩa với ngày tết, là viểu trưng đẹp nhất cho mùa xuâm đất Nam. Đến ngày tết có bông mai vàng trưng trong nhà là một năm may mắn bình an. Cây mai trong ngày đầu năm với sắc vàng tươi tắn, rực rỡ, cùng những phong bao lì xì đỏ thắm mang tới cho căn nhà hương sắc vui tươi, những niềm vui nho nhỏ đầu năm. Cây hoa mai như một hình ảnh biểu tượng cho ngày Tết đến, in dấu những kỉ niệm của bao người. Không chỉ thế bông mai còn là biểu trưng cho khí tiết của người quân tử vừa có cái lịch sự, thanh cao của sắc vàng phơi phới vừa mạnh mẽ quyết liệt như thân mai rắn chắc . Bởi thế mà càng ngày càng có nhiều người thích chơi loài hoa này.
Và chắc chắn rằng vẻ đẹp của hoa mai không loài hoa nào có thể thay thế hay thua kém loài hoa nào , nó tượng trưng cho vẻ đẹp đầy đặn trọn vẹn của mùa xuân đất trời.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 33
Tết về mang theo sự hân hoan mỗi nhà, người sắm bánh kẹo, người mua quần áo mới, và chắc chắn ngày tết không thể thiếu chợ hoa, các ông, các bố hay chọn mua cây về làm đẹp và vui tươi thêm. Miền Bắc có cành đào, cây quất; miền Nam thì lại ngập tràn trong sắc vàng của những cây hoa mai.
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo sách “Trân hương bảo ngự” của Phí Cung Ấn, đời Minh chép rằng:
“Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”.
Nghĩa là: Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết để ngắm cùng. Như vậy, cây mai đã được chép trong sách sử Trung Quốc cáh đây hơn 3000 năm.
Trong bốn loài cây thì trúc, tùng, mai là ba loài cây chịu được sương giá tuyết lạnh hay còn gọi là "Tuế Hàn Tam Hữu" – ba người bạn trong gió rét, dù lạnh nhưng tùng trúc vẫn xanh tươi, mai vẫn nở hoa trắng muốt. Chính khả năng này mà những loài cây này được ví von hóa đại diện cho những đức tính cần có của quân tử chân chính. Để thuận theo thanh điệu và vần ta thường đọc là tùng - cúc - trúc - mai nhưng đúng với quy luật của năm phải là mai – trúc – cúc – tùng đại diện cho 4 mùa: mai (mùa xuân) - trúc (mùa hạ) – cúc (mùa thu) – tùng (mùa đông). Yêu hoa và thích thưởng cây, có lẽ vì vậy mà họ đặt tên cho mai khá cầu kỳ. theo sách “Mai phổ” thì loại hoa mai có sáu cánh tròn đẹp như hoa thuỷ tiên nên gọi là “Thủy tiên mai”, hoa có từng cặp gọi là “Uyên ương mai”, gọi hoa màu đỏ hồng gọi là “Yên chi mai”, mai có đài hoa màu xanh đậm gọi là “Lục ngạc mai” rồi “Hạc đình mai”…nhưng tựu chung cũng nằm trong 4 loại chính: Bạch mai: Sắc trắng như tuyết; Hồng mai: Sắc hồng như máu; Thanh mai: Sắc vàng tươi hay vàng đậm; còn có Mặc mai: màu đen hay tím đen.
Cây mai có rất nhiều loại như ở trên nhưng mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai là loài thực vật sinh trưởng trong thời tiết nhiệt đới ấm nóng. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Mai có dáng vẻ thanh cao. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại, lá xanh biếc. Loài cây này thường trút lá vào mùa đông, chỉ đợi đến mùa xuân là nở rộ. Mỗi nụ thường cũng có năm cánh như hoa đào, cũng có những bông trội có hoa tới chín, mười cánh. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp, màu tươi sáng nhưng vẫn nhẹ nhàng. Người ta thường khó nhận ra mùi hương của hoa mai, riêng có loài hoa “mai thơm” thì mùi nồng, đậm hơn. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.
Miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người miền Nam mua hoa mai bày ở nhà vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của dân gian, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì đó là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang, nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.
Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, là biểu tượng của người quân tử, là sự sống mãnh liệt, một tâm hồn tinh khiết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại, đức hy sinh cao cả, sự cần cù, kiên nhẫn của con người.
Những đoá mai vàng nở rộ trong tiết xuân mang theo những hi vọng, mong ước về một năm mới hạnh phúc, bình yên của nhà nhà, sắc vàng tươi tràn ngập trong những cái tết cổ truyền.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 34
Nhắc đến mùa xuân là nhắc đến mùa của cây cối ra hoa nảy lộc, thi nhau phát triển, mùa của những cây hoa đào hồng phớt rung rinh giữa gió nhẹ, mùa của sự đoàn tụ gia đình sau một năm làm việc vất vả rồi đó còn là mùa của những thức ăn ngon đặc trưng như bánh chưng bánh dày…. Trong đó chúng ta không thể nhắc đến hình ảnh của những bông hoa mai đầy xinh đẹp trong những ngày tết xuân về.
Có rất nhiều ý kiến về sự ra đời của hoa mai. Có người cho rằng cây hoa mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo một cuốn sách của nhà Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngấm. Như vậy, cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc. Sau này du nhập về miền Việt Nam và trở thành một loài cây quen thuộc mỗi khi xuân đến. Hoa mai có rất nhiều loại: phổ biến nhất là hoa mai vàng thường được trồng hoặc mọc tự nhiên ở rừng núi , bên cạnh đó còn có mai tứ quý luôn nở hoa quanh năm và thường được trồng để làm cảnh hay mai trắng ( bạch mai) rất cao với thân thẳng đứng. Cho dù là loại mai nào thì cũng sẽ có những đặc điểm cơ bản sau: cành mai uyển chuyển, mềm mại hơn so với cành đào. Cánh hoa mai cũng gồm có năm cánh mỏng và mịn. Tùy mỗi loại hoa mà sẽ có màu sắc khác nhau : đối với loại hoa mai vàng thì những bông hoa mai sẽ màu vàng tươi rực rỡ trông rất đẹp. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhụy hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Hoa mai trắng lúc mới nở có màu hồng nhạt sau chuyển sang màu trắng. Đây được coi là loại hoa rất hiếm và quý. Còn cây hoa mai quý quý thì hoa nhỏ li ti, mọc thành chùm và có mùi thơm ngát. Dù là loại hoa nào thì cũng vô cùng đẹp và có vẻ đẹp đặc trưng riêng. Màu vàng của hoa mai kết hợp với màu xanh của lá và màu nâu của thân cây đã tạo nên một vẻ đẹp hòa hợp cuốn hút vô cùng.
Mỗi dịp tết đến xuân về, nhà nhà người người đều lấy hoa mai làm cây cảnh để chơi để ngắm. Đây dường như đã trở thành phong tục, một nét văn hóa vô cùng độc đáo với người dân Việt Nam đặc biệt là ở miền Nam. Hoa mai không chỉ có ý nghĩa làm đẹp thêm cho đời, tô điểm thêm sắc màu vào thiên nhiên vạn vật mà còn có ý nghĩa cho sự ấm no, đoàn tụ, cho sự quyền quý cao sang trong năm mới. Người ta tặng hoa mai cho nhau như thay cho lời chúc sẽ có một năm đầy ấm no, tài lộc và hạnh phúc. Cây hoa mai có ý nghĩa quan trọng như vậy nên mỗi người chúng ta cũng cần có ý thức chăm sóc cây sao cho thật tốt để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên biết cách để lựa chọn những cây hoa mai đẹp đó là không giống với đào ( thường chọn cây lắm mầm non và nụ ) thì hoa mai thường thiên về chọn cây có hoa to để khi nở hoa trông rực rỡ nhất và đẹp nhất.
Như vậy, hoa mai là dấu hiệu báo cho chúng ta mỗi khi tết đến xuân về, là niềm tự hào của người dân Việt . Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của mai cũng như quên được màu sắc hoàng gia của nó. Ngày nay, người miền Bắc cũng rất thích để cây mai trong nhà vào dịp Tết, mặc dù không hợp khí hậu nhưng ai cũng muốn trong nhà mình có hình ảnh của cây mai, cành mai, hoa mai. Bởi vậy mới nói, hoa mai là niềm tự hào của người dân Việt.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 35
Ngày tết truyền thống Việt Nam phải có những loài hoa trang trí như hoa mai, hoa đào. Trong khi hoa đào thanh cao đại diện cho sự an khang thịnh vượng thì hoa mai trong miền Nam biểu tượng ánh nắng vàng và mang sắc xuân đến cho mọi nhà, hoa mai còn mang lại sự may mắn trong năm mới và biểu tượng của người Việt Nam. Khi mùa xuân quay trở về những cánh hoa mai vàng nở rộ, khi chơi hoa mai thể hiện sự thanh cao, tao nhã và thẩm mĩ của người Việt Nam, khi nhìn thấy những cánh mai vàng nở, búp mai vàng ngát hương thơm mát, tuôn trào những sắc vàng ấm áp, làm cho ấm áp hơn, chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn, an lành, lý do đó mà hoa mai không thể thiếu trong những ngày tết. Từ xưa loại hoa này được xếp vào hàng tứ quý: ” Tùng, Cúc, Trúc, Mai”, cây mai tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, phẩm chất tốt đẹp ngoài ra thì còn có sự cát tường, an lành. Hoa mai tỏa hương nhẹ nhàng và tinh khiết, loài hoa này còn trở thành niềm cảm hứng trong thơ ca của các nhà văn, nhà thơ, nguồn cảm hứng tạo nên bức tranh tuyệt đẹp về cây hoa mai, mùa xuân mà không có hoa mai thì không còn ý nghĩa thực sự nữa. Mai vàng là một cây rừng ngoài ra còn có những loại mai khác nữa như hồng mai, bạch mai, mai tứ quý, đàn hương mai…những loại mai này không phổ biến, thân cây mai bên ngoài nhỏ nhăn, vỏ sần sùi, cành khẳng khiu, hoa mai màu vàng, thường thì mọc thành chùm, những đóa hoa mai nhìn rất đẹp và mang nhiều ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền dân tộc. Cây mai thường được chiết cành để trồng hoặc trồng từ hạt, mai hợp trồng ở đất ẩm có ánh sáng, có thể trồng cây mai trong các chậu cây cảnh, bồn. Cây mai thường không để phát triển tự nhiên mà tạo dáng thành các kiểu khác nhau tượng trưng cho các tư thế mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tết đến xuân về nếu miền Bắc có hoa đào, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành thì miền Nam có hoa mai, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, bông hoa mai vàng nở rộ tươi sắc báo thông điệp mùa xuân trở về câu chúc năm mới may mắn, an lành và nhiều điều hạnh phúc. Hoa mai từ lâu đã trở thành nét văn hóa nhân dân ta, hoa mai có nét đẹp thanh cao, sang trọng chính là hình ảnh của ngày tết nguyên đán, mùa xuân phương nam. Hoa mai trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa, tinh thần của người phương Nam trong dịp Tết đến xuân về.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 36
Dịp xuân về những đóa hoa mai vàng lại khoe sắc. Hoa mai vàng tỏa hương thơm quyến rũ và vẻ đẹp kiêu sa của ánh nắng vàng mê hoặc mỗi người.
Mai vàng họ hàng mai, chủ yếu thường mọc nơi núi rừng. Trải qua thời gian thì con người đã phát hiện, thuần dưỡng và biến loài hoa mai như một người bạn thân thiết. Mai là loài cây có thân cây khẳng khiu, lá xanh biếc, hoa vàng, rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh, năm mới nhà nào có cành mai nở đẹp cũng là dấu hiệu của điềm lành, thịnh vượng, an khang. Mai thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai nhín mẩy, phơi khô gieo vào đất ẩm, gieo trong chậu hoặc ngoài vườn. Hoa mai là loài ưa đất ẩm nhưng không chịu được úng. Khi trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây. Chăm sóc mai trong khoảng thời gian 5 – 7 năm sẽ cho hoa. Để mai ra hoa đúng vào ba ngày Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết thật thuận lợi để cây trổ hoa đúng vào dịp tết nguyên đán. Trong ngày Tết hoa mai ra hoa đó là điềm may mắn, thành công, vạn sự như ý trong năm đó.
Đối với người Việt Nam đặc biệt là con người miền Trung và miền Nam, cây mai thường không thể thiếu trong ngày Tết. Trong ba ngày xuân, ai cũng muốn có một cành mai đẹp, mang lại sắc xuân, cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình mình. Hoa mai trở thành hiện thân vẻ đẹp đó là mai, trúc, cúc, tùng là biểu tượng của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông trong đất trời.
Mai là cây quý, tượng trưng cho vẻ đẹp và trở thành biểu tượng không thể thiếu trong những ngày Tết đến xuân về. Mỗi cây hoa mai tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc trong năm mới.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 37
Từ xưa, thú chơi hoa, thưởng thức hoa đã là một phong tục tao nhã là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có: Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn” hay Cao Bá Quát “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”.
Trong thiên nhiên, hoa nào cũng đẹp, nhưng mỗi loài hoa có một sắc thái riêng, dáng vẻ riêng, gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau, trong đó Hoa Mai vàng là loài hoa thân thiết nhất với người dân Nam Bộ.
Hoa Mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết. Trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc. Hoa Cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm (Phú quý lòng hơn phú quý danh – Nguyễn Trãi). Mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa tinh khiết, Mai tượng trưng cho phẩm tiết cao quý, khí phách của người quân tử, là niềm cảm hứng trong thơ ca.. Màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt.
Nhắc đến Mai, người ta lại nhớ ngay đến Tết miền Nam. Nếu hoa Đào là sắc xuân của Hà Nội thì hoa Mai lại tượng trưng cho mùa xuân phương Nam. Mai có thể nói là một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình bên mâm ngũ quả. Dù nghèo hay giàu, dù ở thành thị hay nông thôn người ta đều kiếm cho bằng được một nhành Mai chưng ba ngày Tết. Tết với hoa như duyên tao ngộ, không hoa Tết sẽ trở thành nhạt nhẽo, mà thiếu mai lại càng thêm trống vắng. Kẻ ly hương mỗi lần thấy Mai nở rộ là mỗi lần bâng khuâng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ về quê cha đất tổ. Nhiều người chưng Mai ngày tết cũng vì mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều điều may mắn trong năm mới. Với ý nghĩa đó, cây Mai được ưu ái chăm sóc suốt năm để dành sức ra hoa vào ngày đầu năm.
Có rất nhiều loại Mai, dân gian thì chia thành các loại với những cái tên rất mĩ miều như: Hà Hoa Mai (cánh hoa ôm vào nhụy), Ban Khấu Mai (cánh hoa cong cong), Đàn Hương Mai (màu vàng đậm, có hương thơm), Cẩu Đăng Mai (hoa mai nhỏ, không có hương thơm)… Không biết từ lịch sử nào mà dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo thông tục bình thường, người chơi Mai, mua Mai chỉ quan tâm đến 2 loạị: Mai Tứ Quý, nở bốn mùa, có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ, có hương thơm.
Chọn mua một cành Mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường chú ý các điểm như: những cành Mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…Ngoài những tiêu chí trên, người mua Mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc Mai: Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Ngày nay, rất nhiều người thích những cây Mai, cành Mai có hoa to, rực rỡ, nhiều cánh, nở lâu tàn và coi đó là cành Mai ngũ phúc với hy vọng năm mới sẽ phát tài, gia đình đại cát, đại lộc. Mai nhiều cánh tượng trưng cho cát tường, cho vạn hạnh.
Đối với những người chơi Mai chuyên nghiệp, họ còn phân biệt thêm nhiều yếu tố phụ khác nữa mà chỉ có họ mới biết. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi Mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).
Vào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu Mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây Mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.
Ở miền quê, người ta thường trồng Mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây Mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm mới. Những khi tiết trời lành lạnh, ngồi bên cạnh bếp lửa hồng và nồi bánh tét, hương Mai thoang thoảng, cảm giác ấm áp đến kỳ lạ.
Thiên nhiên là nơi bắt nguồn của cái đẹp và là nơi nuôi dưỡng tình người. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Do đó Mai đối với miền Nam cũng như Đào đối với miền Bắc là những loài hoa gắn liền với văn hóa dân tộc. Nó thân thiết, gần gũi, gắn bó với con người đất Việt.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 38
Mùa xuân dường như là mùa mà tất cả mọi người cùng chào đón bởi xuân đến có nghĩa là Tết đến. Nó báo hiệu những điều tươi mới sẽ đến, một năm mới đến với rất nhiều điều may mắn. Không khó để chúng ta nhận ra mùa xuân đang gõ cửa. Đó là khi trên bầu trời ngập tràn những đàn chim én bay về từ phương nam. Đó là những cơn mưa bụi bay lất phất. Và đó là những bông hoa muôn màu đang đua nhau khoe sắc. Một trong những loài hoa nở rực rỡ nhất vào mùa xuân đó chính là hoa mai.
Từ cách đây khoảng hơn 3000 năm cây hoa mai đã có mặt tại Trung Quốc. Chẳng rõ từ bao giờ cây hoa mai có mặt trên đất nước Việt Nam nhưng loài cây này đã trở thành một phần không thể thiếu của nhiều gia đình trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Thông thường, mỗi bông hoa mai có 5 cánh và có màu vàng tươi. Nhụy hoa nằm ở giữa bông hoa và có màu vàng đậm. Cứ đến cuối đông cây mai bắt đầu trút lá để chuẩn bị đến đầu xuân sẽ nở rộ những bông hoa. Hoa mai thường mọc thành từng chùm và có mùi hương dịu nhẹ. Tết đến, cây hoa mai nhà nào nở càng nhiều hoa thì gia đình đó gặp càng nhiều may mắn. Mỗi một cây mai có đến 3 cái rễ to bằng ngón tay người. Chúng tạo thành một thế kiềng 3 chân giúp giữ cho cây hoa mai luôn đứng thẳng. Ngoài ra, cây hoa mai còn có nhiều rễ phụ đâm ra xung quanh bám chặt lấy mặt đất. Cây hoa mai có thân mảnh khảnh, vỏ của chúng có màu nâu và xù xì. Ở một số nơi người ta tạo dáng uốn lượn cho thân cây để tạo nên những dáng cây hoa mai vô cùng tuyệt đẹp.
Có hai loại mai phổ biến hiện nay là mai vàng và huỳnh mai. Chúng có thể do người trồng cũng có thể mọc tự nhiên ở trên núi. Những cây hoa mai mọc tự nhiên có thể cao tới 6 mét. Chúng thường nở vào dịp Tết. Cây mai vàng còn có tên là Nam Chi bởi thường những bông hoa mọc ở hướng Nam sẽ nở trước. Trong khi đó cây mai tứ quý lại được trồng làm cảnh và có thể nở hoa quanh năm. Lá của chúng khá dày và cứng. Khi những bông hoa rụng xuống, cây bắt đầu cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc. Ngoài ra còn có cây mai trắng với các tên gọi khác như chi mai, bạch mai. Loại mai này có thể cao tới 25m, cánh hoa nhỏ và thơm. Một số vùng trồng mai nổi tiếng ở nước ta có thể kể đến như Thủ Đức, Phước Định, Võ Dõng, An Nhơn,…
Khi mua cây hoa mai, để chọn được cây hoa đẹp người mua nên chọn cây có nhiều nụ, bụ bẫm để chắc chắn sẽ nở rộ trong 3 ngày Tết. Những bông hoa mai đã nở cần to tròn, đều, đẹp. Không phải cây hoa mai nào nở hoa cũng cho màu sắc và độ lớn giống nhau. Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người sẽ có những đánh giá riêng và lựa chọn của riêng mình nhưng điều quan trọng nữa cần phải lưu ý là phải chắc gốc.
Muốn cây mai nở đều đẹp thì người trồng phải chăm sóc chúng vô cùng cẩn thận. Cây mai là cây ưa sáng vì vậy nơi trồng cây phải có nhiều ánh sáng thì cây mới có thể phát triển xanh tốt, cứng cáp. Trong quá trình chăm sóc cây cũng cần thường xuyên bón phân, thay đất, tỉa cành, hoa, nụ, quả cho cây.
Trong những ngày Tết, cây hoa mai chiếm một vị trí trang trọng trong ngôi nhà. Mùa xuân trở nên rực rỡ hơn nhờ sắc vàng của hoa mai. Có cây mai trong nhà, không khí gia đình cũng trở nên vui tươi hơn, náo nức hơn. Sắc vàng của hoa mai cũng tượng trưng cho sự quyền quý và cao sang. Năm mới, người ta tặng nhau hoa mai cũng là mong ước cho một năm mới an lành, tài lộc, may mắn đến với người được tặng.
Trong đời sống tinh thần của người Việt, cây hoa mai cũng chiếm giữ một vị trí quan trọng. Loài cây này đã đi vào trong thơ ca như một biểu tượng đẹp. Hoa mai điểm tô cho mùa xuân của đất trời thêm rực rỡ.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 39
Mỗi dịp tết đến xuân về, vạn vật đều căng tràn sức sống, khoác lên mình tấm áo trẻ trung, tươi mới để chào đón mùa xuân. Có rất nhiều dấu hiệu để nhận ra mùa xuân đang gõ cửa: đó là cánh én nhỏ chao nghiêng trên bầu trời cao rộng, những cơn mưa bụi bay lất phất… Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể nào quên hai loài hoa quen thuộc là đào và mai. Nếu như hoa đào tượng trưng cho mùa xuân phương bắc thì hoa mai chính là biểu tượng cho mùa xuân phương nam với nắng vàng ấm áp.
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo một cuốn sách của nhà Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngấm. Như vậy, cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc.
Hoa mai thường có 5 cánh màu vàng tươi, ở chính giữa là nhụy hoa chúm chím cũng màu vàng nhưng sậm hơn. Mai thường trút lá vào cuối đông và nở vào đầu xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, mùi hương dịu dàng, e ấp, kín đáo. Dân gian vẫn tin rằng, nhà nào có cành mai càng nhiều hoa thì năm đó sẽ làm ăn phát đạt, an khang, thịnh vượng. Cây mai có đến 3 cái rễ to bằng ngón tay người, tạo thành thế chân kiềng nâng hẳn gốc mai lên mặt đất. Xung quanh là những rễ phụ cắm tua tủa xuống mặt đất. Thân cây mềm mại, mảnh khảnh, vỏ màu nâu xù xì. Gốc cây thường được tạo dáng uốn lượn, cá biệt có một số gốc rất to, đường kính lến đến cả mét.
Mai vàng hay huỳnh mai là loại mai phổ biến nhất, thường được trồng hoặc mọc tự nhiên ở rừng núi. Đây là họ mai cao tới 6 mét, thường nở vào dịp tết. Mai vàng còn có tên là Nam Chi, do thông thường trên một cành mai những hoa ở hướng Nam nở trước. Mai tứ quý thường trồng làm cảnh, lá dày và cứng, trổ hoa quang năm. Sau khi ra hoa, cây còn cho quả màu đỏ nhạt và bóng như ngọc. Mai trắng có tên gọi khác là bạch mai, chi mai. Thân cây thẳng đứng, có thể cao tới 25m. Bạch mai có cánh nhỏ rất nhiều và thơm. Những nơi trồng mai nổi tiếng như: An Nhơn (Bình Định), Võ Dõng (Nha Trang), Phước Định (Vĩnh Long), Thủ Đức (Tp Hồ Chí Minh)…
Để chọn được một chậu mai đẹp, chúng ta cần lưu ý một số điều nhỏ. Thứ nhất, ta không nên chọn cây có quá nhiều nụ. Nụ hoa cần đủ bụ bẫm để nở kịp trong 3 ngày tết. Thứ hai, bông hoa mai phải đẹp, nở đều, to, tròn. Màu sắc và độ to của hoa rất đa dạng, chúng ta không nên lấy đó để đánh giá vẻ đẹp của mai mà nên dựa vào sở thích của mỗi cá nhân. Điều kiện nữa cũng không kém phần quan trọng là cây hoa mai phải chắc gốc.
Trồng và chăm sóc để mai nở đều, đẹp, đúng dịp tết không phải điều dễ. Khi trồng, ta nên chọn nơi có nhiều ánh sáng để cây lớn lên khỏe mạnh, thân cây cứng cáp. Bên cạnh đó, cần thường xuyên bón phân, thay đất, tỉa cành, hoa, nụ, quả cho cây.
Cây mai chiếm một vị trí trang trọng trong nhà vào những ngày tết. Sắc vàng của hoa làm mùa xuân thêm rực rỡ, không khí xuân ngập tràn khắp nơi nơi. Mai làm không khí gia đình thêm rộn ràng, náo nức, tô điểm cho ngôi nhà. Màu vàng của mai từ lâu tượng trưng cho sự quyền quý, cao sang. Người ta tặng nhau hoa mai như lời chúc năm mới bình an, tốt lành, nhiều tài nhiều lộc, niềm vui và may mắn. Người xưa lấy khí phách của hoa mai ví cho phẩm chất, khí tiết trong sạch, ngay thẳng của người quân tử:
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”
Còn đại thi hào Nguyễn Du xem mai như một biểu tượng của cốt cách và phẩm chất: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Vóc dáng mảnh dẻ của mai giống như người con gái quyền quý, khuê các. Người già thì chuộng cái già nua của mai, mong muốn tuổi già khỏe mạnh, trường thọ. Mai cũng là một trong bốn loại cây tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai.
Hoa mai luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống tinh thần của người Việt đặc biệt là mỗi dịp tết đến xuân về. Cùng với nhiều loại hoa khác, mai đang góp sức mình tô điểm cho mùa xuân quê hương đất nước thêm tươi đẹp.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 40
Trong bốn mùa đều gắn liền với các loài hoa, với những bông hoa muôn màu, muôn vẻ khoe sắc thắm đất trời. Vào mùa xuân mùa đầu tiên trong năm cùng với hoa đào của miền Bắc là hoa mai của miền Nam.
Hoa mai là loài hoa luôn đem lại sự may máy được ví nhưng nắng rừng phương Nam. Hoa mai nở vào mùa xuân có màu vàng, vàng nghệ. Thân cây được các nhà vườn tạo thế đẹp thể hiện sự sung túc, may mắn. Lá cây mai hình bầu dục có viền răng cưa. Khi mai nở thì ta có thể nhận thấy hoa có năm cánh xếp lại nhị mùa vàng. Còn nhưng cây mai hoa nở có chín, mười cánh theo quan niệm cảu mọi người sẽ mang đến sự may mắn sung túc. Để được những bông hao mai đẹp nở đúng vào mùa xuân thì những người trồng mai phải vất vả , trông trời, trông đất để có cách chăm sóc hoa mai giúp mai nở đúng dịp tết. Họ tùy thuộc vào thời tiết, thường miên Nam không khí không lạnh nên họ thường trút bỏ lá mai trước hoảng hai mươi ngày đến một tháng. Nếu cứ theo thời tiết tốt thì đến hai chín, ba mươi tết hoa sẽ nở đẹp vừa ý. Cứ như vậy, cộng với thế mai đẹp những hình rồng uốn lượn, con hưu… thì ta sẽ có một cây mai vừa ý mang lộc mang hạnh phúc đến với gia đình. Trong miền Nam ngày tết dù nghèo hay giàu mọi người đều phải sắm cho mình một cành mai. Mai có hai loại là mai tứ quý và mai vàng. Mai tứ quý nở quanh năm, mai này có thể trông được cả ở ngoài Bắc. Mai vàng không chịu được cái rét ngoài bắc được trồng ở miền nam loại mai vàng thường sẽ đẹp hơn mai tứ quý.
Theo truyền thuyết về sự tích cây mai. Có một em bé tên Mai, em rất thích mặc đồ màu vàng, một hôm lên núi hái thuốc cùng ba, em đã bị con yêu tinh giết chết. Vì quá thương con người mẹ đã ngồi khóc trước bàn thờ tổ tiên, cảm thông với người mẹ và sự hiếu thảo của con ông thần đã cho em bé tên mai sống lại trong ba ngày tết, mùng một, mùng hai , mùng ba. Đến ngày hạn em bé biến đi và để lại trước của một loài cây có bông màu vàng. Để tưởng nhớ em từ đó loài cây đó có tên là hoa mai.
Muốn trồng một cây mai cũng không phải là dễ phải chăm sóc tỉ mỉ để mai đẹp hơn phải cắt tỉa, uốn cành để có được cây mai đẹp phải mất đến hai, ba năm mai mới cho hoa đẹp.
Hoa mai không chỉ để ngắm mà còn để lại sức sống. liềm may mắn hạnh phúc sung túc cả năm. Mai thể hiện sự quý phái, sự thanh lịch . Mai là loài hoa không thê thiếu của người dân miền Nam trong ngày tết.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 41
Mỗi một loại hoa thông thường nhất cũng đều mang những màu sắc, mùi hương đặc trưng của nó. Mẹ tự nhiên có thể cho một loài hoa có cả sắc có cả hương và cho những loài hoa có được sắc đẹp rực rỡ để có thể khỏa lấp thiếu sót về mùi hương của mình. Nhưng với hoa mai – là một trong những loài hoa vừa có sắc đẹp vừa có hương. Sắc hhoa mai đẹp một cách thanh tao và mùi hương phải cảm nhận thật gần mới có thể cảm nhận được. Hoa mai chính là loài hoa có cốt cách thanh cao nhất trong các loài hoa cho nên nhà thơ Cao Bá Quát cũng đã có câu:
“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”.
Ta như thấy được chính trong thiên nhiên, hoa nào cũng đẹp. Hoa Mai chính là một loài hoa mang sắc màu, góp mặt vào một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Và theo quan niệm của người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai thì luôn luôn có được những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Ta như biết được chính cây Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết. Thế rồi đó cũng chính là cây trúc như là một cây rất thanh mảnh, nhưng nó đồng thời cũng thật là dẻo dai bền chắc. Hoa cúc đẹp bình dị, biết bao nhiêu, nó cũng được xem chính là số ít loài hoa có được sự sống mạnh mẽ và kèm theo đó cũng chính là hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao. Cúc cũng là một loài hoa như cũng đã tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm (Phú quý lòng hơn phú quý danh – Nguyễn Trãi). Bên cạnh đó ta như thấy được hoa mai lại có được vẻ tươi đẹp rực rỡ, hương hoa tinh khiết. Hoa mai dường như cũng đã tượng trưng cho phẩm tiết cao quý, khí phách của người quân tử, đồng thời cũng chính là niềm cảm hứng trong thơ ca. Màu vàng như cũng đã còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến) và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt Nam ta vậy.
Nhắc đến hoa mai với sắc vàng, người ta lại nhớ ngay đến Tết miền Nam, đó là cái Tết của sự ấm cúng biết bao nhiêu. Hoa mai cũng nở theo từng chùm. Cây mai cũng có rất nhiều thế khác nhau dựa trên đôi bàn tay khéo léo của người thợ đã uốn nắn cây từ nhỏ. Chùm hoa vàng như nổi lên với đó chính là những chiếc nụ như xanh non chúm chím làm cho chùm hoa như thêm xinh đẹp hơn.
Nếu như ta thấy được loài hoa Đào là sắc xuân của Hà Nội thì phương Nam cũng lại hãnh diện khi có sắc vàng của hoa mai. Thực sự hoa mai có thể nói là một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình bên mâm ngũ quả. Và đối với người dân trong miền Nam cho dù nghèo hay giàu, dù ở thành thị hay nông thôn người ta đều như cố kiếm cho bằng được một nhành Mai khoe sắc – đâu cần phải gì cao sang. Hoa mai sẽ giúp cho không gian nhà bạn thêm ấm áp hơn, sắc xuân đã về từ những bông ho mai vàng khoe sắc dưới ánh nắng xuân dịu nhẹ. Thực sự hoa mai như một điểm nhấn, một điều gì đó rất thiêng liêng mà ta khó lòng có thể bỏ qua một loài hoa nhẹ nhàng những cũng rất kiều diễm này – Hoa chính là sứ giả của mùa xuân.
Tết đến xuân về chính là những ngày hội tụ của những người con xa xứ được về với vòng tay ba mẹ, vòng tay của những người thân. Hoa mai không chỉ đẹp, không chỉ mang được thần thái hay cốt cách gì đó mà nó như cũng chính là biểu tượng của sự sum vầy. Nhìn những cánh hoa mai như đang hé nở thì con người lúc này lại không thể nguôi ngoai được nỗi nhớ nhà vãn thường trực. Nỗi nhớ nhà như thường trực những chỉ nhìn thấy những cánh hoa mai như đang nở rộ thì nó như lại được bung ra một cách mãnh liệt nhất. Ta như liên tưởng đến câu thơ của nhà thơ Thôi Hiệu:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Trong dân gian ta lại có rất nhiều các loại mai và cũng không thể nào có thể kể sao cho kỳ hết được những loại mai đó. Những chỉ biết rằng mỗi loài mai lại mang được sắc thái riêng. Cũng là màu vàng đó như có thể đậm nhạt hơn, những cánh hoa như cũng khác nhau, nhưng đều góp phần điểm tô cho đất trời.
Không rõ nguồn gốc của loài hoa mai này nhưng chỉ biết rằng nó đã có mặt được trên thế giới này điểm tô cho đời từ biết bao nhiêu năm nay. Và loại hoa này đã có một vị trí đặc biệt trong lòng của người dân Việt ta, đặc biệt là người dân Nam Bộ.
Thiên nhiên chính là nơi bắt nguồn của cái đẹp và cũng chính là nơi nuôi dưỡng tình người. Những bông hoa mai vàng dường như không chỉ có sắc mà nó như đã là một loài hoa ân tình. Nó như đã gắn liền với bản sắc văn hóa Tết cổ truyền – Một ngày lễ trọng đại của người dân Việt ta.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 42
Thiên nhiên là vô vàn sự kì diệu và lí thú, trong một năm có bốn mùa, xuân hạ thu đông, mỗi mùa đều mang một sắc vẻ riêng, nét đẹp riêng. Cũng từ đây đã tạo nên nguồn cảm hứng vô tận cho những nhà văn yêu nét đẹp thiên nhiên và trong số những mùa đó mùa xuân nổi lên với sự tươi mới, tràn đầy sức sống, sự sinh sôi nảy lộc, không thể thiếu đó là hình cảnh hoa mai mỗi khi mùa xuân về.
Mỗi người đều có một sở thích riêng, có người thích cái nắng oi ả của mùa hè, hàng phượng đỏ thắm xen lẫn tiếng vẻ tô điểm hình ảnh học sinh cắp sách đến trường, rời mái trường cho một kỉ nghỉ hè dài ngày, có người lại thích cái se lạnh của mùa thu, lá thay áo man mác buồn, cũng có người chỉ thích sự lạnh giá của mùa đông, được ngồi quây quần bên bếp lửa. Đối với em thì lại thích mùa xuân, cái mùa cho ta sự khởi đầu mới, cho ta những kí ức khó phải nhòa.
Mùa xuân về trong lòng mỗi người đều có sự hào hứng xen lẫn những nỗi buồn riêng, đâu cũng vậy cái sắc xuân vừa đẹp, ấm áp nhưng không kém phần độc ác, xuân đến cho mỗi người cảm giác đoàn tụ, tình cảm gia đình cùng chào đón mùa xuân, cùng tiễn đưa năm cũ để đón năm mới, nhưng cũng đem lại những nỗi buồn không thể nói hết bằng lời của những người con xa xứ không thể trở về với gia đình của mình. Mùa xuân khởi đầu của mọi thứ, nhưng những nỗi buồn đó dù có lớn mấy cũng không thể phủ nhận vẻ đẹp mà mùa xuân đem lại cho mỗi người, mỗi miền một khác trên khắp dải đất hình chữ S, mùa xuân của cái se lạnh với cánh đào hồng thắm, mùa xuân của những tia nắng vàn tràn ngập với những cánh mai nở rộ.
Nhắc đến cây mai không ai không biết về loài hoa này, khi người miền Bắc ưa chuộng và lấy cây đào làm biểu tượng không thể thiếu mỗi ngày tết thì đối với những con người đất phương Nam cây mai là dấu hiệu cho một mùa xuân về, không có mai thì không phải là đang chào đón để cùng sống trong không khí của sức xuân, những cánh mai vàng nở rộ với ánh nắng ngày xuân đã là nét đặc trưng từ xưa tới nay, cũng chẳng biết nguồn gốc từ đâu mà cứ mỗi khi xuân về, cánh én trải rộng khắp trời thì cũng là lúc những cây mai vươn mình đón ánh nắng nắng, bung tỏa những bông hoa thi nhau khoe sắc tươi vàng trông thật bắt mắt.
Sắc mai đẹp lộng lẫy ai nhìn cũng thấy mê, chẳng phải miền Bắc không dùng mai cho ngày tết, cũng chẳng phải không thích trang trí mai để đón tết, đơn giản vì loài cây chỉ phù hợp với điều kiện của vùng đất phương Nam, nơi có ánh nắng ngập tràn phù hợp cho loài cây khoe sắc. Không chỉ thế, mai còn mang biểu tượng của sự thịnh vượng, là món quà vô giá dành tặng cho người thân bạn bè bởi mai mang thông điệp cho niềm tin, may mắn, sự tươi mới. Cây mai cũng đã từng đi vào những bài văn bài thơ nổi tiếng từ thời xa xưa và còn tồn tại cho đến ngày nay, những cánh mai luôn đem lại điều gì đó mới lạ cho những sáng tác của nhà thơ, như Nguyễn Du đã dùng cánh mai so sánh với nét đẹp của chị em Thúy, Kiều bằng câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” vẻ đẹp thanh khiết, tự nhiên là không thể phủ nhận mà những cánh mai vàng đem lại trong mỗi người.
Hoa mai trong mùa xuân luôn mang một nét đẹp riêng biệt, mang một giá trị sâu sắc mà không loài hoa nào có thể thay thế được, một vẻ đẹp kiêu xa động lòng người, mang lại tất cả những điều mà con người ao ước trên thế gian này để làm bàn đạp cho mọi đích đến trong tương lai.
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 43
Hoa mai vàng là hoa Tết miền Nam. Điều đó chẳng có gì đáng nói, tôi đoán sẽ có nhiều bạn nghĩ thế. Nhưng tôi tin rất ít bạn tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc loài hoa tượng trưng cho mùa xuân ở nửa đất nước thân yêu này.
Ở nữa đất nước phía Nam Tổ quốc ta, mùa xuân đã đứng trước nhà, mùa xuân go cưa: “Mai vàng đem tiên tin xuân”. Mùa xuân ở nửa nước phía Nam thực chất là mùa khô, mùa không có những trận mưa lai rai kéo dài như ở Huế và Hà Nội. Mùa xuân ở phương Nam không có gió bấc, không có mưa phùn. Mùa xuân mang khí hậu của mùa hè, nói cho đúng hơn, khí hậu của những ngày đầu hè miền Bắc. Trời nắng, một cái nắng đáng yêu, nắng mà không nực. Các bạn nào yếu chịu rét và sợ những đợt gió mùa đông bắc tràn về kéo theo cái lạnh thì tha hồ thích. Và giữa những ngày Tết cổ truyền, ra đường vẫn cứ mặc áo cộc tay. Trong cảnh sắc thiên nhiên mang một nét riêng giữa những ngày Tết cổ truyền ấy, mai vàng là hiện thân của chúa Xuân. Và mai vàng khoe bộ áo ngày hội lộng lẫy ở hầu khắp các gia đình từ Quảng Trị trở vào cho đến tận mũi Cà Mau. Trước bàn thờ tổ tiên nghi ngút khói hương, một năm mới mở ra với nhiều hứa hẹn bằng những cánh thiệp màu vàng tươi trên những lọ độc bình màu sứ trắng, hoặc trên những chậu mại được trồng cả cây. Các chậu mai được lưu trồng từ nhiều năm chăm sóc và tỉa tót, cứ đến Tết lại mang vào nhà.
Khi mang gươm đi giữ gìn bờ cõi phương Nam, ông bà chúng ta - những người thuộc lớp đầu đã không chút nào quên nhớ cội nguồn. Ngày Tết hàng năm đến, những người Việt đi đầu ở miền đất mới còn hoang sơ dọc theo con sông Chín Rồng, vẫn giữ nguyên tục đẹp cội nguồn. Nhà nhà nhắc nhau bày bàn thờ gia tiên ở gian giữa, trang hoàng lên đó một cành hoa và cắm máy nén hương để tỏ lòng tưởng niệm tổ tiên ở châu thổ sông Hồng - con sống tượng trưng cho ngon nguồn mang dòng nước đỏ. Bàn thờ bày rồi nhưng tìm đâu ra những cành đào quen thuộc ở vùng đất mới vỡ hoang? Do thổ ngồi và do khí hậu nên phương Nam không có hoa đào phương Bắc. Những người thuộc lớp tiên phong đặt chân tới quê mới phương Nam đã phát hiện ra một loài hoa thay thế hoa đào. Loài hoa này mang màu sắc vàng tươi, vàng nghệ, một màu vàng rực rỡ nở khắp đó đây ở nửa nước phương Nam mỗi độ xuân về. Phát hiện ra loài hoa thuộc loại “dã sinh” trên đất mới, mọi người đang thiếu hoa đào trước bàn thờ Tổ tiên và trang điểm ba ngày Tết đã nhất trí với nhau chọn loài hoa này làm hoa Tết. Hoa đào đi liền với hoa mai đã đi vào tiềm thức của người Việt. Mọi người đã đặt cho hoa một cái tên đọc lên có thể liên tưởng đến hoa đào. Mai vàng từ đó thành tên.
Còn cây mai mà người Bắc quen gọi là cây mơ mọc từng thung dọc suối Yến chùa Hương. Hoa mai trắng một màu trắng tinh khiết nở vào giữa mùa mơ mà những loài hoa khác không dám nở vì trời đầy sương tuyết. Do đó, hoa mai trắng được người xưa mệnh danh là hoa “ngạo sương” tức hoa xem thường sương tuyết. Hoa mai, “hoa ngạo sương” là hình tượng của nhiều thi sĩ biểu hiện nhân cách của mình. Như trong bài thơ chữ Hán Đề Hoàng ngự sử mai huyết liên tức Đề hiện mai tuyết của quan ngự sử họ Hoàng, Nguyễn Trãi đã sảng khoái viết: “Yêu mai, yêu tuyết bởi vì đâu? Bởi tuyết trắng và mai thanh khiết” (Ải mai, ái tuyết ái duyên hà? Ai duyên tuyết bạch mai phương khiết) và Cao Bá Quát cũng đã phải thốt lên: “Một đời riêng cảm phục có hoa mai” (Nhật sinh để thủ bái mai hoa).
Cây mai hoa trắng, qua các nhà thực vật học tôi tìm hỏi tên khoa học Prunus armeniaca, thuộc họ thực vật hoa hồng (Rocacea). Còn cây mai vàng của phương Nam không cùng họ với cây mai trên. Cây “đổi tên” mai này thực chất là một loại cây thuộc họ sen vàng (Ochnacea). Chúng ta chỉ cần nhận dạng trên hai chiếc lá là rõ ngay. Lá mai đúng loài mai thì mép lá có răng cưa. Cây mai vàng miền Nam là mép nguyên không có răng cưa. Trước sự khác biệt trên, đứng về mặt khoa học, chúng ta không được phép lầm lẫn. Nhưng đứng về mặt tình cảm, các bạn chắc cũng đồng ý với tôi, chúng ta trân trọng thừa nhận cái tên mai vàng đọc lên nghe âm hưởng rất thơ này.
Mai vàng, hoa Tết miền Nam. Hoa của người xưa mang gươm đi gìn giữ bờ cõi phương Nam đã gởi vào đó cả tấm lòng - nói theo các nhà thơ - đã tự tình dân tộc...
Thuyết minh về cây hoa mai ngày Tết 44
Xuân về, mỗi người chơi mai một cách khác nhau. Người giới bình dân, khi lựa chọn một cành mai để vui ba ngày tết thì chỉ cần có nhiều hoa nở đúng vào lúc giao thừa, sau đó hoa mai vẫn còn tiếp tục nở rộ và lâu tàn ít nhất là trong ba ngày Tết, như thế cũng là quá đủ rồi vì đối với họ, đó là điềm báo trước có được sự may mắn cho năm mới mà họ mong chờ.
ỞViệt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ởtừ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới.
Không rõ loài hoa mai xuất hiện vào khi nào, có người cho rằng có lẽ nó xuất hiện từ lâu lắm. Mai là một loài hoa có sức chịu dẻo dai. Hoa mai có năm cánh nó kết thành vòng tròn, người ta có thể xem đó là biểu tượng ánh thái dương lan tỏa của tiết trời ấm áp, nắng ấm toả xuống chan hoà cho trái đất hồi sinh và nhân gian được vui vẻ, nhất là vào buổi sáng của những ngày đầu xuân. Có lẽ vì nên nó mới được gọi là Hoa Mai.
Phương Nam – một vùng đất mới với hầu hết là dân lưu cư, mở đất, cùng sống chan hòa trên một vùng đất sông nối sông, đồng nối đồng, nương tựa vào nhau giữa “thâm lâm cùng cốc” ở một vùng đất đai, sông nước đầy chướngkhí, mong sao gia đình sum vầy, làng xóm quây quần. Trên bước đường mởđất, có phải chăng những tiền hiền, khai cơ đã bắt gặp một loài hoa đẹp nởrộ đúng vào mỗi độ Xuân về mà mai vàng đã trởthành “sứ giả”, biểu tượng cho mùa Xuân phương Nam. Có phải vì vậy mà người dân phương Nam khi nhắc đến Tết là nhắc đến Mai vàng.
Loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh. Tên khoa học của loại Mai vàng này là Dohna Harman, nó thuộc họ Hoàng Mai Ochnaceae. Mai vàng không có mùi thơm, còn trái của nó thì chỉ nhỏ bé bằng hạt đậu, khi còn tươi có màu xanh. Được biết các giống mai đều chịu đựng được các thời tiết đổi thay, dù cho ấm áp hay giá buốt, thường vào mùa Xuân về Tết đến, mai luôn ngạo nghễ nở hoa, để chào đón Xuân, trong phút giây giao mùa. Bởi vì mai có bản sắc đó nên nó đã lôi cuốn nhiều người kể cả nghệ nhân vào cuộc chơi với mai vì mai chính là hiện thân của hàng kẻ sĩ, của các đấng trượng phu, anh hùng mã thượng, tượng trưng cho sức chịu đựng tất cả tang thương dâu biển của cuộc đời, bất chấp cả cuồng phong bão táp cốt sao đạt cho được mục đích cuối cùng đó là ích nước, lợi dân, làm đẹp cho xã hội loài người. Và chỉ có mai mới đủ làm biểu tượng cho lớp người có chí anh hùng, đấng trượng phu, coi thường danh lợi và phú quý coi như tất cả là phù vân. Giống như hoa đào, hoa mai cũng được các văn nhân thi sĩ dùng làm cảm hứng để diễn tả nét đài trang, thanh nhã của những người đàn bà đẹp mọi thời đại. Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã tả sắc đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thuý Vân qua hình ảnh mai:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười.
(Nguyễn Du)
Xuân về, mỗi người chơi mai một cách khác nhau. Người giới bình dân, khi lựa chọn một cành mai để vui ba ngày tết thì chỉ cần có nhiều hoa nở đúng vào lúc giao thừa, sau đó hoa mai vẫn còn tiếp tục nởrộ và lâu tàn ít nhất là trong ba ngày Tết, như thế cũng là quá đủ rồi vì đối với họ, đó là điềm báo trước có được sự may mắn cho năm mới mà họ mong chờ. Nhưng đối với người khá giả thì khi chọn mai để thưởng thức phải là mai còn trong chậu, cây mai phải to và cao, hoa lá xum xuê, nhìn vào là thấy cây hoa mai đồ sộ để chứng tỏ với hàng xóm láng giềng về sự giàu sang sung túc của chủ nhân nó. Còn đối với những tao nhân mặc khách, hoặc giới nghệ sĩ sành điệu, thì cây hoa mai không phải là loài vô tri, mà nó có sức sống tiềm ẩn như là một sinh vật có cảm giác, biết vui biết buồn hoà chung với người thường ngoạn, nên nhiều người đã mệnh danh cho rằng “Hoa mai là hoàng hậu của các loài hoa” nên đã được ái mộ, nâng niu, chiều chuộng đúng với câu tục ngữ: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Hoa mai cũng gắn với nhiều điển tích và những câu chuyện cảm động: đó là hai giai nhân tài tử tên Hoàng Kì Mai và Lam Bá Trúc yêu nhau tha thiết mà phải chia tay nhau. Đó là cô gái bé bỏng mà giàu lòng nhân ái đã biến thành hoa mai nở mỗi độ xuân về tết đến mang niềm vui và may mắn đến cho mọi người.
Ngày Tết mà có hoa mai trong nhà thì đó là nguồn vui cho mọi người, cũng đã là tập tục đáng lưu truyền của dân tộc Việt chúng ta vì họ tin rằng hoa mai sẽ đem may mắn, hạnh phúc đến cho cả gia đình mình. Hoa mai phương Nam, cành đào phương Bắc cũng như bành dày, bánh chưng, cây nêu, thịt mỡ dưa hành không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của người Việt.