Đề bài
Một học sinh cận thị có các điểm Cc, Cv cách mắt lần lượt 10 cm và 90 cm. Học sinh này dùng kính lúp có độ tụ +10 dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính.
a) Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính ?
b) Một học sinh khác, có mắt không bị tật, ngắm chùm kính lúp nói trên ở vô cực. Cho OCc = 25 cm. Tính số bội giác.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: G∞=OCcf=Đf
+ Công thức thấu kính: 1d+1d′=1f⇒d=d′.fd′−f
Lời giải chi tiết
a) Khoảng đặt vật.
OCc = 10cm; OCv = 90cm; D =10dp.
Tiêu cự của kính: f=110=0,1m=10cm
Khoảng phải đặt vật là MN sao cho ảnh của M, N qua kính lúp lần lượt là các điểm Cv và Cc.
Bài cho mắt đặt sát kính, ta có:
dM′=−OkCv=−OCv=−90cm
⇒dM=dM′.fdM′−f=(−90).10−90−10=9cm
dN′=−OkCc=−OCc=−10cm
⇒dN=dN′.fdN′−f=(−10).10−10−10=5cm
=> 5 cm ≤ d ≤ 9 cm.
b)
Một học sinh khác, có mắt không bị tật, ngắm chừng kính lúp nói ở trên vô cực thì số bội giác là : G∞=OCcf=2510=2,5