Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Câu 21 Trắc nghiệm

Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở cây ngô phát tán trong vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu hai giống ngô Bt+ và S. Giống Bt+ mang gen Bt có khả năng kháng sâu, còn giống S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Giả sử loài chim này bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn, bắn. Hậu quả nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Nếu chim ăn sâu bị tiêu diệt, lượng sâu tăng đôt biến, hậu quả những cây ngô S không kháng sâu bị chết nhiều hơn.

Câu 22 Trắc nghiệm

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

A sai, trong 1 quần xã, mỗi loài có thể ăn nhiều loài sinh vật và bị nhiều loài sinh vật ăn ↔ tham gia nhiều chuỗi thức ăn

C sai, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài khác nhau

D sai, quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp

Câu 23 Trắc nghiệm

Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể giảm xuống còn một nửa

→ Loài này là loài chủ chốt, có thể là 1 mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác bị tiêu diệt

Câu 24 Trắc nghiệm

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn?

(1) Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm tất cả các loài động vật ăn thực vật

(2) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật.

(3) Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật mở đầu mỗi chuỗi thức ăn.

(4) Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Các phát biểu đúng là: (2), (4)

Ý (1) sai vì bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất.

Ý (3) bậc dinh dưỡng cao nhất là sinh vật cuối cùng của chuỗi thức ăn

Câu 25 Trắc nghiệm

Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Chuỗi thức ăn: cỏ → dê → hổ → vi sinh vật, hổ được xếp là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Câu 26 Trắc nghiệm

Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Tiêu diệt bớt diều hâu → số lượng rắn hổ mang tăng → số chuột đồng giảm do bị rắn ăn thịt nhiều hơn

Câu 27 Trắc nghiệm

Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài A, B, C, D, E, G, H. Trong đó A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng thể hiện trong sơ đồ sau

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về lưới thức ăn trên?

1. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.

2. Trong lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn.

3. Khi kích thước quần thể loài E bị giảm thì số lượng cá thể của loài B và D tăng.

4. Khi loài A bị nhiễm độc thì loài H có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Xét các nhận xét:

1. Đúng, trong chuỗi thức ăn A→D→C→G→H, có 5 bậc dinh dưỡng.

2. Đúng, có các chuỗi thức ăn: ABEH, ACEH, ACH, ADGH, ADCH, ADCGH, ADCEH, ACGH.

3. Sai, khi kích thước loài E giảm, thì loài B, C tăng. Mà C tăng thì D giảm.

4. Đúng.

Câu 28 Trắc nghiệm

Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Do năng lượng di chuyển trong hệ sinh thái thành dòng, qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng phần lớn bị thất thoát, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng trên

→ bậc dinh dưỡng càng cao, tích lũy năng lượng và sinh khối càng thấp và chênh lệch giữa 2 bậc dinh dưỡng tương đối lớn (bậc dinh dưỡng dưới có sinh khối lớn gấp khoảng 10 lần bậc dinh dưỡng trên)

Vậy chuỗi thức ăn có thể xảy ra là: C → A → D → E

Câu 29 Trắc nghiệm

Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.

Câu 30 Trắc nghiệm

Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Bậc dinh dưỡng cao nhất dễ bị tuyệt chủng nhất vì ít năng lượng nhất.

Câu 31 Trắc nghiệm

Chiều dài của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không kéo dài quá 6 mắt xích. Giải thích nào dưới đây là đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Vì phần lớn năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải ở mỗi bậc dinh dưỡng nên trong chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích luỹ càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích (của một bậc dinh dưỡng).

Khi một mắt xích (thực chất là một loài, hoặc nhóm cá thể cùa một loài) có số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể) sẽ không thể tồn tại.

Câu 32 Trắc nghiệm

Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Người ở chuỗi thức ăn C có bậc dinh dưỡng là 5, nồng độ chất độc sẽ cao nhất ( tích tụ sinh học và khuếch đại sinh học)

Câu 33 Trắc nghiệm

Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.→ Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

Câu 34 Trắc nghiệm

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Sinh vật nào sau đây thuộc mắt xích mở đầu trong chuỗi thức ăn:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Cây ngô là sinh vật tự dưỡng, thuộc mắt xích mở đầu trong chuỗi thức ăn.

Câu 35 Trắc nghiệm

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Chim mỏ đỏ bắt các con rận kí sinh trên lưng linh dương để ăn. Mối quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương thuộc quan hệ

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Chim mỏ đỏ bắt các con rận kí sinh trên lưng linh dương để ăn. Mối quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương thuộc quan hệ hợp tác, cả 2 bên đều có lợi.

Câu 36 Trắc nghiệm

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Giả sử lưới thức ăn trong 1 hệ sinh thái được mô tả ở hình bên. Nếu trâu rừng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ sinh thái này thì theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Rận trâu sẽ bị loại bỏ khỏi hệ sinh thái này nếu chúng không lấy thức ăn từ mắt xích khác.

II. Số lượng cá thể sâu ăn lá có thể tăng lên vì có nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn.

III. Số lượng cá thể nai không bị ảnh hưởng vì không liên quan đến cỏ 1.

IV. Mức độ cạnh tranh giữa hổ và báo có thể tăng lên.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

I đúng, vì rận trâu chỉ có nguồn dinh dưỡng là trâu rừng.

II đúng, vì nếu loại bỏ trâu rừng thì sâu ăn lá không bị cạnh tranh nguồn thức ăn.

III sai, khi trâu rừng bị loại bỏ thì nai không bị trâu rừng cạnh tranh thức ăn là cỏ 2 → số lượng tăng lên.

IV đúng, khi trâu rừng bị loại bỏ thì hổ và báo sẽ cạnh tranh thức ăn là nai.

Câu 37 Trắc nghiệm

Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái như sau:

I. Thực vật nổi     II. Động vật nổi     III. Giun     IV. Cỏ     V. Cá trắm cỏ

Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái này là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các sinh vật sản xuất như thực vật nổi và cỏ.

Câu 38 Trắc nghiệm

Giả sử có một mạng lưới dinh dưỡng như sau:

Kết luận nào sau đây là đúng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Do Ếch và Cá rô lúc đó sẽ không có thức ăn thay thế nên nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô cũng bị chết.

Câu 39 Trắc nghiệm

Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Trong hệ sinh thái, thực vật là sinh vật tự dưỡng.

Câu 40 Trắc nghiệm

Trong một chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật nào sau đây thuộc bậc định dưỡng cấp 2?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sẽ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.