Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen ABCDEGHIK. Sau đột biến nhiễm sắc thể có trình tự ABHGEDCIK. Đây là dạng đột biến
Trước đột biến: ABCDEGHIK
Sau đột biến: ABHGEDCIK
Đây là đột biến đảo đoạn NST.
Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Trong một tế bào sinh dưỡng của một cá thể có tổng số NST là 19, nhưng hàm lượng ADN không thay đổi so với tế bào lưỡng bội bình thường. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng
Thể đột biến có 19NST = 2n – 1; thể một, nhưng hàm lượng ADN không đổi nên đây là đột biến sát nhập hai NST với nhau.
Quan sát hình vẽ sau:
Biết các chữ các in hoa kí hiệu cho các gen trên nhiễm sắc thể. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về dạng đột biến cấc trúc nhiễm sắc thể của hình trên ?
Thứ tự trên đoạn NST ban đầu: D – E – F
Đột biến đảo đoạn tạo thành: F – E – D
A sai, không dùng để loại bỏ gen
B đúng
C sai, làm thay đổi trình tự gen
D sai
Một NST có trình tự các gen là ABCDE.FGH bị đột biến tạo ra NST mới có trình tự gen là ABCHGF.ED. Dạng đột biến này
Đột biến đã xảy ra là đột biến đảo đoạn DE.FGH
Dạng đột biến này có thể làm thay đổi trạng thái hoạt động của gen.
Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này
NST đột biến này bị lặp đoạn gen CD đây là đột biến lặp đoạn. Dạng đột biến này thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự AB.HKM. Dạng đột biến này
NST đột biến này bị mất đoạn gen CDEG đây là đột biến mất đoạn. Dạng đột biến này thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh một dạng đột biến cấu trúc NST. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dạng đột biến đó?
Đây là hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ, làm thay đổi số gen, hình thái, nhóm gen liên kết.
A sai, TĐC là chuyển đoạn tương hỗ
B đúng
C sai, sức sống, sinh sản của thể đột biến bị ảnh hưởng
D sai.
ở một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưõng bội 2n=6 và mỗi gen quy định một tính trạng. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các căp gen đươc kí hiệu \(\frac{{ABDE}}{{aedb}}\frac{{MNpqo}}{{mnPQO}}\frac{{HKL}}{{HKL}}\) . Giả sử có một thể đột biến cấu trúc NST có kiểu gen \(\frac{{ABDE}}{{adbe}}\frac{{MNpqo}}{{mnPQO}}\frac{{HKL}}{{HKL}}\) theo thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Thể đột biến phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit thuộc 2 cặp NST không tương đồng.
(2) Mức độ biểu hiện của gen Q có thể được tăng cường.
(3) Hình thái của các NST có thể không bị thay đổi.
(4) Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen
Đây là đột biến chuyển đoạn trên 1 NST (aedb → adbe)
(1) sai,
(2) sai, đột biến không ảnh hưởng tới gen Q
(3) đúng.
(4) đúng.
Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa cặp NST số 1 và số 3, cặp NST số 5 bị mất một đoạn các cặp NST khác bình thường. Trong cơ quan sinh sản thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng. Số giao tử không mang NST đột biến là
NST sô 1 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5
NST sô 3 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5
NST sô 5 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5
Số giao tử mang bộ NST bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5 × 0,5 × 0,5 = 0,125
1200 tế bào bước vào vùng chin thực hiện giảm phân tạo 4800 tinh trùng
Vậy số giao tử không mang NST đột biến là: 4800∗0,125= 600
Ở ruồi giấm 2n = 8 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, một chiếc của NST số 3 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 4 bị lặp đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỷ lệ?
NST sô 1 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5
NST sô 3 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5
NST sô 4 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5
Vậy số giao tử mang 2 NST đột biến là: 0,5 × 0,5 × C23 = 0,75.
Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là ABEFG.HI thì đây là dạng đột biến nào?
Trước đột biến: ABCDEFG.HI
Sau đột biến: ABEFG.HI
Đây là đột biến mất đoạn CD
Sắp xếp nào sau đây đúng với thứ tự tăng dần đường kính của nhiễm sắc thể?
Thứ tự tăng dần về đường kính của NST là: Sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?
Phát biểu đúng về đột biến cấu trúc NST là: B
A sai, chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi số lượng gen
C sai, lặp đoạn làm thay đổi mức độ hoạt động của gen (có thể tăng cường hoặc giảm)
D sai, đảo đoạn không làm mất cân bằng hệ gen.
Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?
A, B, D đều là những ý đúng.
Câu C sai, đột biến mất đoạn nhỏ chứa tâm động là mất luôn cả NST, không dùng để loại khỏi NST những gen không mong muốn.
Khi không có tâm động, đoạn NST đó sẽ bị phân giải
Xét các phát biểu sau:
1 – Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể luôn biểu hiện thành kiểu hình.
2 – Đột biến lặp đoạn (lặp gen) làm thay đổi nhóm gen liên kết.
3 – Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ không làm thay đổi nhóm gen liên kết.
4 – Các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có xu hướng làm giảm khả năng sinh sản của sinh vật.
Số nhận định đúng là
Các nhận định đúng là : 4
1- sai.
2 – sai, đột biến lặp đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết
3 sai, chuyển đoạn không tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
Có bốn dòng ruồi giấm thu thập được từ bốn vùng địa lý khác nhau. Trong đó dòng số 3 là dòng gốc, từ đó phát sinh các dòng còn lại. Phân tích trật tự gen trên nhiễm sắc thể số 3, người ta thu được kết quả sau (kí hiệu * là tâm động của NST):
Dòng 1: DCBEIH*GFK
Dòng 2: BCDEFG*HIK
Dòng 3: BCDH*GFEIK
Dòng 4: BCDEIH*GFK
Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Đột biến của các dòng 1, 2, 4 là dạng đột biến chuyển đoạn.
II. Từ dòng gốc là dòng 3 đã xuất hiện các dòng đột biến còn lại theo trình tự dòng là 3 → 2 → 4 → 1.
III. Từ dòng 3 → dòng 2 đo đảo đoạn EFG*H → H*GFE.
IV. Từ dòng 2 → dòng 4 do đảo đoạn BCD → DCB.
I sai, các đột biến trên là đột biến đảo đoạn
II đúng, dòng 3 đảo đoạn H*GFE → EFG*H thành dòng 2, dòng 2 đảo đoạn FG*HI → dòng 4, dòng 4 đảo đoạn BCD → dòng 1
III sai. phải là đảo H*GFE→ EFG*H .
IV đúng.
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.
II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.
III. Trong tổng số giao tử được tạo ra, có 50% số giao tử không mang NST đột biến.
IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.
I – đúng
II- sai, không thể khẳng định mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 không tăng lên
III – đúng
IV- sai, NST số 5 vẫn có khả năng nhân đôi
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm ADN và prôtêin loại histon
Đột biến cấu trúc NST là?
Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự đứt gãy nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng tới quá trình
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.