Sinh vật nào sau có cấu trúc gen khác với các sinh vật còn lại
Ở hầu hết sinh vật nhân sơ, gen có vùng mã liên tục (hay gen không phân mảnh), sản phẩm sau khi phiên mã được dùng làm khuôn tạo ra protein luôn.
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc:
D sai, vì vùng điều hoà của gen nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
Mã di truyền được đọc trên:
Mã di truyền là mã bộ ba được đọc trên cả ADN và mARN (cứ ba nucleotit đứng liền nhau thì mã hóa cho một axit amin).
Gen phân mảnh có đặc tính là:
Gen phân mảnh: gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
Có tất cả bao nhiêu bộ ba mã hóa cho acid amin
Có 61 bộ ba mã hóa cho 20 acid amin (trong đó có 1 bộ ba mở đầu)
Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
Nuclêôtit là đơn phân của gen (hay ADN).
Exon là đoạn mã hóa axit amin.
Codon là bộ ba mã hóa trên mARN.
Intron là các đoạn không mã hóa axit amin.
Bộ ba nào sau đây là bộ ba kết thúc trên mARN
3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào được gọi là bộ ba kết thúc. Trong quá trình dịch mã khi riboxom tiếp xúc với các bộ ba kết thúc thì các tiểu phần của riboxom tách nhau ra và quá trình dịch mã kết thúc.
Đó là 5’UAA 3’ ; 5’UAG 3’ ; 5’UGA 3’
Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh
Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì nấm men là sinh vật nhân thực, A, C, D đều là sinh vật nhân sơ.
Nếu cùng chứa thông tin mã hóa cho 500 axit amin thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ dài hơn?
Cùng mã hóa cho 500 axit amin nhưng toàn bộ gen không phân mảnh đều mã hóa còn gen phân mảnh thì chỉ có vùng exon là mã hóa cho 500 axit amin, vùng intron xen kẽ không mã hóa cho axit amin nào → gen ở tế bào nhân thực dài hơn.
Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron lần lượt là
Số đoạn exon là x thì số đoạn intron là x- 1
→ x + x – 1 = 51 → 2x = 52 → x = 26
Vậy số đoạn exon là 26 và intron là 25
Mã di truyền là:
Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa cho axit amin
Mã di truyền không có đặc điểm nào sau đây?
Phát biểu sai là D, các loài sinh vật sử dụng chung một bảng mã di truyền (trừ một vài trường hợp).
Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến và có tính thoái hóa.
Cho các nhận xét sau về mã di truyền:
(1) Số loại axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.
(2) Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (trừ các bộ ba kết thúc).
(3) Có một bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc.
(4) Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin mêtiônin.
(5) Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần theo chiều 5' – 3'.
Có bao nhiêu nhận xét đúng:
Ý (1) sai vì: số axit amin là 20 còn số bộ ba mã hóa cho aa là 61
Ý (2) đúng vì: mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin..
Ý (3) đúng: bộ ba mở đầu: AUG, bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA
Ý (4) đúng vì: ở sinh vật nhân thực thì aa mở đầu là Metiônin.
Ý (5) sai vì đọc mã di truyền theo thứ tự từ đầu đến cuối theo chiều 5’ đến 3’ tương ứng với từng bộ ba bắt đầu từ mã mở đầu.
Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là:
Tính đặc hiệu của mã di truyền là: một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin.
A chỉ là các bộ ba, không phải tính đặc hiệu của mã di truyền.
B là tính thoái hóa của mã di truyền.
D là tính phổ biến của mã di truyền.
Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một axit amin trừ 2 cođon nào sau đây:
2 côđon là 5'AUG3' và 5'UGG3' là 2 codon duy nhất mã hóa cho axit amin là Methionin và Triptophan. Ngoài ra không có bộ ba nào mã hóa mã hóa cho 2 acid amin trên.
Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là
Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
Tính phổ biến của mã di truyền là: tất cả các loài đều dùng chung bảng mã di truyền (trừ một số ngoại lệ), như vậy tính phổ biến phản ánh sự thống nhất của sinh giới.
Có các phát biểu sau về mã di truyền:
(1). Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.
(2). Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền.
(3). Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin.
(4). Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG 3’.
Phương án trả lời đúng là
(1) Sai: với 4 loại ribonucleotide A,U,G,X có thể tạo ra 64 bộ ba, trong đó có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào.
(2) Đúng.
(3) Sai: Với 3 loại ribonu A, U, G tạo ra 27 bộ ba nhưng chỉ có 24 bộ ba mã hóa cho axit amin
(4) Sai: anticondon của methionin là 3’UAX 5’
Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là:
Ta có:
Tỉ lệ nucleotit loại A trong chuỗi pôlinuclêôtit là: 4/5
Tỉ lệ nucleotit loại U trong chuỗi pôlinuclêôtit là: 1/5
Nếu sự kết hợp giữa các các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì ta có tỉ lệ mã bộ ba AAU là:
$\frac{4}{5} \times \frac{4}{5} \times \frac{1}{5} = \frac{{16}}{{125}}$
Trong số 64 mã bộ ba, có bao nhiêu mã bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin?
Số bộ ba không chứa nu loại A (các nu chỉ được tạo thành từ U,G,X) = 33 = 27
→ Số bộ ba có chứa A = 64-27=37