Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là
Xét cặp Aa:
- Giới đực cho 2 loại giao tử bình thường: A, a
- Giới cái có 16% số tế bào không phân ly cặp Aa trong GPI tạo ra 2 loại giao tử đột biến: Aa, 0; các tế bào bình thường cho 2 loại giao tử: A, a
Vậy có 3 KG bình thường và 4 KG đột biến.
Xét tương tự với cặp Bb và Dd cũng có 3 KG bình thường và 4 KG đột biến.
Nhưng theo lý thuyết giao tử đực và giao tử cái chỉ được mang tối đa 1 đột biến nên không thể có giao tử mang 2 đột biến cặp gen Aa và cặp gen Dd, và ở F1 cũng không có cá thể mang 3 đột biến.
Vậy ở F1 có số kiểu gen đột biến là: ${7^3} - {3^3} - {4^3} - 3 \times 4 \times 4 = 204$
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 32. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lý thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
2n = 32 ↔ có số nhóm gen liên kết là 16
Theo lý thuyết, có tối đa số dạng thể một (2n – 1) khác nhau thuộc loài này là:
16
Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể cùng loài có bộ NST 2n=18. Biết rằng trong giảm phân 1 có 2/5 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp NST số 3, 1/4 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp NST số 7. Các tinh trùng thiếu NST sinh ra đều chết. Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử chứa 19 NST ở đời F1 là:
2n = 18
Cơ thể đực: 2/5 số tế bào sinh tinh không phân li cặp NST số 3 trong giảm phân I
→ tạo ra 1/5 giao tử n + 1 và 1/5 giao tử n – 1
Các tế bào khác phân li bình thường, tạo 3/5 giao tử n
Tinh trùng thiếu NST đều bị chết
→ cơ thể đực cho: 3/5 giao tử n và 1/5 giao tử n+1 ↔ 3/4 n: 1/4 (n+1)
Cơ thể cái: 1/4 số tế bào sinh trứng không phân li cặp NST số 7
→ tạo ra 1/8 giao tử n+1, 1/8 giao tử n-1
Các tế bào khác giảm phân bình thường, tạo 3/4 giao tử n
Vậy tỉ lệ loại hợp tử chứa 19 NST (2n+1) là: 3/4 x 1/8 + 1/4 x 3/4 = 9/32
Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể cùng loài có bộ NST 2n=18. Biết rằng trong giảm phân 1 có 2/5 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp NST số 3, 1/4 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp NST số 7. Các tinh trùng thiếu NST sinh ra đều chết. Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử chứa 19 NST ở đời F1 là:
2n = 18
Cơ thể đực: 2/5 số tế bào sinh tinh không phân li cặp NST số 3 trong giảm phân I
→ tạo ra 1/5 giao tử n + 1 và 1/5 giao tử n – 1
Các tế bào khác phân li bình thường, tạo 3/5 giao tử n
Tinh trùng thiếu NST đều bị chết
→ cơ thể đực cho: 3/5 giao tử n và 1/5 giao tử n+1 ↔ 3/4 n: 1/4 (n+1)
Cơ thể cái: 1/4 số tế bào sinh trứng không phân li cặp NST số 7
→ tạo ra 1/8 giao tử n+1, 1/8 giao tử n-1
Các tế bào khác giảm phân bình thường, tạo 3/4 giao tử n
Vậy tỉ lệ loại hợp tử chứa 19 NST (2n+1) là: 3/4 x 1/8 + 1/4 x 3/4 = 9/32
Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Ở loài này có tối đa 6 thể đột biến thể ba
2. Một tế bào của thể đột biến thể ba tiến hành nguyên phân, ở kì sau của nguyên phân mỗi tế bào có 21 nhiễm sắc thể đơn.
3. Ở các thể đột biến lệch bội thể ba của loài này sẽ có tối đa 216 kiểu gen.
4. Một cá thể mang đột biến thể ba tiến hành giảm phân tạo giao tử, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử (n) được tạo ra là 1/2
2n = 14 ↔ có 7 nhóm gen liên kết
ở loài này có tối đa 7 loại đột biến thể ba 2n + 1
→ (1) sai
1 tế bào thể ba 2n+1 = 15 tiến hành nguyên phân. Kì sau, các NST kép phân li thành 2 NST đơn nhưng tế bào chưa chia đôi
→ trong tế bào có 15 x 2 = 30 NST đơn
→ (2) sai
Ở thể ba 2n + 1
Nếu một NST xét 1 gen có 2 alen
ở các thể đột biến thể ba có tối đa số loại kiểu gen là:
3x3x3x7 = 189
→ (3) sai
Một cá thể thể ba 2n+1 tiến hành giảm phân tạo giao tử
→ tạo ra ½ giao tử n và ½ giao tử n+1
→ (4) đúng
Vậy có 1 kết luận đúng
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Cho phép lai P: ♂ AabbDd x ♀AaBbdd, theo lí thuyết nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về đời con?
Cặp Aa, ở cả 2 giới đều giảm phân bình thường nên cho 3 hợp tử bình thường: AA, Aa , aa
Cặp Bb:
- Giới đực bình thường: cho giao tử b
- Giới cái: 24% tế bào không phân ly tạo: 0,12 Aa, 0,12O; Các tế bào bình thường cho 0,76 giao tử bình thường.
Vậy có 2 loại hợp tử bình thường chiếm tỷ lệ 0,76; 2 loại hợp tử đột biến chiếm 0,24.
Cặp Dd:
- Giới cái bình thường: cho giao tử d
- Giới đực: 12% tế bào không phân ly tạo 0,06 Dd và 0,06 O; các tế bào bình thường cho 0,88 giao tử bình thường.
Vậy có 2 loại hợp tử đột biến chiếm 12% và 2 loại hợp tử bình thường chiếm 88%.
Xét các phương án:
A. Hợp tử 2n (bình thường) chiếm : 1 × 0,76 × 0,88 = 0,6688 → A đúng.
B. Hợp tử 2n+ 1 chiếm tỷ lệ: 0,76 × 0,06 + 0,88 × 0,12 = 0,1512 → B đúng.
C. Tỷ lệ hợp tử đột biến là: 1- 0,76×0,88=0,3312; tỷ lệ 2n - 1 là: 0,76 × 0,06+0,88 × 0,12=0,1512, vậy tỷ lệ cần tìm là: 0,1512 : 0,3312 = 0,4565→ C đúng.
D. Số kiểu gen tối đa của hợp tử là: 3× 4× 4= 48 → D sai.
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 32. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lý thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
2n = 32 ↔ có số nhóm gen liên kết là 16
Theo lý thuyết, có tối đa số dạng thể một (2n – 1) khác nhau thuộc loài này là: \(C_{16}^1 = 16\)
Đề thi thử THPT QG - 2021, Sở GD&ĐT Hải Phòng
Thể đột biến nào sau đây mang bị nhiễm sắc thể 2n + 1?
A: Thể ba: 2n +1
B: Thể một: 2n - 1
C: Thể tam bội: 3n
D: Thể tứ bội: 4n
Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là
Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội
Thể đột biến nào sau đây không phải là thể lệch bội
Thể tam bội không phải thể lệch bội.
Trong các ký hiệu về thể lệch bội sau, đâu là kí hiệu của thể bốn?
Thể bốn: 2n+2
Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu NST?
Thể ba 2n+1 có 15 NST trong tế bào sinh dưỡng
Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể một nhiễm sẽ có số nhiễm sắc thể là
Thể một nhiễm: 2n-1 = 13
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể một nhiễm. Số NST trong tế bào là?
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể một nhiễm có 2n - 1 = 23 NST
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể bốn nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể bốn nhiễm kép có 2n + 2 +2 = 28 NST
Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n =48. Quan sát một tế bào sinh dưỡng của loài dưới kính hiển vi người ta thấy có 46 NST. Đột biến này thuộc dạng
Có 46 NST = 2n -1 -1 (một kép) hoặc 2n – 2 (thể không, khuyết nhiễm)
Ở ngô, bộ NST 2n=20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
Thể bốn có dạng : 2n+2 = 22 NST, ở kỳ sau của nguyên phân có 44 NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào.
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể một nhiễm. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì giữa II số nhiễm sắc thể trong tế bào là?
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể một nhiễm có 2n - 1 = 23 NST
Ở kì giữa II NST tồn tại ở trạng thái kép và NST trong tế bào chưa phân li → Số NST trong tế bào là 12 hoặc 11 NST kép.
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể không. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau II số nhiễm sắc thể trong tế bào là?
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể không có 2n - 2 = 22 NST
Ở kì sau của giảm phân II NST tồn tại ở trạng thái đơn và NST trong tế bào chưa phân li → Số NST trong tế bào là 22 NST đơn.
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể bốn nhiễm. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì giữa II số nhiễm sắc thể trong tế bào là?
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể bốn nhiễm có 2n + 2 = 26 NST
Ở kì sau của giảm giữa II NST tồn tại ở trạng thái kép và NST trong tế bào chưa phân li → Số NST trong tế bào là 13 NST kép.