Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.
Xét các khẳng định sau đây:
- Sau phân bào, số tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số tế bào con sinh ra từ tế bào 2
- Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.
- Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.
- Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.
- Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.
- Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.
Có bao nhiêu khẳng định đúng?
Hình (1) tế bào trong kì giữa giảm phân I, Hình (2) tế bào trong kì giữa giảm phân II
Các khẳng định đúng là: (1), ( 4), (5)
(2) Sai vì tế bào 2 đang ở kỳ giữa giảm phân 2.
(3) Nếu giảm phân bình thường TB 1 cho các tế bào có kiểu gen:là Ab và aB. hoặc AB và ab .
(6) Nếu A, a cùng đi về 1 phía sẽ tạo ra giao tử mang Aa và 0.
Kí hiệu bộ nhiễm sắc thể nào sau đây là của thể ba?
A: 3n: tam bội.
B: 4n: tứ bội
C: 2n+1: thể ba
D: 2n-1: thể một
Phát biểu nào sau đây về đột biến nhiễm sắc thể là đúng?
Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể:
A đúng.
B sai, đột biến cấu trúc NST xảy ra với cả NST thường và NST giới tính.
C sai, sai, đột biến lặp đoạn có thể thay đổi mức độ biểu hiện của gen (tăng hoặc giảm).
D sai, đột biến số lượng NST gồm 2 loại là: đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào có kiểu gen BB, Bb và bb không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?
Tứ bội hóa các kiểu gen cho trước ta được:
+ BB → BBBB
+ Bb → BBbb.
+ bb → bbbb
Vậy ta không thể thu được tế bào có kiểu gen Bbbb.
Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về đột biến nhiễm sắc thể?
(1) Nếu tất cả các nhiễm sắc thể không phân li ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử thì có thể tạo thể tứ bội.
(2) Ở thực vật, sự không phân li một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng có thể hình thành thể khảm.
(3) Ở thực vật lai xa kèm đa bội hóa tạo thể tự đa bội.
(4) Trong quá trình phân bào giảm phân tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li tạo giao tử đột biến, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường có thể tạo ra thể đa bội.
(1) đúng.
(2) đúng, khi đó trên cơ thể sẽ có cả tế bào bình thường và tế bào đột biến.
(3) sai, lai xa và đa bội hóa tạo thể dị đa bội.
(4) đúng, nếu trong quá trình phân bào giảm phân tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li tạo giao tử đột biến (2n) kết hợp với giao tử bình thường (n) có thể tạo hợp tử 3n.
Một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Phép lai P: AA x aa, thu được các hcrp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử F1, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2. Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là
A: đỏ >> a: trắng
P: AA x aa
F1: Aa, dùng cônsixin tác động vào các cây F1 tạo thành các cây có kiểu gen AAaa
F1 tự thụ phấn : AAaa x AAaa
GF1 : (1/6AA: 4/6Aa : l/6aa) x (1/6AA: 4/6Aa: l/6aa)
Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
I. AAAa × AAAa. II. Aaaa × Aaaa. III. AAaa × AAAa. IV. AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là:
Các phép lai cho tỉ lệ kiểu gen 1:2:1 là: I, II
Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.
III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.
IV. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào.
I đúng.
II sai vì thể dị đa bội có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội nên thường có khả năng sinh sản hữu tính bình thường → có hạt.
III đúng.
IV đúng, vì dung hợp tế bào trần khác loài sẽ tạo nên tế bào song nhị bội.
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Phép lai (P) ♂AAAA × ♀aaaa, thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Cho cây thân cao F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Biết rằng thể tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
P: ♂AAAA × ♀aaaa →F1: AAaa → F2 → F3
F1: \(AAaa \to \frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa\)
→ F2:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{1}{{36}}AAAA:2 \times \frac{4}{6} \times \frac{1}{6} = \frac{2}{9}AAAa:\frac{4}{6} \times \frac{4}{6} + 2 \times \frac{1}{6} \times \frac{1}{6} = \frac{1}{2}AAaa:2 \times \frac{4}{6} \times \frac{1}{6} = \frac{2}{9}Aaaa:\frac{1}{{36}}aaaa}\\{ \to \frac{1}{{36}}AAAA:\frac{8}{{36}}AAAa:\frac{{18}}{{36}}AAaa:\frac{8}{{36}}Aaaa:\frac{1}{{36}}aaaa}\end{array}\)
Cây cao F2: \(\frac{1}{{36}}AAAA:\frac{8}{{36}}AAAa:\frac{{18}}{{36}}AAaa:\frac{8}{{36}}Aaaa \leftrightarrow \frac{1}{{35}}AAAA:\frac{8}{{35}}AAAa:\frac{{18}}{{35}}AAaa:\frac{8}{{35}}Aaaa\)
Cho các cây cao F2 giao phấn:
Tỷ lệ giao tử ở F2:
AA = \(\frac{1}{{35}} + \frac{8}{{35}} \times \frac{1}{2} + \frac{{18}}{{35}} \times \frac{1}{6} = \frac{8}{{35}}\)
Aa =\(\frac{8}{{35}} \times \frac{1}{2} + \frac{{18}}{{35}} \times \frac{4}{6} + \frac{8}{{35}} \times \frac{1}{2} = \frac{{20}}{{35}}\)
aa = \(1 - \frac{8}{{35}} - \frac{{20}}{{35}} = \frac{7}{{35}}\)
Xét các phát biểu:
A sai, số kiểu gen của cây thân cao có 4 kiểu (tính theo số alen trội có thể có trong kiểu gen: 1,2,3,4)
B đúng, số kiểu gen tối đa là 5 (tính theo số alen trội có thể có trong kiểu gen: 0,1,2,3,4)
C đúng, tỷ lệ thân cao ở F3 là: 1 – (7/35)2= 96%
D đúng, tỷ lệ cao đồng hợp là (8/35)2 = 64/1225.
Một loại thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen: A, a; B, b, D, d, E, e. Bốn cặp gen này nằm trên 4 cặp NST, mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST đang xét, các thể ba đều có khả năng sống và không phát sinh các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, trong loại này các thể ba mang kiểu hình của 3 loại alen trội A, B, D và kiểu hình của alen lặn e có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
Có 2 trường hợp xảy ra:
+ TH1: Thể ba ở 1 trong 3 cặp gen quy định tính trạng trội, số kiểu gen tối đa là: \(C_3^1 \times 3 \times {2^2} \times 1ee = 36KG\)
+ TH2: Thể ba ở cặp gen mang tính trạng lặn, số kiểu gen tối đa là: \(2 \times 2 \times 2 \times 1\left( {eee} \right) = 8\)
Vậy số kiểu gen của thể ba mang kiểu hình của cả 3 loại alen trội là A, B, D và kiểu hình của alen lặn e là: 36 + 8 =44.