Một chiếc xe khối lượng m có một động cơ có công suất P. Thời gian ngắn nhất để xe tăng tốc từ đứng yên đến vận tốc v bằng:
Độ biến thiên động năng của vật bằng công của động cơ thực hiện trong quá trình đó
mv22−0=A=Pt=>t=mv22P
Một máy bay vận tải đang bay với vận tốc 180km/h thì ném ra phía sau một thùng hàng khối lượng 10kg với vận tốc 5m/s đối với máy bay. Động năng của thùng hàng ngay khi ném đối với người đứng trên mặt đất là:
Do thùng hàng được ném ra phía sau ngược chiều bay của máy bay nên theo công thức cộng vận tốc, vận tốc của thùng hàng đối với người đứng trên mặt đất bằng 50 – 5 = 45 m/s.
Do đó, động năng của thùng hàng đối với người đứng trên mặt đất là:
{{\rm{W}}_đ} = \frac{{{{10.45}^2}}}{2} = 10125J
Bao lâu sau khi bắt đầu rơi tự do một vật có khối lượng 100 g có động năng bằng 15 J ? Lấy g = 10 m/s^2.
Do trọng lực sinh công phát động trong quá trình vật rơi tự do nên.
{{\rm{W}}_d} - 0 = mgh = mg\frac{{gt^2}}{2} = > t = \sqrt {\frac{{2{W_d}}}{{m{g^2}}}} = \sqrt {\frac{{2.15}}{{0,{{1.10}^2}}}} = \sqrt 3 \,s
Một búa máy khối lượng 900 kg rơi từ độ cao 2 m vào một cái cọc khối lượng 100 kg. Va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 10 m/s^2. Động năng của hệ (búa + cọc) sau va chạm là:
Áp dụng định lí biến thiên động năng, vận tốc của búa ngay trước khi va chạm mềm với cọc là
\dfrac{{{m_b}{v_b}^2}}{2} - 0 = {m_b}gh = > {v_b} = \sqrt {2gh}
Khi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm thì theo định luật bảo toàn động lượng
{m_b}{v_b} + {m_c}.0 = \left( {{m_b} + {m_c}} \right)v = > v = \dfrac{{{m_b}\sqrt {2gh} }}{{{m_b} + {m_c}}}
Vậy động năng của hệ búa và cọc sau va chạm là:
{{\rm{W}}_đ} = \dfrac{{\left( {{m_b} + {m_c}} \right){v^2}}}{2} = \dfrac{{{m_b}^2gh}}{{{m_b} + {m_c}}} = \dfrac{{{{900}^2}.10.2}}{{900 + 100}} = 16200J
Động năng của 1 vật thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc tăng 2 lần?
Ta có: {W_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2} \Rightarrow {W_d} \sim {v^2}
\Rightarrow Khi vận tốc tăng 2 lần thì động năng tăng 4 lần.