Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một lần, trên đường đi làm tôi ghé vào một cửa hàng nhỏ để mua tờ báo và mấy thanh kẹo cao su. Cô gái trẻ ở quầy thu ngân đưa cho tôi hoá đơn với số tiền phải trả là năm đô-la. Trong khi mở ví lấy tiền, tôi nhẩm tính một tờ báo và mấy thanh kẹo không thể đến năm đô-la được nên có ý muốn hỏi lại. Nhưng tôi chưa kịp hỏi thì cô đã nở một nụ cười thật tươi và dí dỏm:
- Cháu tính thêm tiền công vì đã làm cho bác vui đấy! Tôi bật cười khi biết mình bị “lừa”. Cô gái nhìn qua tờ báo tôi vừa mới mua và nói:
- Cháu thật không hiểu sao người ta chỉ đưa những tin không hay lên trang đầu. Cháu thích đọc những tin tốt lành hơn.
Rồi cô nói tiếp: - Cháu nghĩ chắc phải có thêm một tờ báo đăng toàn những câu chuyện viết về những người tốt và những việc hay lẽ phải để khơi dậy niềm tin và mang điều tốt lành đến cho mọi người. Nếu có tờ báo ấy, cháu sẽ mua hàng ngày.
Cô gái cảm ơn tôi và nói với vẻ đầy lạc quan:
- Hy vọng là ngày mai sẽ có tin tức gì đó tốt lành, bác nhỉ! Và cô lại cười. Cả ngày hôm ấy tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui.
Ngày hôm sau, tôi ghé lại cửa hàng sau khi vừa giải quyết xong công việc với khách hàng. Nhưng lần này tiếp tôi ở quầy thu ngân là một cô gái khác. Lúc thanh toán tiền cho mấy thứ vừa mua, tôi chào cô nhưng cô chẳng buồn đáp lại, không một nụ cười, cũng không một lời nói. Gương mặt không có vẻ gì là thân thiện và vui vẻ, cô ta chỉ thối lại tôi mấy đồng tiền thừa, rồi uể oải nói: “mời người tiếp theo!”.
Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 07)
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu.
- Biện pháp nghệ thuật đối lập: niềm vui, sự gần gũi >< khó chịu
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự trái ngược giữa hai cô gái trong cùng một độ tuổi, cùng công việc nhưng cách ứng xử với khách lại hoàn toàn khác nhau.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một lần, trên đường đi làm tôi ghé vào một cửa hàng nhỏ để mua tờ báo và mấy thanh kẹo cao su. Cô gái trẻ ở quầy thu ngân đưa cho tôi hoá đơn với số tiền phải trả là năm đô-la. Trong khi mở ví lấy tiền, tôi nhẩm tính một tờ báo và mấy thanh kẹo không thể đến năm đô-la được nên có ý muốn hỏi lại. Nhưng tôi chưa kịp hỏi thì cô đã nở một nụ cười thật tươi và dí dỏm:
- Cháu tính thêm tiền công vì đã làm cho bác vui đấy! Tôi bật cười khi biết mình bị “lừa”. Cô gái nhìn qua tờ báo tôi vừa mới mua và nói:
- Cháu thật không hiểu sao người ta chỉ đưa những tin không hay lên trang đầu. Cháu thích đọc những tin tốt lành hơn.
Rồi cô nói tiếp: - Cháu nghĩ chắc phải có thêm một tờ báo đăng toàn những câu chuyện viết về những người tốt và những việc hay lẽ phải để khơi dậy niềm tin và mang điều tốt lành đến cho mọi người. Nếu có tờ báo ấy, cháu sẽ mua hàng ngày.
Cô gái cảm ơn tôi và nói với vẻ đầy lạc quan:
- Hy vọng là ngày mai sẽ có tin tức gì đó tốt lành, bác nhỉ! Và cô lại cười. Cả ngày hôm ấy tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui.
Ngày hôm sau, tôi ghé lại cửa hàng sau khi vừa giải quyết xong công việc với khách hàng. Nhưng lần này tiếp tôi ở quầy thu ngân là một cô gái khác. Lúc thanh toán tiền cho mấy thứ vừa mua, tôi chào cô nhưng cô chẳng buồn đáp lại, không một nụ cười, cũng không một lời nói. Gương mặt không có vẻ gì là thân thiện và vui vẻ, cô ta chỉ thối lại tôi mấy đồng tiền thừa, rồi uể oải nói: “mời người tiếp theo!”.
Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 07)
Bài học rút ra từ văn bản trên?
Bài học rút ra từ văn bản trên: Thái độ tích cực thay đổi cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Im lặng là vàng”
Người đời đã dặn
Xóa công dã tràng
Biển đền muối mặn
Đất đai trầm mặc
Cây đời nảy tươi
Mặc cho bão táp
Gió mưa dập vùi
Sinh ra làm người
Cả đời tập nói
Rồi ta tập im
Tạ từ thế giới
Tập như trái đất
Lặng thầm mà quay
Tập như trăng sáng
Lặng im mà đầy
Tập như búi cỏ
Đan trong nắng vàng
Bầy chim khép mỏ
Bay vào mênh mang...
(Phạm Khải, NXB Giáo dục, 2005)
Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Im lặng là vàng”
Người đời đã dặn
Xóa công dã tràng
Biển đền muối mặn
Đất đai trầm mặc
Cây đời nảy tươi
Mặc cho bão táp
Gió mưa dập vùi
Sinh ra làm người
Cả đời tập nói
Rồi ta tập im
Tạ từ thế giới
Tập như trái đất
Lặng thầm mà quay
Tập như trăng sáng
Lặng im mà đầy
Tập như búi cỏ
Đan trong nắng vàng
Bầy chim khép mỏ
Bay vào mênh mang...
(Phạm Khải, NXB Giáo dục, 2005)
Hai câu thơ sau biểu tượng cho điều gì?
Xóa công dã tràng
Biển đền muối mặn
Hai câu thơ nói đến những việc làm không có ý nghĩa, vô ích
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Im lặng là vàng”
Người đời đã dặn
Xóa công dã tràng
Biển đền muối mặn
Đất đai trầm mặc
Cây đời nảy tươi
Mặc cho bão táp
Gió mưa dập vùi
Sinh ra làm người
Cả đời tập nói
Rồi ta tập im
Tạ từ thế giới
Tập như trái đất
Lặng thầm mà quay
Tập như trăng sáng
Lặng im mà đầy
Tập như búi cỏ
Đan trong nắng vàng
Bầy chim khép mỏ
Bay vào mênh mang...
(Phạm Khải, NXB Giáo dục, 2005)
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Tập như trăng sáng
Lặng im mà đầy
Tập như búi cỏ
Đan trong nắng vàng
- Biện pháp so sánh, điệp
- Tác dụng: nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa sự im lặng trong đời sống con người.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Im lặng là vàng”
Người đời đã dặn
Xóa công dã tràng
Biển đền muối mặn
Đất đai trầm mặc
Cây đời nảy tươi
Mặc cho bão táp
Gió mưa dập vùi
Sinh ra làm người
Cả đời tập nói
Rồi ta tập im
Tạ từ thế giới
Tập như trái đất
Lặng thầm mà quay
Tập như trăng sáng
Lặng im mà đầy
Tập như búi cỏ
Đan trong nắng vàng
Bầy chim khép mỏ
Bay vào mênh mang...
(Phạm Khải, NXB Giáo dục, 2005)
Ý nghĩa của sự im lặng rút ra từ văn bản trên:
Ý nghĩa của sự im lặng: Im lặng giúp ta lắng nghe, cảm nhận và thấu hiểu mọi điều xung quanh.