Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gen AA; 40 cá thể có kiểu gen Aa; 100 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là
Tần số alen A trong quần thể là :
A= (AA + Aa: 2) / (AA + Aa + aa) = (60 + 40 : 2) / (AA + Aa + aa) = 80 : 200 = 0.4
Tần số alen a trong quần thể là : 1 – 0,4 = 0,6
Cho một quần thể thực vật (I0) có cấu trúc di truyền $0,1\frac{{AB}}{{AB}} + 0,2\frac{{Ab}}{{aB}} + 0,3\frac{{AB}}{{aB}} + 0,4\frac{{ab}}{{ab}} = 1$. Quần thể (I0) tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được quần thể (I3). Biết các cá thể có sức sống như nhau. Tần số alen A và B của quần thể (I3) lần lượt là:
Do quần thể tự thụ phấn nên tần số alen không thay đổi qua các thế hệ:
Tần số alen A là PA = 0,1 + 0,2 : 2 + 0,3 : 2 = 0,35.
Tần số alen B là PB = 0,1 + 0,2 : 2 + 0,3 = 0,5.
Tần số kiểu gen là:
Tỷ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số lượng cá thể trong quần thể tại một thời điểm xác định
Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ F1 thành phần kiểu gen của quần thể tính
P: 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa
Tự thụ phấn
F1 : Aa = 0,5 : 2 = 0,25
AA = aa = 0,25 + (0,5 – 0,25) : 2 = 0,375
Vậy F1 : 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa.
Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 31 AA : 11 aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
P : 31AA : 11aa
Sau 5 thế hệ tự phối
F5 : AA cho đời con 100% AA
aa cho đời con 100% aa
F5 : 31AA : 11aa
Cho một quần thể tự thụ phấn gốm 200 cá thể có kiểu gen AA : 400 cá thể có kiểu gen Aa : 400 cá thể có kiểu gen aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là:
Quần thể có thành phấn kiểu gen ở thế hệ ban đầu là
200 AA + 400 Aa + 400 aa→Thành phần kiểu gen trong quần thể là : 0,2 AA + 0,4 Aa + 0,4 aa = 1
Sau khi quần thể tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì ta có
Tỉ lệ Aa trong quần thể là : 0,4 : 23 = 0,4 : 8 = 0,05
Tỉ lệ AA trong quần thể sau 3 thế hệ ngẫu phối là : 0,2 + (0,4 – 0,05 ) : 2 = 0,375
Tỉ lệ aa trong quần thể là : 0,4 + (0,4 – 0,05 ) : 2 = 0,575
Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,5AA+ 0,4Aa+ 0,1 aa = 1. Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở F3, cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ:
Cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ là:
\(\left( {0.5 + 0.4 \times \frac{{1 - \frac{1}{{{2^3}}}}}{2}} \right){\text{AA}}:\left( {0.4 \times \frac{1}{{{2^3}}}} \right)Aa:\left( {0.1 + 0.4 \times \frac{{1 - \frac{1}{{{2^3}}}}}{2}} \right){\text{aa}}\)
↔ 0,675 AA : 0,05Aa : 0,275 aa
Vậy trong tổng số cây thân cao ở F3 , cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ: : 0.05/(0.05+0.675) x 100% = 6,9%
Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở F2, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là:
P : AA + Aa
Đặt tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là 2x (0 < x < 0,5)
→ tần số alen a là x
Quần thể ngẫu phối
→ ở thế hệ F2 có : aa = x2 ; Aa = 2.x.(1 – x)
F2 : Aa + aa = 36% = x2 + 2.x.(1 – x)
→ x = 0,2
Vậy F2 : aa = 0,04 ; Aa = 0,32; AA = 0,64
Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất thu được 2 cây thuần chủng là: (0,64/ 0,96)2 = 4/9
ở một loài thực vật tự thụ phấn alen A quy định hoa đó trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp từ chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu sự đoán đúng?
(1). ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P)
(2). tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ
(3). tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P)
(4). hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi
(1) đúng, sau 5 thế hệ, tỷ lệ cây hoa trắng tăng: \(\frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}aa = \frac{{0,8(1 - 1/{2^5})}}{2} = 0,3875\)
(2) đúng, giao phối không làm thay đổi tần số alen
(3) 80% cây dị hợp ở P tự thụ phấn 5 thế hệ, tạo ra tỷ lệ hoa đỏ là \(0,8 \times \left( {1 - \frac{{1 - 1/{2^5}}}{2}} \right) = 41.25\% \)
Mà ở thế hệ P còn có thể có cây hoa đỏ chiếm x% (xmax = 20%) như vậy tỷ lệ hoa đỏ tối đa ở P: là 61,25% <80% → (3) đúng
(4) đúng, vì tỷ lệ tăng đồng hợp trội và đồng hợp lặn qua các thế hệ là như nhau
Một quần thể động vật, alen A nằm trên NST thường quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Do tập tính thay đổi, các cá thể có cùng màu lông giao phối với nhau mà không giao phối với các cá thể khác màu lông của cơ thể mình. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Ở thế hệ F1, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 1/3.
II. Ở thế hệ F1, kiểu hình lông trắng chiếm tỉ lệ 1/3.
III. Ở thế hệ F2, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 3/8.
IV. Ở thế hệ F2, kiểu hình lông đen chiếm tỉ lệ 5/8.
Các cá thể giao phối với con có cùng màu lông sẽ chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: 0,25AA + 0,5Aa ↔ 1AA:2Aa
Nhóm 2: aa
I đúng, kiểu gen Aa được tạo từ sự giao phối ngẫu nhiên của nhóm 1: (1AA:2Aa) × (1AA:2Aa), trong đó phép lai AA × AA không tạo ra Aa, các phép lai còn lại tạo 1/2A.
Tỷ lệ kiểu gen Aa = \(0,75 \times \left( {1 - \frac{1}{3}AA \times \frac{1}{3}AA} \right) \times \frac{1}{2} = \frac{1}{3}\)
II đúng, tỷ lệ kiểu hình lông trắng: \(0,25aa + 0,75 \times \frac{2}{3}Aa \times \frac{2}{3}Aa \times \frac{1}{4} = \frac{1}{3}\)
III đúng, nhóm 1 giao phối ngẫu nhiên: (1AA:2Aa) × (1AA:2Aa) ↔(2A:1a)(2A:1a) →4AA:4Aa:1aa → các con lông đen ở F1 giao phối ngẫu nhiên: (1AA:1Aa)(1AA:1Aa) → (3A:1a)(3A:1a)→9AA:6Aa:1aa
Tỷ lệ kiểu gen AA ở F2 là: \(\left( {0,75 \times \frac{8}{9}} \right) \times \frac{9}{{16}} = \frac{3}{8}\)
IV đúng, tỷ lệ kiểu hình lông đen là: \(\left( 0,75\times \frac{8}{9} \right)\times \frac{15}{16}=\frac{5}{8}\)
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền như sau: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Sau bao nhiêu thế hệ tỉ lệ kiểu gen Aa giảm còn 6,25%?
Sau n thế hệ tự thụ phấn tỷ lệ kiểu gen Aa: $\frac{y}{{{2^n}}} = \frac{{0.5}}{{{2^n}}} = 0.0625 \to n = 3$
Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa bằng 10%, còn lại là 2 kiểu gen AA và Aa. Sau 6 thế hệ tự phối tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại là 0,9375%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên?
Quần thể ban đầu: 90 % A-: 10% aa.
Gọi x là tỷ lệ dị hợp trong quần thể: sau 6 thế hệ tự thụ phấn: $\frac{x}{{{2^6}}} = 0,009375 \to x = 0,6$
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,3AA:0,6Aa: 0,1aa
Thế hệ F1 của một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen: 0,3AABB : 0,2 Aabb : 0,4 AaBB: 0,1aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F4 là:
F1 : 0,3AABB : 0,2 Aabb : 0,4 AaBB: 0,1aaBb – quần thể tự thụ phấn
Kiểu gen aaBB chỉ có thể xuất hiện từ 2 kiểu gen ở F1 là : AaBB và aaBb
AaBB, ở F4 cho aaBB = aa =$0,4 \times \left( {\frac{{1 - {{(1/2)}^3}}}{2}} \right) = 0,175$
aaBb, ở F4 cho aaBB = BB =$0,1 \times \left( {\frac{{1 - {{(1/2)}^3}}}{2}} \right) = \frac{7}{{160}}$
Vậy F4 , tỉ lệ kiểu gen aaBB = 0,175 + 7/160 = 7/32= 21,875%
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b thân thấp. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,3AB/ab: 0,3Ab/aB: 0,4ab/ab. Biết rằng các cá thể có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, sau 1 thế hệ tỉ lệ cây hoa trắng, thân thấp là:
Quần thể ban đầu sau khi loại bỏ ab/ab có cấu trúc di truyền: 0.5AB/ab: 0.5Ab/aB
Kiểu gen AB/ab tự thụ phấn cho tỷ lệ ab/ab = 0.5 × 0.25 =0.125 = 12.5%
Một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là : \(0,2\frac{{AB}}{{aB}}\frac{{De}}{{De}}:0,8\frac{{AB}}{{aB}}\frac{{De}}{{de}}\) . Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F5 có tối đa 9 loại kiểu gen.
(2) Ở F2, có 25% số cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen.
(3) Ở F3, có số cây đồng hợp tử, lặn về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 77/160.
(4) Trong số các cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F4, số cây đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 69/85.
Xét cặp NST số mang cặp gen Aa và Bb: sau 1 thế hệ tự thụ: \(1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{aB}}\)
Như vậy sau n thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen trong quần thể là: \(\frac{{(1 - 1/{2^n})}}{2}\frac{{AB}}{{AB}}:\frac{1}{{{2^n}}}\frac{{AB}}{{aB}}: + \frac{{(1 - 1/{2^n})}}{2}\frac{{aB}}{{aB}}\)
Xét cặp NST số mang cặp gen Dd và Ee: sau 1 thế hệ tự thụ \(\left( {1\frac{{De}}{{De}}:2\frac{{De}}{{de}}:1\frac{{de}}{{de}}} \right)\)
Như vậy sau n thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen trong quần thể là: \(\frac{{(1 - 1/{2^n})}}{2}\frac{{De}}{{De}}:\frac{1}{{{2^n}}}\frac{{De}}{{de}}: + \frac{{(1 - 1/{2^n})}}{2}\frac{{de}}{{de}}\)
Kiểu gen \(\frac{{AB}}{{aB}}\frac{{De}}{{De}}\) khi tự thụ phấn cho các kiểu gen \(\left( {\frac{{AB}}{{AB}};\frac{{AB}}{{aB}};\frac{{aB}}{{aB}}} \right)\frac{{De}}{{De}}\)
Kiểu gen \(\frac{{AB}}{{aB}}\frac{{De}}{{de}}\) khi tự thụ phấn cho các kiểu gen \(\left( {\frac{{AB}}{{AB}};\frac{{AB}}{{aB}};\frac{{aB}}{{aB}}} \right)\left( {\frac{{De}}{{De}};\frac{{De}}{{de}};\frac{{de}}{{de}}} \right)\)
(1) đúng, số kiểu gen tối đa là 9
(2) sai, cá thể dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen là \(\frac{{AB}}{{aB}}\frac{{De}}{{de}}\)= \(0,8 \times \frac{1}{{{2^2}}} \times \frac{1}{{{2^2}}} = 0,05\)
(3) sai, Ở F3, cây đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen là: \(\frac{{aB}}{{aB}}\frac{{De}}{{De}} + \frac{{AB}}{{AB}}\frac{{de}}{{de}} + \frac{{aB}}{{aB}}\frac{{De}}{{De}} = 0,2 \times \frac{{1 - 1/{2^3}}}{2} \times 1 + 0,8 \times \left( {\frac{{1 - 1/{2^3}}}{2} \times \frac{{1 - 1/{2^3}}}{2} + \frac{{1 - 1/{2^3}}}{2} \times \frac{{1 - 1/{2^3}}}{2}} \right) = \frac{{63}}{{160}}\)
(4) đúng, trội về 3 tính trạng có: \(\begin{array}{l}\left( {\frac{{AB}}{{AB}};\frac{{AB}}{{aB}}} \right)\frac{{De}}{{De}} + \left( {\frac{{AB}}{{AB}};\frac{{AB}}{{aB}}} \right)\left( {\frac{{De}}{{De}};\frac{{De}}{{de}}} \right) = 0,2 \times \left( {1 - \frac{{(1 - 1/{2^4})}}{2}\frac{{aB}}{{aB}}} \right) \times 1\frac{{De}}{{De}} + 0,8 \times \left( {1 - \frac{{(1 - 1/{2^4})}}{2}\frac{{aB}}{{aB}}} \right)\left( {1 - \frac{{(1 - 1/{2^4})}}{2}\frac{{de}}{{de}}} \right)\\ = \frac{{85}}{{256}}\end{array}\)
Tỷ lệ cây trội 3 tính trạng và đồng hợp tử là:
\(\frac{{AB}}{{AB}}\frac{{De}}{{De}} + \frac{{AB}}{{AB}}\frac{{De}}{{De}} = 0,2 \times \frac{{(1 - 1/{2^4})}}{2}\frac{{AB}}{{AB}} \times 1\frac{{De}}{{De}} + 0,8 \times \frac{{(1 - 1/{2^4})}}{2}\frac{{AB}}{{AB}} \times \frac{{(1 - 1/{2^4})}}{2}\frac{{De}}{{De}} = \frac{{69}}{{256}}\)
Vậy tỷ lệ cần tính là: 69/85
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: $0,3\frac{{Ab}}{{ab}}:0,3\frac{{Ab}}{{aB}}:0,4\frac{{aB}}{{ab}}$. Biết rằng các thế hệ có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Theo lý thuyết, sau 1 thế hệ, tỉ lệ cây hoa trắng, thân cao là:
Quần thể tự thụ phấn; liên kết gen hoàn toàn.
P : $0,3\frac{{Ab}}{{ab}}:0,3\frac{{Ab}}{{aB}}:0,4\frac{{aB}}{{ab}}$
0,3 Ab/ab tự thụ → F1 : 0,3 x (1 Ab/Ab : 2Ab/ab : 1 ab/ab)
0,3 Ab/aB tự thụ → F1 : 0,3 x (1Ab/Ab : 2Ab/aB : 1 aB/aB)
0,4 aB/ab tự thụ → F1 : 0,4 x (1aB/aB : 2aB/ab : 1 ab/ab)
Vậy F1 :
aaB- = aB/aB + aB/ab = 0,3 x 1/4 + 0,4 x 1/4 + 0,4 x 2/4 = 0,375
aabb = 0,3 x 1/4 + 0,4 x 1/4 = 0,175
Do kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản nhưng vẫn sống sót
→ không bị CLTN loại bỏ
→ tỉ lệ hoa trắng, thân cao sau 1 thế hệ là: 0,375 = 37,5%
Một quần thể tự thụ ở một loài thực vật xét một gen hai alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Thế hệ bố mẹ trong quần thể có kiểu hình hoa đỏ chiếm 60%, biết cây hoa đỏ thuần chủng không có khả năng sinh sản. Ở thế hệ tiếp theo người ta thu được tổng số cây hoa đỏ có tỉ lệ 37,5%. Theo lí thuyết tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp trong tổng số cây có khả năng sinh sản ở thế hệ bố mẹ là?
P: xAA : yAa : 0,4aa.
Do AA không sinh sản → tính lại tỷ lệ kiểu gen P:$\frac{y}{{y + 0,4}}Aa:\frac{{0,4}}{{y + 0,4}}aa$
Sau 1 thế hệ tự thụ, tỷ lệ cây hoa đỏ là 37,5%, ta có:$\begin{gathered}{\text{AA}} + Aa = \frac{1}{4} \times \frac{y}{{y + 0,4}} + \frac{1}{2} \times \frac{y}{{y + 0,4}} = 0,375 \hfill \\ \to y = 0,4 \hfill \\ \end{gathered} $
→ Trong các cây có khả năng sinh sản: Aa = aa = 0,5.
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho 5 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai F2 là các trường hợp nào trong các trường hợp sau đây:
a. 3 đỏ : 1 vàng |
b. 5 đỏ : 3 vàng |
c. 9 đỏ : 1 vàng |
d. 4 đỏ : 1 vàng |
e. 19 đỏ : 1 vàng |
f. 100% đỏ |
g. 17 đỏ : 3 vàng |
h. 5 đỏ : 1 vàng |
Có 6 TH xảy ra:
- TH1: 5AA
Đời con: 100%AA - hoa đỏ
- TH2: 4AA : 1Aa
Đời con: aa = 1/5×1/4=1/20 ⇔ đời con: 19 đỏ : 1 vàng
- TH3: 3AA : 2Aa
Đời con: aa = 2/5×1/4=1/10 ⇔ đời con : 9 đỏ : 1 vàng
- TH4: 2AA : 3Aa
Đời con: aa = 3/5×1/4=3/20 ⇔ đời con: 17 đỏ : 3 vàng
- TH5: 1AA : 4Aa
Đời con: aa = 4/5×1/4=1/5 ⇔ đời con: 4 đỏ : 1 vàng
- TH6: 100% Aa
Đời con: 3 đỏ : 1 vàng
Các đáp án đúng là a, c, d, e, g, f
Quần thể có thành phần kiểu gen : 0,2AA: 0,5Aa: 0,3aa
Tần số alen \({p_A} = 0,2 + \dfrac{{0,5}}{2} = 0,45\)
Tính trạng màu sắc lông ở một loài động vật do một gen có 5 alen quy định, trong đó A1, A2, A3 là đồng trội so với nhau và trội hoàn toàn so với alen A4, A5; alen A4 trội hoàn toàn so với alen A5. Trong quần thể, số loại kiểu gen dị hợp và số loại kiểu hình tối đa về tính trạng màu lông lần lượt là
Thứ tự trội lặn của các alen: A1 = A2 = A3 >A4>A5.
Số kiểu gen dị hợp = \(C_5^2 = 10\)
Số kiểu hình = 5 + 3 kiểu hình tạo bởi 3 alen đồng trội = 8.