Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là:
Ban đầu có n phân tử chỉ chứa N15
Chuyển sang môi trường N14, nhân đôi 5 lần
→ tạo ra n.25 = 512 phân tử ADN
→ n = 16
Theo qui tắc bán bảo toàn
→ 16 phân tử chỉ chứa N15 tạo ra 32 phân tử chứa 1 mạch N14, 1 mạch N15. Và 480 phân tử chỉ chứa N14
Người ta nuôi cấy 8 vi khuẩn E. coli có ADN vùng nhân chỉ chứa N15 trong môi trường chỉ có N14. Sau ba thế hệ (tương đương 60 phút nuôi cấy), người ta đưa toàn bộ vi khuẩn được tạo thành sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N15. Sau một thời gian nuôi cấy tiếp đã tạo ra trong tất cả các vi khuẩn tổng cộng 1936 mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15. Tổng tế bào vi khuẩn thu được ở thời điểm này là:
8 vi khuẩn N15 trong môi trường N14 trong 3 thế hệ
→ 8 × 23 = 64 vi khuẩn con
Trong đó có:
16 vi khuẩn có 2 mạch N15 và N14
48 vi khuẩn 2 mạch đều là N14
64 vi khuẩn trên nuôi trong môi trường N15 trong m thế hệ
→ 64 × 2m vi khuẩn con
Trong tất cả các vi khuẩn con, số mạch N14 là: 16 + 48×2 = 112
→ Số mạch chứa N15 là: 64 × 2m × 2 – 112 = 1936
→ m = 4
Tổng số vi khuẩn con được tạo ra là 64 × 24 = 1024.
Một ADN tự sao k lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
Một ADN tự sao k lần liền cần số nuclêôtit tự do là: Nmt = N × (2k -1)
ADN dài 5100 Å tự sao 5 lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
Tổng số nucleotide: N = L : 3,4 x 2 = 3000 nucleotide
Số nucleotide cần cho gen tự sao 5 lần là 3000 × (25 – 1) = 93000
Một mạch đơn của gen gồm 60 A, 30 T, 120 G, 80 X tự sao một lần sẽ cần:
Số nuclêôtit của gen ban đầu:
A = T1 + A1 = 30 + 60 = 90
G = X1 + G1 = 120 + 80 = 200
ADN tự sao 1 lần → cần A = T = 90 nu và G = X = 200 nu
Một đoạn ADN dài 272 nm, trên mạch đơn thứ hai của đoạn ADN có A2 = 2T2 = 3G2 = 4X2. ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nucleôtit loại A là:
Số nucleotit của gen là: \(N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 1600\)
Ta có N/2 = A2 + T2 +G2 +X2 = 800 ↔ 4X2 + 2X2 +4/3X2 +X2 =800 →X2 =25/3X2=800 →X2 = 96
A=A2 + T2 = 6X2 =576
ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nucleôtit loại A là: Amt = A×(22 – 1)=1728
Một gen dài 5100 Å, có số liên kết hidro là 3900. Gen trên nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường số nucleotide từng loại là:
Gen có chiều dài là 5100Å → N= (5100 : 3,4) × 2= 3000 nuclêôtit
Gen có số liên kết hidro là 3900.
Ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{gathered}2A + 3G = 3900 \hfill \\2A + 2G = 3000 \hfill \\\end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}A = T = 600 \hfill \\G = X = 900 \hfill \\\end{gathered} \right.$
Gen nhân đôi 2 lần thì lấy ở môi trường số nucleotide các loại là
AMT =TMT = A × (22-1) = 1800
GMT =XMT = G × ( 22-1) = 2700
Hai gen I và II đều dài 3060 Å. Gen I có A = 20% và bằng 2/3 số G của gen II. Cả 2 gen đều nhân đôi một số lần, môi trường cung cấp tất cả 2160 Nu tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và II là:
Gen dài 3060Å ↔ có tổng số nu là: 2A + 2G = 3060 : 3,4 × 2 = 1800 nuclêôtit
Gen I có AI = 20% → Gen I có AI = TI = 360
→ Vậy GI = XI = 540
Gen II có GII = 3/2 AI → Gen II có GII = XII = 3/2 × 360 = 540
→ Vậy AII = TII = 360
Gen I nhân đôi a lượt, gen II nhân đôi b lượt
Số loại nu X môi trường cung cấp là: 540(2a – 1) + 540(2b - 1) = 2160
Do a,b là số nguyên dương
→ Vậy a = 1 và b = 2 hoặc ngược lại.
Số liên kết hydro được hình thành sau k lần nhân đôi của một gen là:
Tổng số liên kết hidro được hình thành sau k lần nhân đôi là: 2H × (2k -1).
Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A=1/3 số nuclêôtit của gen, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có tổng số liên kết hydro được hình thành là?
N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000 nuclêôtit.
A = 3000 × 1 : 3 = 1000 → G = 1500 - 1000 = 500 nuclêôtit.
Số liên kết H của gen là: 2 × 1000 + 3 × 500 = 3500
Tổng số liên kết H được hình thành sau 2 lần nhân đôi là: 3500 × 2 × (22 – 1) = 21000
Một gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 3800 liên kết hidro, trong đó số liên kết hiđrô giữa các cặp GX nhiều hơn số liên kết trong các cặp AT là 1000. Chiều dài của gen là:
2 x (2A + 3G) = 3800; 2 x (3G – 2A) = 1000 → A = 350; G = 400.
→ Số nu trên 1 mạch gen: A + G = 350 + 400 = 750.
→ Chiều dài gen: 750 x 3,4 = 2550 Å.
Số liên kết hydro bị hủy trong lần nhân đôi thứ k của một gen là:
Số liên kết H bị phá vỡ là trong lần nhân đôi thứ k là: H = H× 2k – 1
Tổng số liên kết hydro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi của một gen là:
Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi là: H× (2k -1).
Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A/G=2, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro bị hủy là:
N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000
A = 3000 : 2 : 3 × 2 = 1000
G = A : 2 = 500
Số liên kết H bị hủy là: 1000 × 2 × (22 – 1) + 500 × 3 × (22 – 1) = 10500
Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit bị phá vỡ sau 1 lần nhân đôi của một gen có N nuclêôtit là:
Liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trong 1 mạch thì không bị phá vỡ.
Một gen có 450 nuclêôtit loại X và có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Tổng số liên kết hóa trị được hình thành giữa hai mạch khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần là:
%X = 50% - %A = 50% - 30% = 20%
N = X : 0,2 = 450 : 0,2 = 2250
Tổng số liên kết hóa trị được hình thành là (2250 – 2) × (25 -1) = 69688
Trên một đơn vị tái bản của ADN có a đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu ?
Số đoạn mồi cần cung cấp cho 1 đơn vị này tái bản = số đoạn Okazaki + 2
Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu ?
Vi khuẩn chỉ có một đơn vị tái bản.
Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2 = 50 +2 = 52
Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở một loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 5 đơn vị tái bản. Các đơn vị tái bản này lần lượt có 14, 16, 22, 18 và 24 đoạn Okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là:
5 đơn vị tái bản ↔ có 10 chạc chữ Y
Mỗi chạc chữ Y có 1 mạch liên tục và 1 mạch gián đoạn
Xét đơn vị tái bản 1:
- có 14 đoạn Okazaki ↔ có 14 đoạn mồi
- có 2 mạch liên tục ↔ có 2 đoạn mồi
Vậy ta có thể tính số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là: 14 + 16 + 22 + 18 + 24 + 2 x 5 = 104
Một phân tử ADN trong 1 lần nhân đôi xác định được có 4 đơn vị tái bản với tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Nếu trong quá trình nhân đôi tổng hợp 870 đoạn ARN mồi thì phân tử ADN nhân đôi bao nhiêu lần?
4 đơn vị tái bản với tổng 50 đoạn Okazaki
→ số đoạn mồi cần cho 1 phân tử ADN nhân đôi 1 lần là : 50 + 4×2 = 58
Giả sử phân tử ADN đề bài nhân đôi n lần
→ số đoạn mồi cần là 58 × (2n – 1) = 870
→n = 4