Trả lời câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Văn bản này thuật lại sự kiện gì?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung văn bản, chú ý đoạn 2 để trả lời câu này.
Giải chi tiết:
Văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4” thuật lại sự kiện lễ hội Gióng.
Trả lời câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn văn mở đầu để trả lời câu hỏi.
Giải chi tiết:
Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin:
- Hội Gióng diễn ra vào mùng 9 tháng 4 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất ở Bắc Bộ.
Trả lời câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Hội Gióng diễn ra ở những địa điểm nào? Những địa điểm đó nhắc em nhớ đến các chi tiết nào trong truyền thuyết Thánh Gióng?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản để tìm ra thông tin.
Giải chi tiết:
Trả lời câu 4 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Hãy tóm tắt tiến trình diễn ra hội Gióng bằng một bảng với các nội dung: thứ tự, thời gian, không gian, sự kiện, người tham gia.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản, kẻ bảng để điền các thông tin.
Giải chi tiết:
Trả lời câu 5 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng. Tìm và liệt kê các hình ảnh, hoạt động đó.
Phương pháp giải:
Liệt kê lại hình ảnh, hoạt động trong lễ hội.
Giải chi tiết:
Các hình ảnh, hoạt động trong lễ hội mang ý nghĩa tượng trưng:
- Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc
- Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. Hội trận mô phỏng lại, tượng trưng cho cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cánh đồng, có 28 đạo quân thù, có đạo quân mục đồng
- Ngày 12 có lễ rước cờ, tượng trưng cho báo tin chiến thắng với trời đất.
Trả lời câu 6 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần cuối văn bản để trả lời câu hỏi.
Giải chi tiết:
Theo tác giả, lễ hội Gióng là dịp diễn ra những nghi thức lễ với thao tác thuần thục, mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao. Đồng thời, lễ hội Gióng còn là dịp để mỗi người Việt Nam cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều: cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,... Tất cả đều là những giá trị văn hóa được lưu giữ mãi mai sau trong cộng đồng dân tộc Việt Nam