Phân tích chi tiết Chuyện cổ nước mình

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Những bài học được ông cha gửi gắm trong chuyện cổ

- Xuất hiện các ý thơ nêu tên các câu chuyện cổ: 
+ Truyện Tấm Cám "Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà".
+ Truyện Đẽo cày giữa đường "Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
+ Tích Trầu cau "Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người".
- Bài học được gửi gắm qua chuyện cổ:
+ Nhân hậu, tình người.
+ Tình yêu không quản ngại khoảng cách.
+ Ở hiền gặp lành.
+ Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình.

II. Ý nghĩa những câu chuyện cổ với đời con cháu

- Cảm xúc của nhân vật "tôi": Yêu chuyện cổ nước tôi. 
- Chuyện cổ là hành trang cuộc sống "Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".
- Chuyện cổ là cuộc đối thoại giữa hai thế hệ "Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình".
- Chuyện cổ cũng thể hiện sự lo nghĩ cho đời sau của ông cha "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau".
- Chuyện cổ còn mãi, có ý nghĩa muôn đời "Nhưng bao chuyện cổ trên đời/ Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm".

III. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển.
- So sánh: "Như con sông với chân trời đã xa". 
- Điệp từ, câu trúc: ".....thì....", "....cơn...", "rất...", "Vừa....lại....".
- Từ láy: xa xôi, thiết tha, thầm thì...