Phần I - Nội dung lý thuyết
Trong hai văn bản Cô Tô và Hang Én, các tác giả đã viết về những trải nghiệm của mình, miêu tả khung cảnh thiên nhiên, sinh hoạt và những con người họ đã gặp gỡ. Cuộc sống thật là phong phú. Xung quanh ta, biết bao nhiêu sự việc đang diễn ra trong những khung cảnh khác nhau. Em hãy quan sát và miêu ta một cảnh sinh hoạt mà mình đã chứng kiến hoặc tham gia và chia sẻ với người đọc.
II - Yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt
- Giới thiệu được cách sinh hoạt.
- Tả bao quát quang cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính).
- Tả hoạt động cụ thể của con người.
- Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ ràng, sinh động.
- Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.
- Tả bao quát quang cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính).
- Tả hoạt động cụ thể của con người.
- Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ ràng, sinh động.
- Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.
III - Phân tích bài viết tham khảo: Chợ phiên vùng cao
- Giới thiệu cảnh sinh hoạt: "Bạn đã đi chợ... hàng tuần.".
- Tả quang cảnh chung: "Ngay từ sáng sớm... gặp gỡ nhau.", "Chợ họp trên sườn đồi... một ngày hội."
- Tả hoạt động cụ thể của con người: "Ai xuống chợ cũng mặc... ậm ò,...", "Người ta mua bán... xuống chợ.".
- Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét sinh động: mua bán, sản vật, thảo dược, dãy bán đồ ăn, thắng cố, gia súc,...
- Thể hiện thái độ suy nghĩ của người viết: "Chợ phiên là nơi... của nó.".
IV - Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a) Lựa chọn đề tài
Hãy nhớ lại những cảnh sinh hoạt để lại cho em ấn tượng sâu sắc hoặc khiến em nhận ra những ý nghĩa mới của cuộc sống. Có thể tham khảo một số đề tài sau:
- Cảnh chợ cá bên bờ biển.
- Ngày tết trung thu ở quê em.
- Cảnh thu hoạch mùa màng.
- Cảnh gói bánh chưng ngày Tết.
- Cảnh một lễ hội của địa phương.
b) Tìm ý: Sau khi đã lựa chọn được đề tài, hãy tìm ý cho bài viết bằng cách sau:
- Hình dung các chi tiết và cảnh sinh hoạt theo trí nhớ của em (viết ngắn gọn dưới hình thức cụm từ):
+ Thời gian, địa điểm.
+ Quang cảnh chung và những hoạt động cụ thể.
+ Những người tham gia và hành động, lời nói của họ.
- Sưu tầm các tư liệu, vật dụng, tranh ảnh, đoạn phim ngắn liên quan đến cách sinh hoạt.
c) Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm được cho bài viết thành một dàn ý như sau:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt.
- Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt:
+ Tả bao quát khung cảnh tao ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.
+ Tả cụ thể cách sinh hoạt theo trình tự thời gian: hoạt động cụ thể của những người tham gia.
+ Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt.
- Kết bài: Nêu suy nghĩ đánh giá của người viết.
2. Viết bài Khi viết bài cần lưu ý:
- Tả những gì em đã quan sát.
- Nên tả cụ thể hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị,... Chú ý dùng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa để bài viết thêm sinh động.
- Sử dụng những từ ngữ thể hiện chân thực tình cảm, suy nghĩ của em.
3. Chỉnh sửa bài viết:
Gợi ý bài viết
Thật khó để có thể nói hết được ý nghĩa của mái ấm gia đình, khó có thể dùng từ ngữ nào diễn tả được sự hạnh phúc của một tổ ấm đầy yêu thương.
Em luôn cảm thấy may mắn vì gia đình của em là một gia đình hạnh phúc, dù ban ngày mỗi người một công việc ở những nơi khác nhau nhưng đến tối là tất cả đều tụ họp đông đủ sum vầy bên nhau.
Gia đình em gồm bốn thành viên, bố mẹ em và chị gái của em, sau khi tan làm và tan học mọi người trở về nhà cùng nhau dọn dẹp. Bố thì tưới cây, chị thì quét sân, còn em phụ mẹ nấu cơm, bữa cơm tối luôn thịnh soạn nhất, mẹ nấu nhiều món ngon ai cũng thích ăn. Nhà em thường ăn cơm lúc 7 giờ tối, cả nhà quây quần bên chiếc bàn tròn nhỏ ở giữa nhà bếp, mọi người ăn rất ngon miệng và vui vẻ. Sau khi ăn và dọn dẹp bát đĩa xong cả nhà lại cùng nhau quây quần trong phòng khách, em cùng chị gọt hoa quả mời bố mẹ và cả nhà cùng ăn, chuyện trò rất vui vẻ. Bố hỏi em và chị ngày hôm nay đi học như thế nào, dù có điểm thưởng hay không bố vẫn khen và tặng em một cái thơm. Công việc của bố mẹ tuy rất mệt và căng thẳng nhưng khi về nhà bố mẹ lại là những người tươi vui nhất, không hề than vãn dù nửa lời, chỉ lắng nghe lời kêu của con cái rồi mỉm cười động viên.
Em nhận ra dù chỉ là khoảnh khắc gia đình sinh hoạt ngắn ngủi buổi tối nhưng đó chính là thứ keo tốt nhất gắn kết tình cảm gia đình.