Giáo án Ngữ văn 11 bài Vịnh khoa thi hương mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 11. Đọc thêm - VỊNH KHOA THI HƯƠNG

Trần Tế Xương

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Cảm nhận được tiếng cười chua chát của nhà thơ, nhận ra thái độ xót xa tủi nhục của người trí thức Nho học trước cảnh mất nước.

- Thấy được cách sử dụng từ ngữ, kết hợp với câu thơ giàu hình ảnh âm thanh.

2. Kĩ năng

Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ

Giáo dục lòng yêu nước, trân trọng bản sắc dân tộc.

II. Phương tiện

1. Giáo viên: Sgk, soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo

2. Học sinh:Chủ động tìm hiểu về tác phẩm qua câu hỏi sgk.

III. Phương pháp

- Đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.

- Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.

IV. Hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số: …………………………

2. Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc lòng bài thơ “Khóc Dương Khuê” và cho biết tình cảm củaNK dành cho người bạn của mình ?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Tú Xương đã từng viết:

“ Nào có ra gì cái chữ nho

Ông nghè ông cống cũng nằm co

Chi bằng đi học làm ông phán

Tối rượu sâm banh sáng sữa bò.”

Đúng vậy, cuối thế kỉ XIXkhi thực dân sang xâm lược nước ta cùng với sự mục ruỗng thối nát của XHPK cuộc sống của các nhà nho vô cung khổ cực, đặc biệt là những nhà nho thất cơ lỡ vận nhưng khoa thi Hán học vẫn được tổ chức. Vậy thực trạng của các khoa thi đó như thế nào, điều này được Tú Xương phản ánh trong bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Gv yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi:

Nêu đề tài, nội dung bài thơ ?

GV yêu cầu hs đọc bài thơ và gv đưa ra câu hỏi hs thảo luận nhóm

Nhóm 1.

Nhận xét hai câu đầu? Kì thi có gì khác thường?

Nhóm 2.

Nhận xét về hình ảnh sĩ tử chốn quan trường? Cảm nhận như thế nào về việc thi cử lúc bấy giờ?

Nhóm 3.

Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu thơ luận?

Nhóm 4

Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước hiện thực trường thi? Nêu ý nghĩa nhắn nhủ ở hai câu cuối?

- Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?

Hoạt động 3: Tổng kết

Gv hướng dẫn hs tổng kết:

Qua bài học em hãy rút ra ý nghĩa của bài thơ?

(Hs trả lời gv nhận xét chốt ý).

I. Tiểu dẫn

- Đề tài : khoa cử.

- Nội dung :

Thái độ mỉa mai châm biếm, phẩn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhố nhăng của XHTD nửa phong kiến ở buổi đầu và tâm sự của nhà thơ.

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Nội dung

a. Hai câu đầu: Sự xáo trộn của trường thi

“Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”

Thông báo về sự thay đổi trong tổ chức thi cử:

- Bề ngoài thì bình thường: Một kì thi theo đúng thời gian thông lệ: Ba năm một lần.

- Thực chất không bình thường: Trường Nam thi lẫn trường Hà. Người tổ chức không phải là triều đình mà là “nhà nước”.

=> Cách thức tổ chức bất thường.

- Cách dùng từ: Lẫn -> Mỉa mai, khẳng định một sự thay đổi trong chế độ thực dân cũ, dự báo một sự ô hợp, nhốn nháo trong việc thi cử.

=> Thực dân Pháp đã lập ra một chế độ thi cử khác.

b. Bốn câu tiếp: cảnh trường thi nhốn nháo ô hợp

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra”

- Lôi thôi, vai đeo lọ: Hình ảnh có tính khôi hài, luộm thuộm, bệ rạc.

=> Nghệ thuật đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tửthì nhếch nhác lôi thôi- vừa gây ấn tượng về hình thức vừa gây ấn tượngkhái quát hình ảnh thi cử của các sĩ tử khoa thi Đinh Dậu.

- Hình ảnh quan trường : ra oai, nạt nộ, nhưng giả dối.

=> Nghệ thuật đảo: ậm ẹo quan trường - Cảnh quan trường nhốn nháo, thiếu vẻ trang nghiêm, một kì thi không nghiêm túc, không hiệu quả.

- Hình ảnh: Cờ rợp trời - Tổ chức linh đình.

- Hình ảnh quan sứ và mụ đầm: Phô trương, hình thức, không đúng lễ nghi của một kì thi.

=> Tất cả báo hiệu một sự sa sút về chất lượng thi cử - bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

- Hình ảnh: Lọng ><váy; trời >< đất; quan sứ >< mụ đầm: Đả kích, hạ nhục bọn quan lại, bọn thực dân Pháp.

c. Hai câu cuối: Thức tỉnh các kẻ sĩ và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh nước mất:

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cản nước nhà.”

- Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa thức tỉnh các kẻ sĩ và cũng là câu hỏi với chính mình về thân phân kẻ sĩ thời mất nước.

Bộc lộ tâm trạng nhà thơ: Buồn chán trước cảnh thi cử và hiện thực nước nhà.

=> Lòng yêu nước thầm kí, sâu sắc của Tế Xương.

2. Nghệ thuật

- Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, đảo trật tự cú pháp.

- Nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ sự hài hước châm biếm.

III. Tổng kết

Bài thơ cho người đọc thấy được thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của tác giả trước tình trạng thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nữa phong kiến.

4. Củng cố

Hệ thống hóa bài học.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Soạn bài mới : Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo).

*******************************