Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 17: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích.
- Biết cáchvận dụng phân tích một vấn đề chính trị, xã hội, hoặc văn học.
2. Kĩ năng
- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của cách phân tích trong văn bản.
- Viết đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
3. Thái độ
- Có ý thức và thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước khi làm bài.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
- SGK, SGV ngữ văn 11, Giáo án.
2. Học sinh
- Học sinh chủ động tìm hiểu bài học trước theo hệ thống câu hỏi sgk và định hướng của gv.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành.
IV. Hoạt động dạyhọc
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số: ………………………
2. Kiểm tra bài cũ
- Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát?
- Tâm trạng của Cao Bá Quát qua bài thơ?
- Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Tiết trước ta học bài “Thao tác lập luận phân tích”, để củng cố lí thuyết, hôm nay ta học bài “Luyện tập thao tác lập luận phân tích”.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 2. Hoạt động thực hành Gv cho hs ôn tập lại phần lí thuyết. GV hướng dẫn hs giải bài tập sgk. Nhóm 1. Bài tập 1. - Yêu cầu: +Làm dàn ý theo một lôgic thống nhất, hợp lý. +Xác định được các luận điểm, luận cứcần trình bày. - Tự cao: tự cho mình là hơn người, và tỏ ra coi thường người khác. Nhóm 2. Bài tập 2. Yêu cầu: + Làm dàn ý: xác định được nội dung cần trình bày trong bài viết. + Tìm các ý và sắp xếp theo một hệ thống lôgic phù hợp với yêu cầu đề bài. |
I. Ôn tập phần lí thuyết 1. Thế nào là lập luận phân tích? 2. Cách thực hiện thao tác lập luận phân tích? II. Bài tập Bài tập 1/43. a/ Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti: - Giải thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với khiêm tốn. + Tự ti: Tự đánh giá mình kém và thiếu tự tin. + Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn tự kiêu, không tự cho mình là hơn người - Những biểu hiện của thái độ tự ti. + Không dám tin tưởng vào năng lực của mình. + Nhút nhát tránh chổ đông người. + Không dám mạnh dạn đảm nhận công việc được giao. - Tác hại của thái độ tự ti. Không dám khẳng định mình. b/ Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ. - Giải thích khái niệm tự phụ, phân biệt tự phụ với tự tin. + Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích, do đó coi thường mọi người. + Tự tin: Tin vào bản thân mình. - Những biểu hiện của thái độ tự phụ. - Tác hại của thái độ tự phụ. + Luôn đề cao quá mức bản thân. + Luôn tự cho mình là đúng. + Khi làm gì đó lớn lao thì tỏ ra coi thường người khác. - Tác hại của tự phụ : Làm cho mọi người xung quanh ghét. c/ Xác định thái độ hợp lý: Đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu. Bài tập 2/43 Đoạn văn viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: Lôi thôi, ậm ọe. - Đảo trật tự cú pháp. - Sự đối lập giữa hình ảnh sĩ tử và quan trường. - Cảm nhận về cảnh thi cử ngày xưa. à Nên chọn viết đoạn văn theo cấu trúc: Tổng - phân - hợp: + Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích. + Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, phép đảo cú pháp. + Nêu cảm nhận về chế độ thi cử ngày xưa dưới chế độ thực dân phong kiến. |
4. Củng cố
Hệ thống hóa bài học.
5. Dặn dò
- Làm bài tập vào vở
- Soạn bài mới : Đọc thêm : Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu), Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh).
******************************