Giáo án Ngữ văn 11 bài Trả bài viết số 2 mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 30. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Chữa nội dung: Giúp HS hiểu đề và cách trình bày một bài văn nghị luận.

- Chữa lỗi câu và diễn đạt: Giúp HS khắc phục được một số lỗi cơ bản, từ đó biết sửa chữa và viết văn tốt hơn.

2. Kĩ năng

Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học.

3. Thái độ

Có thái độ đúng đắn đê rút kinh nghiệm làm tốt bài sau.

II. Phương tiện

- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

III. Phương pháp

- Phương pháp thuyết giảng, phân tích kết hợp trao đổi, thảo luận.

- Trả bài cho HS xem kết quả. Khắc phục lỗi viết.

GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số: ................................................

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

Chúng ta đã viết bài văn số 2 ở nhà. Tiết trả bài hôm nay sẽ giúp các emôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận, đồng thời rèn luyện năng lực tự thẩm định, đánh giá ; tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Hoạt độngthực hành

GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài viết. Đánh giá kết quả.

* Hoạt động

GV đọc và chép đề lên bảng.

HS xác định nội dung cần làm.

Hãy xác định:

- Nội dung yêu cầu?

- Định hướng bài làm:

+ Ý cần triển khai.

+ Phạm vi kiến thức.

- Điểm giống và khác nhau ở hai người phụ nữ trong 2 bài thơ này là gì?

Gv nhận xét cụ thể về kết quả bài làm của hs.

GV sửa chữa một số lỗi trong bài viết của HS

Gv nêu một số lỗi cụ thể trong bài viết của hs và sửa lỗi.

Gv đọc và biểu d­ương bài làm tốt.

Gv yêu cầu hs xem lại bài, đọc kĩ lời phê để tự rút kinh nghiệm, trao đổi bài với bạn để học tập

*Hoạt động

- GV đọcbài văn hay.

Đề bài:

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Tự tình ( Bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.

I. Phân tích đề

1. Kiểu bài: NLVH

2. Nội dung:

3. Phạm vi dẫn chứng, tư­ liệu:

4. Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh.

II. Chữa đề

* Yêu cầu về kỹ năng.

- Biết vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng viết văn nghị luận để làm bài.

- Văn rõ ràng, ngắn gọn, trong sáng. Diễn đạt lưu loát, các ý lôgíc.

- Đánh giá và phân tích được một cách rõ ràng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua 2 bài thơ.

- Văn viết sáng tạo, có cảm xúc.

* Yêu cầu về kiến thức.

- Nắm vững nội dung của hai bài thơ, từ đó thấy được sự giống và khác nhau giữa tính cách của hai người phụ nữ:

+ Khác:Một người muốn bứt phá, thoát ra khỏi cuộc sống ngột ngạt; Một người lại cam chịu, nhẫn nại làm tròn bổn phận của người mẹ, người vợ. Một người được đồng cảm, sẻ chia, động viên, khuyến khích. Một người cô đơn một mình, đau tức trước duyên phận hẩm hiu.

+ Giống:Cùng cảm nhận được thân phận, số phận của mình một cách rõ ràng. Cùng ý thức được về bản thân và cuộc sống của mình.

Họ đều là những người phụ nữ tần tảo, nhẫn nại, cam chịu duyên phận, biết mà không thể làm gì được để thoát khỏi cuộc sống tù túng ngột ngạt, đến bế tắt ấy. Mất tự do, không được sống cho chính mình.

- Có thể phân tích từng bài thơ để thấy được hình ảnh người phụ nữ VN - nhưng phải biết chọn ý phân tích.

- Có thể phân tích song song hai bài thơ để so sánh luôn sự giống và khác nhau trong cách biểu hiện và bộc lộ tâm trạng của hai người phụ nữ ấy. Từ đó đánh giá nét cá tính đều đáng được trân trọng, đáng quí ở người phụ nữ Việt Nam: Mạnh mẽ, biết hi sinh, ý thức được về bản thân, nhận thức được về cuộc sống.

III. Nhận xét chung

* Ưu điểm.

- Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung yêu cầu đề bài.

- Phân tích được dẫn chứng để minh họa cho luận điểm của mình.

- Hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của 2 văn bản. Biết so sánh và rút ra điểm giống và khác nhau giữa thân phận hai người phụ nữ được biểu hiện trong 2 bài thơ đó.

* Nhược điểm.

- Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng.

- Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt.

- Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở phân tích cụ thể nội dung 2 bài thơ.

- Chưa làm nổi bật trong tâm yêu cầu đề.

- Chưa làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.

IV. Chữa lỗi

- Lỗi chính tả:

- Lỗi về câu:

- Lỗi diễn đạt.

( Bài làm của hs)

V.Trả bài

4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học

5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Thao tác lập luận so sánh.

****************************