Giáo án Ngữ văn 11 bài Thao tác lập luận bác bỏ mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 81. THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luân bác bỏ.

- Cách bác bỏ.

- Sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

2. Kĩ năng

- Nhận diện, chỉ ra tính hợp lí, đặc sắc của cách bác bỏ trong văn bản.

- Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến.

3. Thái độ

Yêu thích môn học, ý thức khi thamgia tranh luận bác bỏ.

II. Phương tiện

- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

III. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. Tiến trìnhdạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số: .........................

2. Kiểm tra bài cũ

Đọc thuộc bài thơ “Vội vàng” và phân tíchtình yêu cuộc sống tha thiết của tác giả?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Lập luận bác bỏ rất cần thiết trong đời sống hiện nay, khi mà trong xã hội không khỏi những nhận định sai lầm, lệch lạc thậm chí phản cả các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội…Vì vậy chúng ta phải kịp thời bác bỏ nhận định đó để bảo vệ các chân lí. Muốn bác bỏ ý kiến người khác cần phải có tri thức, biết cách bác bỏ. Để làm được điều này, ta tìm hiểu bài : thao tác lập luận bác bỏ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

Tìm hiểu mục I.sgk

GV yêu cầu hs tra từ điển TV nghĩa của từ bác bỏ,phản bác

Từ sự tra cứu đó,gv hình thành khái niệm cho hs bằng cách xét ví dụ trong sách

Vì sao ta lại dùng thao tác lập luận bác bỏ?

Thái độ của chúng ta khi bác bỏ ý kiến của một ai đó phải ntn?

Tìm hiểu mục II.sgk

Gv cho hs đọc tất cả những ví dụ trong SGK và tìm hiểu nội dung cơ bản của chúng và trả lời những câu hỏi nêu bên dưới sau khi đã thảo luận thống nhất.

Hs phải chỉ được luận điểm nào bị bác bỏ và bác bỏ bằng cách nào?

Hs thảo luận và trả lời.

GV hướng dẫn hs đọc và làm theo yêu cầu của bài.

* Nl 1:

Luận điểm bác bỏ:

Nguyễn Du là con bệnh thần kinh.

- bác bỏ bằng cách phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du và trí tưởng các thi sĩ khác.

* Nl2:

- Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái: Tiếng nước mình nghèo nàn.

- Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến không có cơ sở mà bằng so sánh hai nền văn học Việt Trung để nêu câu hỏi tu từ:

“Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người”.

* Nl3:

- Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”

- Bác bỏ: bằng cách phân tích tác hại đầu đọc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.

- Hãy nêu cách thức làm một bài văn nghị luận bác bỏ?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk.

Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu sgk Hs khác suy nghĩ làm bài, Gv sửa lại.

I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

1/Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ

-Bác bỏ:bác đi,gạt đi,không chấp nhận ý kiến.

-Phản bác:Gạt bỏ bằng lí lẽ ý kiến,quan điểm của người khác

[Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe,người đọc

2/Mục đích

Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật.

3/Yêu cầu

Chỉ ra cái sai hiển nhiên đó

Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái.

Cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận.

II.Cách bác bỏ

1/Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ

-Mở bài:Nêu rõ ý kiến sai lệch

-Thân bài:Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ

-Kết bài:Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết

2/Cách thức bác bỏ

-Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận,hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm

-Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình

3/Giọng điệu của văn nghị luận bác bỏ

-Rắn rỏi, dứt khoát

-Mang tính chiến đấu,có tính thuyết phục cao

III. Luyện tập

Bài tập 1:

*Nguyễn đình Thi đã bác bỏ một quan điểm sai lầm cho rằng thơ là những lời hay, ý đẹp

*Dùng dẫn chứng để bác bỏ với giọng văn nhẹ nhàng

*Khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn phù hợp

Bài tập 2:Hs về nhà chọn lựa một đoạn văn viết theo lối này và trả lời câu hỏi

*Bài viết bác bỏ vấn đề gì?

*Những luận cứ nào dùng để bác bỏ,mục đích của việc bác bỏ?

4. Củng cố

- Hệ thống hóa kiến thức (khái niệm, cách bác bỏ).

- Tự xây dựng một số tình huống và vận dụng kiến thức, kĩ năng để bác bỏ.

5. Dặn dò

- Soạn bài mới: Tràng giang (Huy Cận) theo hệ thống câu hỏi sgk.

******************************