Giáo án Ngữ văn 11 bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 44. LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP THAO TÁC LẬP LUẬN

PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố những kiến thức và kĩ năng về thao tác lập luận phân tích và so sánh.

- Bước đầu biết cách vận dụng kết hợp hai thao tác đó trong bài văn nghị luận

2. Kĩ năng

- Nhận diện và phân tích vai trò của sự kết hợp thao tác phân tích và thao tác so sánh.

- Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong việc tạo lập văn bản, bài văn nghị luận.

3. Thái độ

- Có ý thức rèn luyện để vận dụng tốt hai thao tác lập luận trên.

II. Phương tiện:

- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

III. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số: .................................

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

Trong một bài văn không thể sử dụng duy nhất một thao tác lập luận và một bài văn hay bao giờ cũng sử dụng thành thạo nhiều thao tác khác nhau. Vậy sử dụng nhiều thao tác trong một bài văn có tác dụng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được vấn đề này.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Hoạt độnghình thành kiến thức mới

GV cho HS ôn tập lại phần lí thuyết.

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành Luyện tập

HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi theo thảo luận nhóm.

- Nhóm 1. Bài 1

- Nhóm 2: bài 2

- Nhóm 3: bài 3

I. Ôn tập lí thuyết 

- thế nào là thao tác lập luận phân tích ?

- Cách thực hiện thao tác lập luận phân tích ?

- Thế nào là thao tác lập luận so sánh ?

- Cách thực hiện một thao tác lập luận so sánh ?

II. Hướng dẫn làm bài tập

Câu 1 (trang 120 SGK):

   + Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận:

- Phân tích: vì sao không nên tự kiêu tự đại, tác hại của nó.

- So sánh: mình và những người khác; so to bể rộng và cái chén nhỏ, đĩa cạn.

   + Hai thao tác được kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen vào nhau → giúp vấn đề nghị luận cụ thể, sáng rõ, thuyết phục, vừa thấy được bản chất, vừa thấy được tác hại.

   + Cần kết hợp linh hoạt nhiều thao tác lập luận trong đoạn/bài văn nghị luận.

Câu 2 (trang 120 SGK):

a.

   + Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến.

   + Luận điểm cần có:

- Vẻ đẹp nội dung của bài thơ.

- Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.

- Tài năng sáng tạo, tấm lòng của tác giả.

   + Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ. Luận điểm này nằm ở phần giữa thân bài.

   + Chuyển ý: Trong một tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ ca, một nội dung ý nghĩa luôn được chuyển tải bởi một hình thức nghệ thuật độc đáo. “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến cũng vậy, vẻ đẹp của bài thơ không chỉ đến từ nội dung mà còn đến từ nghệ thuật.

b.

   + Luận cứ:

- Cách gieo vần “eo” độc đáo, tạo cảm giác về không gian nhỏ hẹp, co dần lại.

- Thủ pháp lấy động tả tĩnh.

- Điểm nhìn nghệ thuật đặc sắc.

- Sử dụng từ láy.

- Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Thao tác lập luận chính: Phân tích, nhằm làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật của bài thơ.

   + So sánh sử dụng ở phần:

- Vẻ đẹp nội dung: so sánh bức tranh thiên nhiên mùa thu của Nguyễn Khuyến với bức tranh thiên nhiên mùa thu trong thơ trước và sau ông.

- Mở rộng vấn đề (so sánh thơ về mua thu của Nguyễn Khuyến với những bài thơ thu khác).

   + Phải kết hợp nhuần nhuyễn hai thao tác, thao tác phân tích là trung tâm, nhằm khẳng định vẻ đẹp của tác phẩm, thao tác so sánh là bổ trở, nhằm nhấn mạnh sự đặc biệt, sáng tạo.

c. Học sinh dựa vào gợi ý ở trên để viết đoạn văn.

Câu 3 (trang 121 SGK):

a. Vẻ đẹp nội dung của bài thơ “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến:

   + Bức tranh thiên nhiên mùa thu làng quê đậm chất trữ tình và đượm buồn.

- Sử dụng thao tác phân tích để phân tích điểm nhìn, không gian, cảnh vật, âm thanh, màu sắc của bức tranh.

- Sử dụng thao tác so sánh, so sánh bức tranh thu của Nguyễn Khuyến với bức tranh thu trong thơ Đường.

   + Tấm lòng, tâm sự của nhà thơ vì lo nghĩ cho vận nước, cho thế sự.

b. Phẩm chất hiếu học của người học sinh:

   + Giải thích khái niệm “hiếu học” (phân tích).

   + Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích).

   + Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập).

   + Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích).

c. Một số đoạn văn hay kết hợp giữa thao tác phân tích và so sánh:

   + “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh: “Hỡi đồng bào cả nước…Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

- Phân tích: Quyền bình đẳng của nhân loại, của mỗi dân tộc.

- So sánh: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp; Luận điệu xảo trá và hành động xâm lăng của bọn thực dân.

Ý nghĩa

Bài học củng cố những tri thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và so sánh, giúp học sinh biết vận dụng hai kĩ năng này trong một bài văn nghị luận.

4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học GV hướng dẫn HS bài tập ở nhà.

5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng).

*******************************