Giáo án Ngữ văn 11 bài Ôn tập Văn học mới nhất

Ngày soạn: ................................................

Ngày giảng: ..............................................

Tiết 115-116. ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Khái niệm về văn học hiện đại.

- Những tác phẩm, tác giả đã học phân theo thể loại.

- Bản chất đặc thù: tính hiện đại của tác phẩm.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại

- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích văn học theo từng cấp độ.

3. Thái độ, tư tưởng:

- Tư duy tổng hợp.

II. Phương tiện thực hiện

- GV : SGK, SGV Ngữ văn 11,Thiết kế bài học.

- HS : SGK,vở soạn, vở ghi.

III. Phương pháp

- Phương pháp đọc hiểu, kết hợp so sánh, phân tích hệ thống câu hỏi ôn tập qua hình thức trao đổi, thảo luận

- Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số: ………………………

2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra vở soạn của HS.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Bài ôn tập văn học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững và hệ thống hóa được những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn 11, học kì 2 trên hai phương diện lịch sử và thể loại; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức đó.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 115

Hoạt động 2. Hoạt động thực hành

Nội dung:

GV Đưa ra nội dung ôn tập

Phương pháp ôn tập

- GV: Đưa ra câu hỏi ôn tập cho học sinh nêu yêu cầu

Gv hướng dẫn học sinh làm bài, gọi học sinh lên làm bài.

- HS: Suy nghĩ và trả lời.

- GV: chốt kiến thức

I. Nội dung

Ôn tập phần văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8/1945

1. Thơ:

2. Văn nghị luận:

II. Phương pháp

1. Câu 1

+ Thơ mới nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến

+ Tác giả thơ mới: tri thức Tây học (thơ trung đại: Nho sĩ và quan lại)

+ Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách tuyệt đối (thơ trung đại tính phi ngã)

+ Thơ mới ảnh hưởng thi pháp văn học Phương Tây (thơ trung đại ảnh hưởng thi pháp văn học trung đại Trung Hoa)

Phân biệt sự khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại Việt Nam

Các bình diện

Thơ trung đại Việt Nam

Thơ mới Việt Nam

Nội dung cảm hứng

Thời đại chữ ta nặng tính cộng đồng, xã hội, xem nhẹ tính cá nhân

Thời đại chữ tôi, coi trọng cá nhân, tách biệt với cộng đồng, xã hội

Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống

Cảm nhận bằng con mắt già cỗi, công thức, ước lệ, khuôn sáo

Cảm nhận bằng cặp mắt trẻ trung, xanh non, yêu đời

Cảm hứng chủ đạo

Cảm hứng phò vua giúp nước, tỏ lòng, lúc sục sôi, lúc buồn rầu, bất đắc chí.

Nỗi buồn, tuyệt vọng của cái tôi - cá nhân trước hiện thực đau thương vì mất độc lập chủ quyền của nước nhà

Hình thức nghệ thuật

- Chữ Hán, chữ Nôm

- Thể thơ truyền thống: Đường luật, cổ phong, lục bát, song thất lục bát.

- Niêm luật chặt chẽ, diễn đạt ước lệ, nhiều điển tích điển cố.

- Tính qui phạm nghiêm ngặt

- Chữ quốc ngữ.

- Thể thơ kết hợp truyền thống và hiện đại

- Luật lệ đơn giản, diễn đạt phóng khoáng, tự do, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày.

- Phá bỏ tính qui phạm.

- Công việc của GV: Đưa ra bài tập 2 Những nét chính về hai bài thơ: cho học sinh suy nghĩ và nêu ra cách làm bài.

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.

Gv gọi 2học sinh lên bảng làm bài, cònlại làm vào vở.

Gv nhấn mạnh kiến thức , hs chép vào vở.

Câu 2:

Những nét chính về hai bài thơ:

+ Thời điểm ra đời: Lưu biệt khi xuất dương (1905), Hầu trời (1921). Đây là thời kì mở đầu cho quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam

+ Cả hai bài thơ: đều thể hiện phần nào cái tôi, ý thức cá nhân. Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng ở Phan Bội Châu, cái tôi tài hoa, ngông ở Tản Đà

+ Cả hai bài thơ đều nằm ở điểm giao thời, của hai thời đại thi ca , từ thi ca trung đại chuyển sang thi ca hiện đại.

BẢNG THỐNG KÊ VỀ HAI TÁC PHẨM

Hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh hai tác phẩm

Lưu biệt khi

xuất dương

Hầu Trời

- Nội dung: Lí tưởng của trang nam nhi chủ động xoay trời chuyển đất. Không phụ thuộc vào hoàn cảnh cuộc sống

- Cái tôi hào hoa, phóng túng, khẳng định tài năng văn chương

Khao khát muốn được thể hiện mình giữa cuộc đời.

- Nghệ thuật: Xây dựng hình tượng kì vĩ, hào hùng (Thơ tuyên truyền cổ động cách mạng)

- Giọng điệu tự nhiên, có nhiều sáng tạo (hư cấu chuyện hầu trời...Cái tôi ngông)

- Công việc của GV: Đưa ra bài tập 3 cho học sinh suy nghĩ và nêu ra cách làm bài.

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.

Câu 3.

* Nhận xét : con đường từ Phan Bội Châu qua Tản Đà đến Xuân Diệu đã hoàn tất một quá trình hiện đại hoá thơ ca VN nửa đầu thế kỉ XX từ phạm trù trung đại qua quá độ sang hiện đại .

Giai đoạn , biểu hiện

Đầu XX- 1920

1920-1930

1930-1945

* Thi pháp trung đại , ngôn ngữ TĐ ; Tư tưởng đổi mới chí làm trai .

“Xuất dương lưu biệt” (1905); chữ Hán thể thất ngôn bát cú Đường luật

   

* Thi pháp trung đại có những yếu tố đổi mới ; ngôn ngữ hiện đại , cái “tôi” ngông của nhà nho tài tử ,chán đời , …..

 

“Hầu trời” (1921) chữ quốc ngữ ; thể thất ngôn trường thiên , có yếu tố tự sự

 

*Thi pháp hiện đại ; ngôn ngữ hiện đại , cái “tôi” ham sống , khát khao giao cảm với đời , quan niệm mới mẻ về thiên nhiên và lẽ sống , cái “tôi” cá nhân buồn , bơ vơ về cuộc đời ngắn ngủi …

   

“Vội vàng” (1938) chữ quốc ngữ, thơ tự do , hỗn hợp giữa các thể : năm chữ , tám chữ , bảy chữ ….

- Công việc của GV: Đưa ra bài tập 4 cho học sinh suy nghĩ và nêu ra cách làm bài.

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.

Gv gọi 2học sinh lên bảng làm bài, cònlại làm vào vở.

Gv nhấn mạnh kiến thức, hs chép vào vở.

Câu 4:

Tác phẩm

Nội dung

Nghệ thuật

Vội vàng

(Xuân Diệu)

Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, con người, cuộc đời.

Quan niệm mới mẻ về nhân sinh, nỗi buồn về sự trôi chảy của thời gian, để từ đó có cách sống vội vàng.

Giọng điệu say mê. sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh.

Tràng giang (Huy Cận)

Cái tôi cô đơn trước thiên nhiên, tình yêu quê hương...

Màu sắc cổ điển. Giọng điệu gần gũi, thân thuộc

Đây thôn

Vĩ Dạ

(Hàn Mặc Tử)

Tình cảm thiết tha với đời, với người. Nỗi buồn bâng khuâng, với bao uẩn khúc trong lòng...

Giàu hình ảnh thể hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức gợi liên tưởng.

Tương tư (Nguyễn Bính)

Tâm trạng của chàng trai lúc tương tư, hồn quê hoà lẫn cảnh quê, khát vọng hạnh phúc lứa đôi giản dị...

Ngôn ngữ thơ giản dị, ngọt ngào tha thiết, phảng phất ca dao dân gian...làm sống dậy hồn xưa đất nước. Nét chân quê.

Chiều xuân (Anh Thơ)

Cảnh chiều xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Không khí, nhịp sống êm ả, tĩnh lặng.

Thủ pháp nghệ thuật gợi tả.(lấy cái động để tả cái tĩnh lặng của cảnh quê)

TIẾT 116

- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.

Câu 5:

a) Chiều tối , Lai Tân của Hồ Chí Minh.

*Nội dung tư tưởng

- Tâm hồn chiến sĩ- nghệ sĩ cách mạng : trong hoàn cảnh khó khăn , ngặt nghèo , vẵn ung dung, lạc quan, tỉnh táo, sắc sảo , cảm thông hướng về nhân dân lao động

- Phê phán sâu sắc sự thối nát , giả dối của XH và nhà cầm quyền Trung Hoa đương thời .

*Đặc sắc nghệ thuật

- Vừa cổ điển , vừa hiện đại ( thể thơ , nhan đề , thi tứ , tính cô đọng , hàm súc , gợi mở …).

- Hình tượng thơ vận động theo chiều hướng phát triển .

- Giọng thơ linh hoạt , khi trữ tình ấm áp , khi châm biếm kín đáo , nhẹ nhàng.

b) Từ ấy , Nhớ đồng của Tố Hữu

* Nội dung tư tưởng

- Cảm xúc hạnh phúc choáng ngợp khi được lí tưởng cộng sản của Đảng như mặt trời chân lí chói qua tim và xác định chỗ đứng , vị trí trong cuộc đấu tranh ,trong quan hệ với quần chúng đồng bào

- Tâm trạng buồn nhớ anh em đồng chí trongnhững ngày nhà thơ trẻ bị bắt tù đầy .

*Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơthất ngôn trường thiên , có nhiều câu điệp khúc .

- Cảm xúc thơ mới mẻ ,trẻ trung ,nồng nàn, trong sáng

- Hình ảnh thơ rực rỡ , chói lọi, lãng mạn hồn nhiên chân thật gần gũi .

Sự khác biệt giữa thơ Hồ Chí Minh và thơ Tố Hữu.

Gợi ý:

Thơ Hồ Chí Minh

Thơ Tố Hữu

Chữ hán, thể thơ Đường luật, giọng thơ bình tĩnh ung dung, làm chủ hoàn cảnh của nhà cách mạng, một bậc đại nhân, đại trí đại dũng

- Thơ thiên về cổ điển mực thước

Chữ quốc ngữ, thể thơ thất ngôn có sáng taọ, giọng thơ trẻ trung, mới mẻ nồng nàn, say đắm nỗi bồn chồn của người thanh niên cộng sản lần đầu vào nhà ngục.

- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.

Gv gọi 2học sinh lên bảng làm bài, cònlại làm vào vở.

Gv nhấn mạnh kiến thức, hs chép vào vở.

Câu 6.

Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ “Tôi yêu em” – Puskin.

Gợi ý :

Thấm đượm nỗi buồn của mối tình đơn phương, vô vọng nhưng trong sáng của một tâm hồn chân thành, nhân hậu mãnh liệt, vị tha cao thượng.

- Ngôn từ giản dị, tinh tế.Điệp ngữ “tôi yêu em”.

- Lời nguyện cầu mang nhiều ý nghĩa

Câu 8.

Hình tượng nhân vật Giăng Van – giăng : thiên sứ của tình thương

- Ngôn ngữ:nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thì thầm, hạ giọng g Tế nhị, làm yên lòng Phăng tin

- Thái độ và hành động quyết liệt đối với Gia ve khi Phăng tin qua đời

- Thái độ sẵn sàng chấp nhận tiếp tục cuộc sống tù đày để lương tâm thanh thản.

=> Với tính cách nhân hậu, dịu dàng, tế nhị, trân trọng đối với người khốn khổ và mạnh mẽ, bất khuất trước bạo quyền, hình tượng Giăng Van Giăng đại diện cho thiên sứ của tình thương, cho cái thiện, cái cao cả, sự cứu rỗi… bất diệt.

=> Trong hoàn cảnh bất công, tuyệt vọng, con người chân chínhvẫn có thể bằng ánh sáng của tình yêu thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền bạo lực... đặt niềm tin vào tương lai.

bài

BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

TÁC PHẨM

NỘI DUNG

NGHỆ THUẬT

Tôi yêu em (Pu-skin)

Tình yêu chân thành, mãnh liệt

vị tha, cao thượng

Ngôn ngữ giản dị, thể hiện tinh tế cảm xúc và lí trí của “tôi”

Người trong bao (Sê-khốp)

Phê phán lối sống ích kỉ, bạc nhược, bảo thủ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX, đặt vấn đề: phải thay đổi, lối sống, xã hội....

Nhân vật điển hình

Chi tiết nghệ thuật độc đáo: cái vỏ bao. giọng điệu chậm, mỉa mai, đượm buồn.

Người cầm quyền khôi phục uy quyền(Huy-gô)

Trong hoàn cảnh bất công, tuyệt vọng, con người chân chínhvẫn có thể bằng ánh sáng của tình yêu thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền bạo lực... đặt niềm tin vào tương lai.

Sự đối lập giữa hai nhân vật:

Gia-ve <> Giăng Van-giăng

Hình ảnh lãng mạn: nụ cười của Phăng-tin

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

(cử chỉ, ngôn ngữ, hành động)

4. Củng cố

HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuậtcủa các tác phẩm.

GV chốt lại kiến thức của bài.

5. Dặn dò

- Hoàn thiện đề cương ôn tập.

- Soạn bài theo phân phối chương trình : Tóm tắt văn bản nghị luận.

****************************