Giáo án Ngữ văn 11 bài Trả bài viết số 5 mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 84: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 – RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Vận dụng những kiến thức về bài học và các thao tác đã học: phân tích, so sánh,.. để làm bài

2. Kĩ năng

Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật.

3. Thái độ

- Có thái độ học tập nghiêm túc biết nhận ra cái sai và sữa sai để làm bài sau tốt hơn.

II. Phương tiện

- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

III. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số: ..........................................

2. Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Tiết trước các em đã được củng cố kiến thức đọc văn và thực hành kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận cụ thể bằng một bài viết số 5. thế nhưng việc vận dụng các kĩ năng ấy, kết hợp vậ dụng những kiến thức đã học của bản thân minh trong bài viết thật sự dúng hay chưa. Tiết hôm nay sẽ giúp các em nhận ra điều đó?

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 2. Hoạt động thực hành

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề và lập dàn ý đại cương theo đáp án trình bày ở bài viết số 5.

- Yêu cầu học sinh đọc lại đề bài

- Theo em đề bài này có những yêu cầu gì về nội dung, kĩ năng, tài liệu?

- Với những yêu cầu trên bài viết đảm bảo những yêu cầu nào?

- Gv chốt lại các ý trọng tâm cần đạt.

Gv nhận xét ưu khuyết điểm của học sinh.

Gv hướng dẫn sửa lỗi.

- Gv ghi những lỗi sai trên bảng.

- Yêu cầu học sinh nhận xét và sửa lỗi.

Gv trả bài viết, nhắc nhở học sinh lưu ý khác phục những lỗi sai và ra dề bài viết số 6 (về nhà làm)

A.Trả bài số 5

I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn

Đề: Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương tìm đường cứu nước trong tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương”.

1. Xác định yêu cầu đề

- Dạng đề: nghị luận văn học.

- Yêu cầu về nội dung:

Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của người chí sĩ..

- Yêu cầu về tài liệu:

Tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương”

2. Lập dàn ý

Cần đảm bảo các ý sau:

- Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng trong lẽ sống cao cả, làm trai là phải xoay trời chuyển đất, vũ trụ không được sống tầm thường (2 câu đầu)

- Vẻ đẹp hào hùng mang ý thức cái tôi đầy trách nhiệm (2 câu thực)

- Vẻ đẹp hào hùng trong quan niệm sốn vinh nhục gắn liền với sự tông vong của đất nước và ý thức khát vọng táo bạo từ bỏ lối họckhoa cử để tìm con đường mới có thể cứu nước(2 câu luân).

- Cuối cùng là vẻ đẹp hào hùng tron tư thế người ra đi tìm đường cứu nước đầy hăm hở, khí thế, nhiệt huyết với bao khát vọng mang tầm vóc vũ trụ (2 câu cuối).

II. Nhận xét ưu, khuyết điểm

1. Ưu điểm

- Đa số biết xác định đúng yêu cầu đề về nội dung, kĩ năng, tài liệu.

- Đa số hiểu đề, tập trung làm rõ vẻ đẹp hào hùng của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong bài “Xuất dương lưu biệt”

- Một số em phan tích khá sâu sắc vẻ đẹp hào hùng và lập luận chặt chẽ.

- Một số em có sự linh hoạt trong sự liên hệ thêm một số tác phẩm cùng tư tưởng, nội dung để làm rõ vấn đề cần trình bày như “Chí làm trai” quan niệm quân trung của Nguyễn Đình Chiểu trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

2. Khuyết điểm

- Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp xác định nội dung chưa chính xác nên sa vào việc phân tích hoàn toàn bài thơ mà không nhấn mạnh vẻ đẹp hào hùng…

- Một vài em sa vào diễn suông ý thơ nên lập luận thiếu chặt chẽ.

- Có bài còn hiểu sai tư tưởng của nhà thơ trong 2 câu 5,6 (nhà thơ cho rằng không cần phải học, học chẳng có tác dụng gì đối với đất nước.)

- Nhiều em diễn đạt còn lũng củng, lan man, chưa trình bày thật cô đọng, hàm súc và có nhiều trường hợp sai lỗi chính tả, ngữ pháp,…

III. Sữa lỗi

1. Viết sai chính tả

Nhiệt hiết à nhiệt huyết.

Chắc nịtà chắc nịch….

2. Ngữ pháp, diễn đạt

- Thiếu vị ngữ: Phan Bội Châu, người chiến sĩ cách mạng yêu nước.

=> Thêm vào: …..đã quyết tâm xuất dương tìm đường cứu nước.

- Hiểu sai ý thơ: với câu 6 nhà thơ cho rằng không cần phải học chẳng có tác dụng gì cho đất nước.

=> Sửa: Nhà thơ nhận ra một chân lí vô cùng mới mẻ, táo bạo việc học theo lối từ chương khoa cử chẳng giúp ích gì cho đất nước trong hoàn cảnh nước mất nhà tan.

IV. Kết quả

B. Ra đề bài số 6, học sinh làm ở nhà

BÀI VIẾT SỐ 6

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA

Vận dụng kiến thức đã học và các thao các thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết bài văn nghị luận xã hội.

Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận.

Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA

- Tự luận

- Hình thức tổ chức kiểm tra: Bài làm ở nhà

III. KHUNG MA TRẬN

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

Làm văn

- Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản.

- Nghị luận xã hội

   

Vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng tạo lập văn bảnviết bài văn nghị luận xã hội.

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

   

1

10 điểm

100%

Số câu: 1

10điểm

=100%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

   

1

10 điểm

100%

Số câu: 1

10 điểm

100%

IV.ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ KIỂM TRA

Thời gian làm bài: Bài viết ở nhà

Theo anh chị, làm thế nào để môi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp ?

V. HƯỚNG DẪN CHẤM

1.Yêu cầu kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết câu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau: Sau đây là một số gợi ý:

- Môi trường là gì?

- Vì sao cần phải bảo vệ môi trường?

- Con người và môi trường có quan hệ như thế nào?

- Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?

Liên hệ việc làm của thanh niên, họcsinh hiện nay.

Trình bày lưu loát, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.

Nội dung đánh giá

Mức độ kết quả cần đạt

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Làm văn

Tiêu chí

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn một vài sai sót về chính tả, dùng từ.

- Giới thiệu được vấn đề

- Lý giải được con người và môi trường có quan hệ như thế nào.Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?

Liên hệ việc làm của thanh niên, họcsinh hiện nay.

- Bài viết sâu sắc, sáng tạo.

Tiêu chí:

- Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Lý giải được con người và môi trường có quan hệ như thế nào.Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?

Liên hệ việc làm của thanh niên, họcsinh hiện nay.

nhưng chưa sâu sắc

Tiêu chí:

- Bố cục, lập luận chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Lý giải được con người và môi trường có quan hệ như thế nào.Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường?

nhưng chưa sâu sắc

- Diễn đạt không rõ ràng.

Tiêu chí:

- Mắc lỗi bố cục, lập luận, rất nhiều lỗi về diễn đạt.

- Chưa hiểu đề, diễn đạt không rõ ý,Phân tích vấn đề sơ sài.

Tiêu chí:

Không làm hoặc hoàn toàn lạc đề.

 

Điểm: 10 – 8,0

Điểm: 7,75 – 6,5

Điểm:6– 5

Điểm:4,75-3,75

Điểm: 3,5-0

4. Củng cố

Yêu cầu Hs lưu ý khắc phục những lỗi saiđã nêu ra.

5. Dặn dò

- Về nhà làm bài viết tuần sau nộp.

- Soạn bài : Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).

******************************