Giáo án Ngữ văn 11 bài Tóm tắt văn bản nghị luận mới nhất

Ngày soạn: ................................................

Ngày giảng: ..............................................

Tiết 117. Làm văn. TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Mục đích tóm tắt văn bản nghị luận;

- Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận;

- Cách tóm tắt văn bản nghị luận.

2. Kỹ năng:

- Tóm tắt một văn bản nghị luận (dài 1000 chữ)

- Trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể.

3. Thái độ, tư tưởng:

- Biết vận dụng những hiểu biết nói trên vào tóm tắt văn bản nghị luận .

II. Phương tiện thực hiện

- GV : SGK, SGV Ngữ văn 11, Thiết kế bài học

- HS : SGK, vở soạn, vở ghi.

III. Phương pháp

- Phương pháp đàm thoại, trao đổi thảo luận nhóm. Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.

- Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số: ……………………………

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Giờ này chúng ta cùng tìm hiểu tóm tắt văn bản nghị luận : Hiểu được mục đích, yêu cầu, cách thức tóm tắt văn bản nghị luận; Có kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

Tìm hiểu cụ thể :

- GV: cho học sinh nêu mục đích yêu cầu việc tóm tắt văn bản nghị luận

- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

- Công việc của GV: cho học sinh đọc kiến thức trong sgk và nêu cách tóm tắt văn bản nghị luận

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi trả lời.

? Trình bày các thao tác tóm tắt văn bản nghị luận ?

GV gọi HS đọc ghi nhớ (SGK).

I. Mục đích yêu cầu việc tóm tắt văn bản nghị luận

1. Khái niệm

- Là trình bày lạinội dung của văn bản đó một cách nhắn gọn theo mục đích đã định

2. Mục đích

- sử dụng làm tài liệu để biện minh cho các quan điểm , ý kiến, mà không làm tăng quá mức dung lượng văn bản

- thu thập ghi chép tư liệu cho bản thân

- luyện tập năng lực đọc- hiểu, năng lực tóm lược văn bản

3. Yêu cầu

- Phản ánh trung thành tư tưởng và các luận điểm của văn bản gốc

- Ngắn gọn, súc tích

- Diễn đạt trong sáng, chặt chẽ , mạnh lạc

II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận

1. Tìm hiểu ngữ liệu

* Văn bản “ Về luân lí xã hội ở nước ta”

1.1 Vấn đề cần nghị luận được thể hiện qua câu

“ Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”

1.2. Mục đích : Đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước

- mục đích này được thể hiện ở : mở bài, kết bài và các ý khái quát ở các đoạn trích

1.3. Các luận điểm

- Khác với Âu châu, dân VIệt Nam không có luân lí xã hội

- Nguyên nhân : do sự suy đồi từ vua đến quan, từ quan đến viên chức nhỏ đến học trò

- Muốn Việt Nam tự do, độc lập, dân Việt Nam phải có đoàn thể, cần truyền bá tư tưởng tiến bộ

1.4. Các luận cứ:

- Luận điểm 1 gồm: Luận cứ đối lập giữa Việt Nam và Âu châu

- Luận điểm 2 gồm:

+Lũ vua quan thối nát phản động tìm cách phá đoàn thể, thực hiện chính sách ngu dân

+Bọn người xấu đua nhau tìm mọi cách làm quan+Dân không có ý thức đoàn thể

2. Các thao tác tóm tắt văn bản nghị luận

2.1. Đọc, tìm hiểu nội dung, kết cấu của văn bản gốc .

- Xác định vấn đề cần nghị luận: văn bản bàn về vấn đề gì?

( Căn cứ vào vị trí mạnh của văn bản:

+ Nhan đề

+ Câu chủ đề ở phần mở bài )

- Xác định hệ thống luận điểm

+ Căn cứ vào phần mở bài

+ Xác định chủ đề ( ý khái quát của văn bản) của các đoạn văn

- Xác địnhcác luận cứ ( lưu ý câu chủ đề của đoạn , phân tích cấu tạo đoạn )

- Tìm nội dung khái quát phần kết

2.2. Viết văn bản tóm tắt

- Viết nhan đề của văn bản

- Lần lượt viết phần mở bài,thân bài, kết bài

+ Sử dụng nhiều thành phần

+ Sử dụng nhiều phương tiện liên kết

2.3. Kiểm tra và hoàn chỉnh văn bản tóm tắt

- Đọc lại văn bản tóm tắt, đối chiếu với văn bản gốc- Bổ sung sửa chữa (nếu cần)

Ghi nhớ (SGK)

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.

III. Luyện tập

Bài tập 1: ( SGK / 118 )

Gợi ý:a. Sự đa dạng mà thống nhất của In - đô - nê- xi - a

b. Xuân Diệu - nhà nghiên cứu, phê bình văn học

Bài tập 2 ( SGK /119)

a. Vấn đề cần nghị luận: Sự lãng phí nước sạch

Mục đích: Không nên lãng phí nước, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

b. Các luận điểm

- Nước là tài sản thường bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất

- Dân số tăng dẫn đến thiếu nước sạch

- ví dụ về tình trạng thiếu nước ở một số quốc gia

c. Tóm tắt

Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng lại đang bị lãng phí nhiều nhất. Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và nhân loại đang bị đối mặt với nguy cư thiếu nước sạch. Hãy có ý thức boả vệ và giữ gìn nguồn nước.

4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trọng tâm bài học : Cách tóm tắt văn bản nghị luận.

5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Ôn tập tiếng Việt.

**********************************