Giáo án Ngữ văn 11 bài Viết bài làm văn số 3 mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 34-35. VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3

( Nghị luận văn học)

I. Mục tiêu đề kiểm tra

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ kiến thức một số lớp 11 vào gần cuối HKI.

- Đề hướng vào một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn HS mới được học ở lớp 11, với mục đích kiểm tra năng lực tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinhtheo cácchuẩn sau:

Làm văn:

+ Nắm vững cách làm một bài văn NLVH; nhất là biết vận dụng hai thao tác đã học (phân tích và so sánh) để làm sáng rõ vấn đề.

+ Hiểu và phân tích được phẩm chất mộc mạc, chất phác của người nông dân Cần Giuộc

+ Phân tích được những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm, thái độ, hành động của người nông dân nghĩa sĩ khi có giặc ngoại xâm đến; thông qua đó mà làm rõ được bức tượng đài bất tử về tập thể nông dân anh hùng, đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.

II. Hình thức đề kiểm tra

Hình thức : tự luận.

Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm trong 90 phút.

III. Thiết lập ma trận

MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Thấp

Cao

Làm văn

Vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản văn học và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài văn nghị luận văn học.

(Phân tích kết hợp so sánh để làm nổi rõ vẻ đẹp hình tượng người nông dân…)

Số câu:

Số điểm:

Tỷ lệ:

1

10

100%

1

10

100%

Tổng số câu:

Tổng số điểm

Tỷ lệ:

1

10

100%

1

10

100%

IV. Biên soạn đề

ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 3- MÔN NGỮ VĂN 11- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Thời gian : 90 phút

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.

-----Hết-----

V. Hướng dẫn chấm

1.Yêu cầu kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản. Sau đây là một số gợi ý:

- Phẩm chất mộc mạc, chất phác của người nông dân Cần Giuộc.

- Những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm, thái độ của người nông dân nghĩa sĩ khi có giặc ngoại xâm đến.

- Vẻ đẹp hình tượng người nông dân áo vải trong trận đánh giáp mặt với kẻ thù (trang phục, vũ khí thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu quả cảm, sôi nổi, hào hứng, sẵn sàng hi sinh).

-Thông qua đó mà làm nổi bật được bức tượng đài bất tử về tập thể người nông dân anh hùng, đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.

Nội dung đánh giá

Mức độ kết quả cần đạt

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tiêu chí :

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn một vài sai sót về chính tả, dùng từ.

- Phân tích làm nổi bật được bức tượng đài bất tử về tập thể người nông dân anh hùng trong TP.

Tiêu chí:

- Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Phân tích làm nổi bật được bức tượng đài bất tử về tập thể người nông dân anh hùng trong tác phẩm nhưng chưa sâu.

Tiêu chí:

- Bố cục, lập luận chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Phân tíchđược bức tượng đài bất tử về tập thể người nông dân anh hùng trong TP nhưng chưa sâu, còn mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.

Tiêu chí:

- Mắc lỗi bố cục, lập luận, rất nhiều lỗi về diễn đạt.

- Chưa hiểu vấn đề, diễn đạt không rõ ý, chưa phân tíchđược bức tượng đài bất tử về tập thể người nông dân anh hùng trong TP.

Tiêu chí:

Không làm hoặc hoàn toàn lạc đề.

Điểm: 8 – 10

Điểm:6,5– 7,75

Điểm: 5 – 6,25

Điểm: 3,5 -4,75

Điểm: 0-3,25

******************************