Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị (1868) trên lĩnh vực giáo dục?
Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu "khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông", được cụ thể hóa trong chỉ dụ của Thiên hoàng ban hành năm 1890. Do đó chính phủ Nhật Bản tuyển dụng các giáo sư ngoại quốc, cùng với đó là gửi sinh viên đi du học ở mỗi nước phương tây nghành nào mà nước đó giỏi giang hơn hết. Đồng thời, nhà nước chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy. Nhìn vào thực tế hiện này, khoa học – kĩ thuật có tác động to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy là sự đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đang mở rộng hội nhập, học hỏi kinh nghiệm quản lí và thành tựu khoa học – kĩ thuật của các nước khác.
Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu “khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông” được cụ thể hóa trong
Đường lối giáo dục mới quán triệt khẩu hiệu “ khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông”, được cụ thể hóa trong chỉ dụ của Thiên hoàng ban hành năm 1890. Do đó chính phủ Nhật Bản tuyển dụng các giáo sư ngoại quốc, cùng với đó là gửi sinh viên đi du học ở mỗi nước phương tây nghành nào mà nước đó giỏi giang hơn hết.
Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa- Mạc phủ
Đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là
Về mặt xã hội, chính quyền Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyô là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh đia của họ.
Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc quý tộc hạng trung và nhỏ không cố ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyên và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham giạ hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công… dần dần tư sản hóa, đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa?
Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ đã dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa. Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước bất bình đẳng. Theo đó, Nhật Bản phải mở 2 cửa biển là Si-mô-đa và Ha-kô-đa- tê cho người Mĩ ra vào buôn bán
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm nào bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản?
Từ đầu thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ta liên tiếp.
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm gì?
Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực
Tháng 1-1868, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Tháng 12-1866, Thiên hoàng Kô- mây qua đời. Mút-xô-hi-tô lên ngôi vua, lấy hiệu là Minh Trị. Dưới áp lực của phong trào “Đảo Mạc”, ngày 3-1-1868, Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kì Mạc phủ Tô-ku-ga-oa. Ngay sau khi nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị.
Nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868?
Về kinh tế, chính phủ đã ban hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá…Tuy nhiên quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì chứ không được xóa bỏ.
Sau cuộc Duy tân Minh trị, thể chế chính trị nào đã được xác lập ở Nhật Bản?
Hiến pháp 1889 của Nhật Bản đã xác định thể chế chính trị ở Nhật Bản là chế độ quân chủ lập hiến. Thiên hoàng là nguyên thủ tối cao, có quyền hạn rất lớn. Quốc hội gồm 2 viện là thượng viện và hạ viện
Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.
Sự phát triển của phong trào công nhân ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là cơ sở cho sự thành lập tổ chức nào?
Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn - các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp
Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa sụp đổ?
Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ. Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt, trong khi chỗ dựa của chế độ Mạc phủ là tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa
Động lực chủ yếu của cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản là lực lượng chính trị nào?
Tầng lớp Samurai thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ không có ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công, …. dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến. Samurai tư sản hóa là lực lượng giữ vai trò chủ yếu trong cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX
Nhân tố nào được xem là “chìa khóa” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản từ năm 1868?
Chính phủ Minh Trị đặc biệt coi trọng lĩnh vực giáo dục, xem đó như là “chìa khóa” cho công cuộc hiện đại hóa. Chế độ giáo dục bắt buộc được thi hành. Nội dung khoa học - kĩ thuật được tăng cường trong chương trình giảng dạy, những thanh niên ưu tú được cử đi du học ở phương Tây.
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là
Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Do đó ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, bảo toàn được nền độc lập dân tộc
Quá trình tập trung sản xuất và tập trung tư bản đã dẫn tới hiện trạng gì ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX?
Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX kéo theo sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản trong công nghiệp, giao thông vận tải và ngân hàng. Từ đó nhiều công ti độc quyền đã xuất hiện, chi phối, lũng đoạn nền kinh tế- chính trị ở Nhật
Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc là:
- Quá trình tập trung sản xuất và tập trung tư bản dẫn tới sự hình thành các tổ chức độc quyền
- Sự hình thành tầng lớp tư bản tài chính
- Quá trình xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh
- Các cuộc chiến tranh để phân chia và phân chia lại lãnh thổ
Khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc, ở Nhật Bản đã xuất hiện nhiều công ty độc quyền lũng đoạn nền kinh tế- chính trị; đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược và chiến tranh đế quốc để mở rộng lãnh thổ
Vì sao đế quốc Nhật lại có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất gì?
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó chưa xóa bỏ triệt để những rào cản phong kiến (quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng; chế độ sở hữu phong kiến vẫn được duy trì) để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.