Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc
- Sự biến đổi về kinh tế: có sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại cùng với phương thức sản xuất phong kiến Pháp vẫn tiếp tục duy trì.
- Sự biến đổi về xã hội: bên cạnh hai giai cấp cũ dã có sự xuất hiện của giai cấp và tầng lớp mới:
+ Giai cấp mới: công nhân.
+ Tầng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
Dưới tác động của cuộc khai thác, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc, bên cạnh những giai cấp cũ, có những giai cấp tầng lớp mới xuất hiện, dựa vào thái độ chính trị của các giai cấp, xác định được rằng sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp địa chủ phong kiến trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam.
Những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) đã làm nảy sinh lực lượng xã hội mới. Sự biến này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX – con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), vì sao kinh tế và xã hội Việt Nam bị chuyển biến và phân hóa?
Chiến tranh đã để lại hậu quả nghiêm trọng, Ở Đông Dương, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai. Dưới tác động của cuộc khai thác, kinh tế và xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến.
Ngoài những đặc điểm chung của công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng, đó là
Ngoài những đặc điểm chung của công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng là bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, mặc dù ra đời muộn nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng dân tộc để giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Không gian phân bố của văn hóa Đông Sơn tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
Văn hóa Đông Sơn là văn hóa của vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?
Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, các công chức như nhà báo, nhà giáo…, học sinh, sinh viên.
Cư dân văn hóa Đông Sơn được gọi là
Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt. Cuộc sống của cư dân Đông Sơn thời kì này đã có phần ổn định.
Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ
Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp. Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở tên giàu có. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam
Nguyên liệu chế tác công cụ lao động chính thời Đông Sơn là
Thời văn hóa Đông Sơn, do sự phát triển của thuật luyện kim, đồ đồng dần thay thế đồ đá trở thành nguyên liệu chế tác công cụ lao động chính.
Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã dựa vào lực lượng xã hội nào để làm chỗ dựa?
Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành 2 bộ phận là đại địa chủ, trung và tiểu địa chủ với thái độ chính trị khác nhau. Trong đó, thực dân Pháp lấy lực lượng đại địa chủ để làm chỗ dựa.
Nền văn hóa nào được hình thành ở khu vực Tây Nam Bộ và là cơ sở ra đời của nhà nước Phù Nam?
Văn hóa Óc Eo được hình thành ở khu vực Tây Nam Bộ và là cơ sở ra đời của nhà nước Phù Nam sau này.
Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là
- Trước khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
- Trong khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm:
+ Giai cấp mới: công nhân.
+ Tầng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản.
Sự khác nhau về của cải chôn trong các ngôi mộ phản ánh điều gì?
Khi lương thực, của cải dư thừa, các gia đình cũng có thể thu nhập khác nhau. Khi có việc, người quản lý được chia phần thu hoạch lớn hơn => Xã hội dần có sự phân hóa giàu - nghèo biểu hiện là các nhà khảo cô phát hiện nhiều ngôi mộ không có của cải chôn theo, song lại có vài ngôi mộ được chôn theo công cụ, đồ trang sức.
Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ giai cấp
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, một bộ phận nông dân bị phá sản vì đế quốc, địa chủ phong kiến cướp mất ruộng đất, phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để xin việc làm và trở thành công nhân.
=> Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của công nhân là từ giai cấp nông dân.
Tại sao người Việt cổ lại sống tập trung trong các chiềng, chạ?
Sản xuất nông nghiệp phát triển đòi hỏi con người phải chung sức để tiến hành trị thủy. Yêu cầu đó đã dẫn đến người Việt sống tập trung ở những khu vực đồng bằng ven sông, hình thành các làng gọi là chiềng, chạ.
Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?
Khi mới ra đời mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu là vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc). Họ chưa có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình.
=> Phong trào công nhân vẫn mang tính tự phát.
Sự xuất hiện của đồ kim khí đã đưa người Việt cổ đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới đó là
Sự xuất hiện của đồ kim khí đã thúc đẩy sản xuất phát triển, của cải dư thừa => Tư hữu xuất hiện => Người Việt cổ tiến gần đến ngưỡng cửa của một thời đại mới là thời đại có giai cấp và nhà nước
Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nạn bắt lính đưa sáng chiến trường châu Âu làm cho sức sản xuất ở nông thôn ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó là tình trạng chiếm đoạt ruộng đất ngày càng tăng lên, hạn hán, thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra làm cho đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.
Nội dung nào sau đây không thuộc sự biến đổi xã hội của người Việt cổ thời Đông Sơn?
Những biến đổi xã hội của người Việt cổ thời Đông Sơn bao gồm:
- Cư dân sống định cư ở các đồng bằng ven sông, tập trung trong các làng bản gọi là chiềng chạ
- Vị trí của người đàn ông ngày càng được nâng cao trong sản xuất, quan hệ gia đình, làng bản => chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ
- Xã hội bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo với biểu hiện là sự khác nhau về của cải chôn theo những ngôi mộ táng của người Việt cổ
=> Loại trừ đáp án: D