Bài tập: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Câu 1 Trắc nghiệm

Nước tư bản đầu tiên thoát ra khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Nước tư bản đầu tiên thoát ra khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là Mĩ. Nhờ những nội dung của Chính sách mới nước Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

Câu 2 Trắc nghiệm
Cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản là cuộc khủng hoảng nào?
Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản là cuộc khủng hoảng 1929-1933.

Câu 3 Trắc nghiệm

Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Cuộc khủng hoảng kinh tế chẳng những tàn phá nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa gây ra những hậu quả về chính trị xã hội mà còn hình thành ...”

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cuộc khủng hoảng kinh tế chẳng những tàn phá nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa gây ra những hậu quả về chính trị xã hội mà còn hình thành hai khối quân sự đối lập, dẫn đến nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh quân sự.

Câu 4 Trắc nghiệm
Sự mâu thuẫn về quyền lợi các nước không thể dung hòa trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của trật tự nào?
Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sự mâu thuẫn về quyền lợi các nước không thể dung hòa trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn.

Câu 5 Trắc nghiệm

Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Do là những nước không có hoặc có rất ít thuộc địa, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình.

=> Quan hệ giữa các cường quốc có sự chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 6 Trắc nghiệm

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài nhất trong lịch sử.

+ Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.

+ Khủng hoảng kéo dài nhất: từ năm 1929 đến năm 1933.

Câu 7 Trắc nghiệm

Một trật tự thế giới mới đựơc hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn (1921-1922) đã kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oa-sinh-tơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

Câu 8 Trắc nghiệm

Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Nhằm duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc liên - một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên - được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.

Câu 9 Trắc nghiệm

Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 - 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 - 1933 chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực kinh tế.

Câu 10 Trắc nghiệm

Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã làm gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã tìm kiếm lối thoát bằng cách thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Câu 11 Trắc nghiệm

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập đó là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 làm cho quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 12 Trắc nghiệm

Mục đích chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Véc - xai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) với mục đích chủ yếu là kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.

Câu 13 Trắc nghiệm

Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Nhằm duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên - một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.

=> Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên (Hội Quốc liên) là duy trì trật tự thế giới mới

Câu 14 Trắc nghiệm

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 không mang đặc điểm nào dưới đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống người lao động khiến cho hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.

Bùng nổ đầu tiên ở nước Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa. Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ đối với nền kinh tế các nước tư bản, nó còn có tác động mạnh mẽ tới nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Câu 15 Trắc nghiệm

Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn được thiết lập đã nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận => Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mong manh.

Câu 16 Trắc nghiệm

“Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh”

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trật tự Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập nhưng ngay giữa các nước tư bản thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì thế, quan hệ giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng manh.

Câu 17 Trắc nghiệm

Chủ nghĩa phát xít được định nghĩa là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Đó là định nghĩa về chủ nghĩa phát xít.

Câu 18 Trắc nghiệm

Tại sao các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Do có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ thống trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình.

Câu 19 Trắc nghiệm

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động như thế nào đến Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước tư bản. Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Trong những năm khủng hoảng, giới cầm quyền Pháp đã trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên lưng nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Kinh tế Việt Nam vốn đã phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp nay lại càng suy sụp hơn. Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc, phong kiến, tay sai ngày càng gay gắt.

Câu 20 Trắc nghiệm

Nhận xét nào dưới đây về trật tự Vécxai-Oasinhtơn là sai?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự Véc-xai Oanh - sinh-tơn được hình thành nhưng ngay giữaa các nước tư bản thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi.

Trật tự này không giải quyết được những mâu thuân sâu sắc trong nội bộ các nước đế quốc.