Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiệm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Quân đội liên tiếp thua trận . Mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước.
Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?
Trước phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước. Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như trước nữa.
Một cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau khi Nga Hoàng bị lật đổ là
Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi Tuy nhiên lại xuất hiện tình trạng phức tạp chưa từng có diễn ra tại nước Nga. đó là tính trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lẫm thời Xô viết và Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài được.
=> Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có diễn ra ở nước Nga vì tồn tại hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập cùng tồn tại.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do năm 1917, ở nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng?
Năm 1917, Nga thực hiện 2 cuộc cách mạng vì sau cuộc CMT2, chính quyền về tay giai cấp tư sản, chính phủ tư sản lâm thời được thành lập tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh. Cùng với đó, Xô Viết đại biểu của nhân dân cũng được thành lập, gây nên tình trạng hai chính quyền song song cùng tồn tại -> ý không phải lí do là Chế độ phong kiến Nga hoàng vẫn tồn tại.
Tháng 11 - 1917 có sự kiện gì xảy ra ở Nga?
Ngày 25 - 10 (7-11) là ngày thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?
Tiếp theo thắng lợi ở Mát-xcơ-va, đầu năm 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lê-nin là gì?
Trước tình thế đấ nước có hai chính quyền song song tồn tại, tháng 4-1917, luận cương của Lê-nin đã được đọc trước Trung ương đảng Bônsêvích, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 như thế nào?
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Nga hoàng tham gia cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi… Quân đội liên tiếp thua trận đã khiến cho tình trạng khủng hoảng thêm trầm trọng.
Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?
Đầu thế kỉ XX, nước Nga vẫn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế sau phong trào cách mạng 1905 - 1907.
* Về chính trị
- Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng.
- Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng.
* Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
* Về xã hội:
- Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
- Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
=> Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa. Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.
Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
Tháng 4-1917, Lê-nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bônsêvích (sau này đã đi vào lịch sử với tên gọi là Luận cương tháng tư), chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trải qua 8 tháng đấu tranh, từ đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo để đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, Đảng Bôsêvích đã chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
=> Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là đấu tranh vũ trang.
Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Đó là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Là cách mạng tư sản vì đánh đổ chế độ quân chủ Nga hoàng và thực hiện những cải cách dân chủ, nhưng nó mang những nét khác biệt với các cuộc cách mạng tư sản trước đó: Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản chứ không phải giai cấp tư sản. Động lực chính của cách mạng là công nhân và nông dân. Chính quyền thành lập sau cách mạng không phải là nền chuyên chính của của giai cấp tư sản, mà là nền chuyên chính của 2 giai cấp cách mạng, công nhân và nông dân. Hướng phát triển của cách mạng là tiến lên chủ nghĩa xã hội chứ không chỉ dừng lại ở chủ nghĩa tư bản.
Đối tượng đấu tranh trong Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là
Đầu năm 1917, mâu thuẫn giữa nhân dân với chính phủ Nga hoàng diễn ra gay gắt => Cách mạng tháng Hai diễn ra sôi nổi đã lật đổ chế độ Nga hoàng.
=> Chính phủ Nga hoàng là đối tượng đấu tranh của Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga.
Vì sao ở Nga năm 1917, Cách mạng tháng Hai thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra cuộc Cách mạng tháng Mười?
Cách mạng tháng Hai đã đưa đến sự thành lập hai chính quyền song song tồn tại, hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại lâu dài
=> Tháng 4-1917, Lê-nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bôn-sê-vich (Luận cương tháng Tư) chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng tháng Mười).
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã phá vỡ trận tuyến tư bản chủ nghĩa, làm cho nó không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tại sao nói: “Cách mạng tháng Mười Nga còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?”
Trước cách mạng tháng Hai, có 100 dân tộc nằm dưới sự thống trị của đế quốc Nga, với cách mạng tháng Hai, đế quốc Nga bị lật đổ, chính phủ lâm thời được giai cấp tư sản thành lập, nước Nga trở thành nước Cộng hòa. Đến cách mạng tháng Mười (1917) thắng lợi, đã lật đổ hoàn toàn chính phủ lâm thời, đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga. Chính quyền Xô viết đươc thành lập. Như vậy, cách mạng tháng Mười Nga không chỉ lật đổ chế độ Nga hoàng mà còn giải phóng các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị. Chính vì thế, nó còn mang tính chất như một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
Sau cách mạng tháng Hai (1917), chế độ phong kiến được lật đổ nhưng lại xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. Tuy nhiên, hai chính quyền đại diện cho quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp khác nhau => Cần lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay giai cấp vô sản, xây dựng chế độ mới. Đây là nhiệm vụ của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga?
Cách mạng Nga năm 1917 thắng lợi trong bối cảnh khách quan thuận lợi là
Trong năm 1917, chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra, các nước đế quốc đang bận tập trung cho cuộc chiến nên chưa can thiệp vào cách mạng Nga => Đây là điều kiện khách quan thuận lợi để cách mạng tháng Hai và tháng Mười năm 1917 bùng nổ và giành thắng lợi.
Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện chính trị thế giới như thế nào?
Cách mạng tháng Mười Nga 1917 giành thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới làm cho Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Trên thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng thành công đã cổ vũ mạnh mẽ và chỉ ra con đường đúng đắn đi đến thắng lợi cuối cùng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam
Cách mạng tháng Mười Nga 1917 giành thắng lợi đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ vận mệnh đất nước và vận mệnh của mình. Lần đầu tiên, một cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo đã giành thắng lợi.
=> Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã cổ vũ mạnh mẽ và chỉ ra con đường đúng đắn đi đến thắng lợi cuối cùng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam.