Sự khác biệt về kẻ thù, tiềm lực đất nước giữa thế kỉ XIX so với các thế kỉ XI đến XIII đã có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
- Về kẻ thù:
+ Kẻ thù của Việt Nam cuối thế kỉ XIX là thực dân Pháp- một kẻ thù mạnh, mới, hơn ta hẳn một phương thức sản xuất
+ Kẻ thù của Việt Nam ở thế kỉ XI-XIII là phong kiến Trung Hoa- mặc dù là một kẻ thù mạnh nhưng cùng trình độ phát triển với ta.
- Về tiềm lực đất nước
+ Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt
+ Thế kỉ XI- XIII, chế độ phong kiến Việt Nam ở thời kì đang lên, tiềm lực kinh tế - chính trị - quân sự hùng mạnh
=> Việt Nam bị lâm vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp. Tuy nhiên mất nước không phải là điều tất yếu.
Vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam?
Lo sợ trước sự xâm lược của tư bản phương Tây, triều Nguyễn không chỉ thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” mà còn cầm đạo và giết giáo sĩ, chính sách này ngày càng khơi sâu mâu thuẫn dân tộc. Trong số các giáo sĩ này có rất nhiều giáo sĩ người Tây Ban Nha bị triều Nguyễn giam giữ và giết hại. Chính vì thế, đây là nguyên nhân quan trọng để Tây Ban Nha liên minh với Pháp tấn công Việt Nam tại Đà Nẵng (1858).
Từ thực tế lịch sử giai đoạn cuối thế kỷ XIX, nhận định Việt Nam tất yếu bị xâm lược là nhận định:
- Đáp án A lựa chọn vì cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc, thực dân phương Tây chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên nhu cầu về thị trường và thuộc địa là rất lớn. Lúc này, các nước phong kiến lạc hậu đều trở thành miếng mồi béo bở cho các nước thực dân phương Tây đang tiến lên giai đoạn ĐQCN.
- Đáp án B loại vì không phải tất cả các nước châu Á đều bị biến thành thuộc địa. Ví dụ: Nhật Bản, Thái Lan không bị biến thành thuộc địa.
- Đáp án C loại vì Nhật Bản và Thái Lan không phải chịu thân phận nước thuộc địa nên không xảy ra việc thoát khỏi thân phận thuộc địa.
- Đáp án D loại vì tất cả các nước châu Á đều bị đe dọa xâm lược từ các nước phương Tây. Tuy nhiên, Nhật Bản và Thái Lan vẫn giữ được độc lập nhờ thực hiện cải cách đất nước và có chính sách đối ngoại phù hợp.
Nhận xét đầy đủ nhất về tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX (trước khi Pháp xâm lược)?
Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng về mọi mặt.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên, …
+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” làm nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.
- Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …
Hơn nũa, thực dân Pháp đã có âm mưu xâm chiếm Việt Nam từ lâu -> Sự khủng hoảng của đất nước ta triều Nguyễn đã biến Việt Nam thành “miếng mồi ngon béo bở” trong tầm ngắm của Pháp.
Chính sách cấm đạo của triều đình Nguyễn đã gây ra hậu quả gì nghiêm trọng?
Chính sách cấm đạo của triều đình Nguyễn đã gây ra hậu quả mâu thuẫn và rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.
Nhà Nguyễn thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng nhằm mục tiêu không giao lưu với các thương nhân phương Tây để tránh sự xâm lược của thực dân phương Tây.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “…, nhu cầu tìm kiếm thuộc địa của các nước thực dân phương Tây lớn hơn bao giờ hết. Do đó, thách thức lớn nhất của Việt Nam chính là đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang và biến thành thuộc địa của của các nước thực dân phương Tây.”
Từ giữa thế kỉ XIX, nhu cầu tìm kiếm thuộc địa của các nước thực dân phương Tây lớn hơn bao giờ hết. Do đó, thách thức lớn nhất của Việt Nam chính là đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang và biến thành thuộc địa của của các nước thực dân phương Tây.
Pháp chọn Đà Nẵng là nơi đầu tiên khi tấn công vào Việt Nam.
Ngày 01-09-1858, Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.
Cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp trong quá trình xâm lược nước ta lần thứ nhất?
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Ai là người lãnh đạo quân dân dân ta trong chiến sự Đà Nẵng?
Nguyễn Tri Phương là người lãnh đạo nhân dân ta trong chiến sự ở Đà Nẵng.
Ai đã mở súng xâm lược Việt Nam?
Ngày 01/09/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng để xâm lược Việt Nam.
Cái cơ trực tiếp khiến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là bảo vệ những người theo đạo Thiên Chúa trước chính sách cấm giết của nhà Nguyễn.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam theo chế độ phong kiến.
Nhận định nào sau đây không phải là lý do để Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi đánh chiếm Việt Nam.
Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công vì những lí do sau:
- Vì Đà Nẵng có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra, vào dễ dàng, mặt khác, Đà Nẵng lại nằm trên đường Thiên lí Bắc- Nam có thể sang Lào, nếu chiếm được Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp thực hiện kế hoạch ''đánh nhanh, thắng nhanh'' trong cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
- Đà Nẵng là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế khoảng 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực cho quân Pháp có thể thực hiện được ý đồ đánh chiếm và thu phục triều Nguyễn.
- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo thiên chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn.... hoạt động từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.
Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp được bắt đầu từ khi nào và đánh dấu cắm mốc bằng sự kiện nào?
Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII được cắm mốc với việc kí kết hiệp ước Vecxai năm 1787, sau đó ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX.
Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là
Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là môt quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngoài là do?
Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn đã khiến cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?
Tại mặt trận Đà Nẵng, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, quân dân ta đã tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn