Bài tập: Liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858)

Câu 21 Trắc nghiệm

Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến bước đường xâm lược của thực dân Pháp?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

Câu 22 Trắc nghiệm

Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Câu 23 Trắc nghiệm

Đâu không phải nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. Hơn nữa Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, phù hợp với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu đã dọn đường cho cuộc chiến tranh của quân Pháp…=> Pháp quyết định chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam

Câu 24 Trắc nghiệm

Bản chất của chính sách “bế quan tỏa cảng” do nhà Nguyễn thực hiện là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Bế quan tỏa cảng” tức là đóng cửa với nước ngoài, hạn chế những hoạt động mua bán với các quốc gia khác mà chủ yếu là ám chỉ các nước phương Tây. Lí do quan trọng nhất nhà Nguyễn thực hiện chính sách này là do lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây.

Câu 25 Trắc nghiệm

Vì sao trong cuộc chạy đua với các nước tư bản phương Tây, tư bản Pháp lại có thể “bám sâu” được vào Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Tư bản Pháp không phải là người đầu tiên đến Việt Nam nhưng lại là người “bám trụ” đến cuối cùng ở Việt Nam thông qua vai trò của Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. Các giáo sĩ đội lốt gián điệp đã tích cực hoạt động, gây dụng cơ sở ở cả trong Nam ngoài Bắc và trở thành người đi tiên phong vạch đường cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Câu 26 Trắc nghiệm

Vì sao có thể khẳng định: thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước đã dần cạn kiệt. Trong khi đó Việt Nam là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ => Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây trong đó có Pháp. Đặc biệt từ khi thất thế ở Canada và Ấn Độ, Pháp càng muốn có một thuộc địa ở Viễn Đông mà trước hết là Việt Nam

=> Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử

Câu 27 Trắc nghiệm

Sự khác biệt về kẻ thù, tiềm lực đất nước của Việt Nam cuối thế kỉ XIX so với các thế kỉ XI đến XIII đã có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

-Về kẻ thù:

+ Kẻ thù của Việt Nam cuối thế kỉ XIX là thực dân Pháp- một kẻ thù mạnh, mới, hơn ta hẳn một phương thức sản xuất

+ Kẻ thù của Việt Nam ở thế kỉ XI-XIII là phong kiến Trung Hoa- mặc dù là một kẻ thù mạnh nhưng cùng trình độ phát triển với ta

- Về tiềm lực đất nước

+ Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt

+ Thế kỉ XI- XIII, chế độ phong kiến Việt Nam ở thời kì đang lên, tiềm lực kinh tế- chính trị- quân sự hùng mạnh

=> Việt Nam bị lâm vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp. Tuy nhiên mất nước không phải là điều tất yếu

Câu 28 Trắc nghiệm

Thách thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Từ giữa thế kỉ XIX, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm thị trường và thuộc địa, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa. Châu Á là một khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố “hấp dẫn” cả về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân công rẻ mạt. Chính vì thế, khu vực này là một trong những đối tượng hàng đầu trong quá trình xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây.

=> Thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Câu 29 Trắc nghiệm

Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây ra mâu thuẫn và rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Chính sách đối ngoại sai lầm “cấm đạo”, đuổi các giáo sĩ phương Tây đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.

Câu 30 Trắc nghiệm

Nông nghiệp nước ta giữa thế kỉ XIX như thế nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền nông nghiệp của Việt Nam sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức quy mô nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ.

Câu 31 Trắc nghiệm

Đặc điểm cơ bản của nông nghiệp Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Trước khi thực dân Pháp xâm lược, tình trạng chiêm tinh ruộng đất ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, mặc dù nhà nước có tổ chức những cuộc khẩn hoang khá quy mô nhưng ruộng đất cuối cùng cũng rơi vào tay địa chủ, cường hào.

- Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng đã chiếm ruộng đất của nhân dân để lập đồn điền trồng cao su, cũng cấp nguyên liệu cho sự phát triển của công nghiệp Pháp.

Câu 32 Trắc nghiệm

Năm 1857, Napôlêông III lập ra Hội đồng Nam Kì, tiếp đó cho sứ thần tới Huế đòi “tự do buôn bán và truyền đạo”, tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương. Những hành động đó chứng tỏ điều gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp đang phát triển mạnh mẽ nên khao khát thị trường và thuộc địa, trong khi đó Việt Nam là một quốc gia đáp ứng được những nhu cầu này đang trong thời kì khủng hoảng, suy yếu trầm trọng của chế độ phong kiến. Biện pháp của Pháp để chuẩn bị xâm lược Việt Nam là đưa các giáo sĩ vào Việt Nam đội lốt là truyền đạo nhưng thực chất là để tìm hiểu về Việt Nam trên tất cả các khía cạnh, vẽ bản đồ cụ thể. Hơn nữa, việc tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương cũng chứng tỏ Pháp đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược Việt Nam.

Câu 33 Trắc nghiệm

Nhận xét nào là đúng về tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay thuyền chiến. Tuy nhiên, số lượng vũ khí hiện đại đó không nhiều. Thời vua Minh Mạng mới chạy được chiếc tàu thủy đầu tiên và các triều vua sau đó, triều Nguyễn ngày càng suy yếu nên trang bị kĩ thuật cho quân đội cũng không hiện đại thêm. Dựa trên những tư liệu đã có, đặc biệt là những bức tranh mô tả binh lính triều Nguyễn, có thể thấy quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn chủ yếu sử dụng giáo mác, đó là những vũ khí lạc hậu, thậm chí theo kiểu trung cổ.