Cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ thất bại vì
Cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ thất bại vì chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại.
Ở Ấn Độ, giai cấp tư sản đã lớn mạnh và lãnh đạo nhân dân theo phương pháp đấu tranh ôn hòa.
Khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ” được tiến hành trong thời gian 1885-1905.
Đạo luật chia cắt xứ Ben-gan của thực dân Anh được ban hành năm 1905.
Xvadesi-Xvaratj nghĩa là đất của mình, khẩu hiệu trong phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ Ben-gan.
Đạo luật chia xứ Ben gan là của thực dân Anh dựa trên tôn giáo.
Đạo luật Ben-gan là đạo luật phân chia trên cơ sở hai tôn giáo Hồi giáo và Hin đu giáo
Sự thức tỉnh của thực dân Ấn Độ được thể hiện tại cao trào đấu tranh trong giai đoạn nào?
Sự thức tỉnh của thực dân Ấn Độ được thể hiện tại cao trào đấu tranh trong giai đoạn 1905-1908 trong xu thế chung phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đầu thế kỉ XX.
Đỉnh cao nhất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là phong trào của công nhân Bom bay năm 1908. Cuộc đấu tranh này buộc thực dân Anh phải thu hồi Đạo luật chia cắt Ben-gan.
Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa
Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến. Lợi dụng cơ hội này, các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.
Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ?
Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp tranh nhau xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của
Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
Việc làm nào của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ cho thấy vai trò quan trọng của họ trong đời sống xã hội từ giữa thế kỉ XIX?
Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Họ mở nhiều xí nghiệp dệt ở các thành phố lớn hoặc làm đại lí cho các hãng buôn của Anh.
Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với chính phủ thực dân Anh?
Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.Giai cấp tư sản Ấn Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội.
Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì
Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu).
Tháng 7 - 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?
Tháng 7-1905, chính quyền Anh thi hành chính sách “chia để trị” - ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.
Cuộc khởi nghĩa Bombay đã buộc thực dân Anh phải
Hàng vạn công nhân Bom - bay tiến hành tổng bãi công 6 ngày (để phản đối bản án 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến luỹ, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Các thành phố khác cũng hưởng ứng. => Cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
Cuộc đấu tranh nào đã buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengan?
Cuộc tổng bãi công của hàng vạn công nhân Bombay (tháng 6 - 1908), đã buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengan.
Phong trào dân tộc ở Ấn Độ phải tạm ngừng vì
Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Tuy nhiên, do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại đã làm cho phong trào tạm ngừng.
Âm mưu của thực dân Anh trong việc thực hiện chính sách “chia để trị” là
Về chính sách cai trị, chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách “chia để trị”, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.