Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào Cần vương (1885 - 1896) ở Việt Nam?
Phong trào Cần vương (1885 - 1896) ở Việt Nam là phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến, với quy mô rộng lớn từ Bắc Kì đến Tung Kì, vùng trung du và miền núi, là phong trào có sự tham gia đông đảo của các giai cấp, tầng lớp dưới sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu yêu nước, ở giai đoạn đầu còn có sự lãnh đạo của vua quan phong kiến (Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết)
Nội dung chiếu Cần vương đã
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. Nội dung 2 tờ chiếu Cần vương tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, xác định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến, nhằm mục đích “diệt trừ giặc Pháp và bọn phản quốc”, đồng thời còn kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến phò vua, cứu nước.
=> Chiếu Cần vương ban ra đã đánh dấu một mốc mới trong lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX.
Chiếu Cần vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì
Chiếu Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì:
- Đó là chiếu chỉ của nhà vua yêu nước, ông đã đứng về phía của người dân và phái chủ chiến chống thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc trong khi triều đình đang đứng về phía Pháp, làm tay sai cho chúng.
- Chiếu Cần vương đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng đấu tranh giành tự do của đại đa số nhân dân.
- Nhân dân có lòng nồng nàn yêu nước, oán giận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược và lòng căm thù thực dân Pháp xâm lược.
Đặc điểm của phong trào Cần vương là:
Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến do mục tiêu của phong trào là đánh đổ thực dân Pháp, thiết lập lại ngôi vua và chế độ phong kiến. Sự thất bại của phong trào Cần vương cũng đánh dấu sự thất bại của khuynh hướng phong kiến.
Một trong những phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
Một trong những phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là phong trào Cần vương.
Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo
Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. Điều này thể hiện ngay trong tên gọi là “Cần vương” => phong trào giúp vua chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng tính chất của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam?
- Đáp án B phản ánh đúng tính chất của phong trào Cần vương vì:
+ Nhiệm vụ: chống Pháp, giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền, tôi giỏi.
+ Khuynh hướng: phong kiến.
=> Mang tính yêu nước nhưng không mang tính cách mạng.
Tính chất của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp xâm lược trong những năm cuối thế kỉ XIX là
Tính chất của phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.
- Phong trào yêu nước: đấu tranh chống Pháp để giành độc lập cho dân tộc, khi không còn sự lãnh đạo của triều đình phong trào vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
- Phong trào theo khuynh hướng phong kiến: chiếu Cần vương đưa ra kêu gọi nhân dân đứng lên vì vua mà kháng chiến, sau khi đánh đuổi giặc Pháp sẽ khôi phục lại chế độ phong kiến.
Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì có lãnh đạo tài giỏi, đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.
Chiếu Cần Vương được ban hành ngày 13/07/1885.
Ngày 13/07/1885 xảy ra sự kiện gì?
Chiếu Cần Vương được ban hành ngày 13/07/1885.
Chiếu Cần Vương được ban hành ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi để ban hành chiếu Cần Vương.
“Cần Vương” có nghĩa là
Cần Vương” có nghĩa là giúp vua cứu nước.
Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào Cần Vương?
Xem lại kiến thức Phong trào Cần Vương.
Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế cuối thế kỉ XIX là
Mặc dù triều đình Huế đã đầu hàng nhưng phe chủ chiến trong triều đình đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hy vọng khôi phục chủ quyền khi có thời cơ đến.
Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Sau khi biết được âm mưu muốn tiêu diệt phe chủ chiến của thực dân Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến bất ngờ mở cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888, phong trào Cần Vương đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?
Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858- 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương
Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?
Phong trào Cần vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.