Haiti là quốc gia duy nhất ở khu vực Mĩ Latinh giữ được độc lập.
Âm mưu tinh vi nhất của người Mĩ đối với các nước Mĩ La-tinh đó là hất cẳng Tây Ban Nha ra khỏi châu Mĩ, thành lập Liên minh châu Mĩ do Oa-sinh-tơn đứng đầu.
Chính sách ngoại giao của nước nào ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Á, Phi và Mỹ La-tinh?
Chính sách ngoại giao của các nước tư bản Âu Mĩ ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Á, Phi và Mỹ La-tinh.
Năm 1823, Học thuyết Mơn-rô ra đời “châu Mĩ của người châu Mĩ” nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của các nước châu Âu đến khu vực này.
Cái tên Mĩ Latinh có nguồn gốc từ đâu?
Khu vực Mĩ Latinh chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ Latinh.
Nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh được thành lập năm 1804 là
Năm 1804, cuộc đấu tranh của nhân dân Ha-i-ti giành được thắng lợi. Ha-i-ti trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh.
Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh vào đầu thế kỉ XIX là?
Từ cuối thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chủ nghĩa thực dân thiết lập ở đây chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc. Vì vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh diễn ra quyết liệt.
Học thuyết của Mĩ về châu Mĩ Latinh có tên gọi là
Năm 1823, vì muốn độc chiếm khu vực Mĩ Latinh giàu có, Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn-rô: “châu Mĩ của người châu Mĩ”.
Mục đích của Mĩ trong việc đề xướng học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” ở thế kỉ XIX là
Năm 1823, vì muốn độc chiếm khu vực Mĩ Latinh và biến nơi này trở thành “sân sau” của mình. Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn-rô: “châu Mĩ của người châu Mĩ”.
Theo Mĩ, đây là tư tưởng thống nhất quyền lợi và đoàn kết giữa các nước châu Mĩ, dựa trên quan điểm cho rằng những nước này giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa.Nước Mĩ lợi dụng tư tưởng này để che giấu những chính sách bành trướng thế lực của mình ở khu vực Mĩ La-tinh. Mĩ tuyên truyền học thuyết này cũng nhằm chống lại cuộc đấu tranh của các dân tộc khu vực Mĩ La-tinh giành độc lập dân tộc và tự do phát triển kinh tế, chính trị theo xu hướng tiến bộ (vì đã giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa thì không nên đấu tranh, chống lại nhau). Học thuyết này phục vụ cho lợi ích của Mĩ, không phải để đoàn kết các nước châu Mĩ cùng phát triển.
Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX là biểu hiện của
- Những chính sách Mĩ thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX là:
+ Mĩ âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
+ Để thực hiện được âm mưu của mình, Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mĩ )dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.
+ Năm 1898 Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khởi châu Mĩ.
+ Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này.
=> Từ những chính sách trên, Mĩ Latinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- Vậy, chủ nghĩa thực dân kiểu mới là gì?
+ Về bản chất, so với chủ nghĩa thự dân cũ thì chủ nghĩa thực dân mới không có gì khác nhau. Cả hai đều nhằm mục đích duy trì ách áp bức, bóc lột các nước chậm phát triển. Tuy nhiên về mục tiêu mang tính chiến lược và hình thức biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới có những điểm dị biệt.
+ Về mục tiêu chiến lược, chủ nghĩa thực dân mới đưa ra hai điểm chủ yếu:
Duy trì sự bóc lột ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, chậm phát triển (về tài nguyên thiên nhiên, nhân công rẻ mạt), biến các nước này thành nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hóa cho các công ty tư bản và tiếp theo là các nước này hòa nhập vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Ngăn chặn các nước mới giải phóng tiến vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
=> Hai mục tiêu chiến lược này thể hiện hai mặt chính trị và kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và có liên quan mật thiết với nhau, đạt được mục tiêu này tất yếu phải đạt được mục tiêu còn lại.
Như vậy, những chính sách mà Mĩ thực hiện ở Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới.
Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh có gì khác so với châu Phi?
Sự phát triển của mâu thuẫn dân tộc đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều quốc gia ở khu vực Mĩ Latinh đã lật đổ nền thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành lại nền độc lập dân tộc.Còn ở khu vực châu Á và châu Phi, các phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực Mĩ Latinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX.
Khu vực Mĩ Latinh bao gồm những vùng nào của châu Mĩ?
Khu vực Mĩ Latinh bao gồm Trung Mĩ, Nam Mĩ một phần Bắc Mĩ (Mêhicô) và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê
Những nước thực dân phương Tây nào đã thống trị các nước Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII?
Từ thế kỉ XVI- XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mĩ Latinh là
Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chủ nghĩa thực dân thiết lập ở đây chế độ thống trị rất phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Mĩ Latinh với thực dân phương Tây phát triển gay gắt đã thúc đẩy phong trào giải phóng ở đây diễn ra quyết liệt
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại gì với các nước Mĩ Latinh?
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã áp dụng chính sách ngoại giao “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la”. “Cái gậy lớn” là một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. “'Cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt. Kiểu chính sách này phải luôn hội tụ đủ ba yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt. Còn bản chất của “Ngoại giao bằng đồng đô la” là thông qua viện trợ kinh tế, tiền tệ và đầu tư để bành trướng ra bên ngoài, lôi kéo các nước vào quỹ đạo của mình.
Ý nào sau đây không phản ánh đúng tham vọng của Mĩ trong việc thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” năm 1889?
“Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (gọi tắt là Liên Mĩ) được thành lập năm 1889, do các nhà chính trị, tư tưởng, xã hội Mĩ tuyên truyền rộng rãi. Theo họ, đây là tư tưởng thống nhất quyền lợi và đoàn kết giữa các nước châu Mĩ, dựa trên quan điểm cho rằng những nước này giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa. Nước Mĩ lợi dụng tư tưởng này để che giấu những chính sách bành trướng thế lực của mình ở khu vực Mĩ La-tinh. Mĩ tuyên truyền học thuyết này cũng nhằm chống lại cuộc đấu tranh của các dân tộc khu vực Mĩ La-tinh giành độc lập dân tộc và tự do phát triển kinh tế, chính trị theo xu hướng tiến bộ (vì đã giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa thì không nên đấu tranh, chống lại nhau). Học thuyết này phục vụ cho lợi ích của Mĩ, không phải để đoàn kết các nước châu Mĩ cùng phát triển.
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế - quân sự.
Tại sao lại gọi là khu vực Mĩ Latinh?
Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết khu vực Trung và Nam Mĩ đều là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Do thời gian thống trị dài nên hầu hết dân cư ở đây đều nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha- ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Latinh. Vì vậy khu vực này được gọi là Mĩ Latinh.
Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực Mĩ la tinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX là gì?
Sự phát triển của mâu thuẫn dân tộc đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều quốc gia ở khu vực đã lật đổ nền thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành lại nền độc lập dân tộc. Còn ở khu vực châu Á và châu Phi, các phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực Mĩ la tinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX
Mĩ đưa ra và thực hiện học thuyết Mơn - rô (1823) nhằm mục đích gì?
Học thuyết Mơn-rô với khẩu hiệu “châu Mĩ của người châu Mĩ” được đề ra trong bối cảnh Liên minh thần thánh gồm Nga, Áo, Phổ tuyên bố ý định muốn khôi phục các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha ở châu Mĩ. Do đó học thuyết Mơn-rô thực chất là một biện pháp để ngăn chặn ảnh hưởng của các nước châu Âu vào khu vực, biến Mỹ thành “người bảo trợ” duy nhất cho an ninh và sự ổn định của khu vực Tây bán cầu