Chính sách đối ngoại nào của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?
Trong bối cảnh từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần từ giai đoạn tự do cạnh tranh lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công tăng cao trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó biện pháp hàng đầu trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản Âu - Mĩ là đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh là những vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường rộng lớn, nhân công giá rẻ đã nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược và hầu hết đều bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản Âu – Mĩ
Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặt là
Sau khi giành độc lập, nhiều nước Mĩ Latinh đã có những tiến bộ về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nhân dân khu vực Mĩ Latinh còn phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành trường của Mĩ.
Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” của Mĩ thực chất là
- Chính sách “Ngoại giao bằng đồng đô la”: Chính sách của Mĩ trong quan hệ đối ngoại, nhằm thông qua viện trợ kinh tế, tiền tệ và đầu tư để bành trướng ra bên ngoài, lôi kéo các nước vào quỹ đạo của mình.
Thuật ngữ “Ngoại giao bằng đồng đô la” được bắt đầu sử dụng dưới thời Tổng thống Mĩ William Howard Taft, (1909-1913) trong việc tăng cường ảnh hưởng của Mĩ sang các nước Mĩ La-tinh và được các tổng thống kế nhiệm thực hiện.
- Chính sách “Cái gậy lớn” (còn được gọi là “Cái gậy lớn và củ cà rốt”): Chính sách đối ngoại của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ dựa trên thế mạnh để bắt nạt các nước nhỏ, song lại tỏ ra “nhân đạo”, như hỗ trợ kinh tế, viện trợ đô la, giúp đỡ để mà ràng buộc chặt chẽ hơn. Đây là trò lừa bịp, che đậy dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, bị nhân dân thế giới lên án. Từ cuối thế kỉ XIX, để gạt bỏ bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu khỏi khu vực Mĩ Latinh và thực hiện chủ trương “Châu Mĩ của người châu Mĩ”, các đời tổng thống Mĩ đã đưa ra nhiều chính sách, trong đó có chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la”.
=> Thực chất của chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” là dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ.
Âm mưu tinh vi nhất của Mĩ nhằm biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình thể hiện trong
Âm mưu tinh vi nhất của Mĩ nhằm biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có này được thể hiện trong học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
Để thực hiện âm mưu trên, Mĩ đã có những hành động:
- Thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mĩ) dưới sự chỉ huy của Oasinhtơn.
- Năm 1898, Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha khỏi châu Mĩ.
- Đầu thế kỉ XX, Mĩ dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này.
Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh trong quá trình đấu tranh chống lại quá trình xâm lược của đế quốc, thực dân thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có những nước nào vẫn giữ được độc lập?
- Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á do thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo và cải cách đất nước nền thoát khỏi ách thống trị của phương Tây.
- Nhật Bản do thực hiện cuộc Duy tân Minh Tri và (1868) và trở thành nước đế quốc mạnh ở châu Á.
- Libêria và Êtiôpia là hai nước ở châu Phi mặc dù bị tổn thất nặng nề nhưng vẫn giữ được nền độc lập.
- Haiti là quốc gia tiêu biểu ở Mĩ Latinh mở đầu cho sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập của hàng loạt các nước Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XIX.