Năm 1862, triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.
Năm 1862, triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất
Câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trung Trực đó là: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây.”
Nguyễn Văn Lịch là tên thật của ai?
Nguyễn Văn Lịch là tên gọi của Nguyễn Trung Trực, với câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây."
Năm 1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định.
Năm 1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định.
Sự kiện nào đánh dấu bước đầu thất bại của thực dân Pháp trong kế hoach “đánh nhanh thắng nhanh” trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858-1884)?
Sự kiện nào đánh dấu bước đầu thất bại của thực dân Pháp trong kế hoach “đánh nhanh thắng nhanh” trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858-1884) là Bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
Sự kiện nào đánh dấu việc triều Nguyễn để mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay Pháp?
Sự kiện đánh dấu việc triều Nguyễn để mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay Pháp là Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 đã chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình Việt Nam của chúng.
Điểm mới trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam kì sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là gì?
Điểm mới trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam kì sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là Phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai.
Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang
Sau khi thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, “chinh phục từng gói nhỏ”.
Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1860) thì trong triều đình Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì?
Pháp bị sa lầy ở cả hai nơi (Đà Nẵng và Gia Định), rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán
Ngay sau khi giải quyết xong vấn đề Trung Quốc (1860), thực dân Pháp đã có hành động gì?
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến ở Trung Quốc với Điều ước Bắc Kinh (25-10-1860), Pháp liền đưa quân về Gia Định, tiếp tục mở rộng việc đánh chiếm Việt Nam.
Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những khu vực nào?
Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp.
Đâu không phải lý do thực dân Pháp tấn công Gia Định vào năm 1859?
Sở dĩ thực dân Pháp lại chọn đánh vào Gia Định thay cho đánh ra Bắc Kì đầu năm 1859 là do
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
- “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
Tại sao sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?
Mặc dù đã chiếm được thành Gia Định nhưng thực dân Pháp lại phải đối mặt với những khó khăn mới. Các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt. Hoảng sợ, quân Pháp đã phải quyết định phá hủy thành Gia Định và rút xuống các tàu chiến
Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
Với hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp. Điều này đã tạo ra cho quân Pháp một chỗ đứng vững chắc để có thể mở rộng quá trình chinh phục từng gói nhỏ Việt Nam
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
Nguyên nhân chủ yếu khiến Triều đình Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là do sai lầm trong nhận thức về kẻ thù. Triều đình Nguyễn đứng đầu là vua Tự Đức ban đầu chỉ nghĩ rằng người Pháp đến Việt Nam chỉ để đòi những quyền lợi buôn bán nên chấp nhận đàm phán nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, chứ không nhận thức được dã tâm xâm lược của chúng
Sai lầm lớn nhất của triều đình Nguyễn ở mặt trận Gia Định (1860) là gì?
Từ năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy ở chiến trường Italia và Trung Quốc nên không thể tiếp viện cho chiến trường Việt Nam. Số quân Pháp ở Đà Nẵng và một phần lực lượng ở Gia Định cũng bị đưa sang Trung Quốc tham chiến. Tại Gia Định, Pháp chỉ còn khoảng 1000 quân rải trên một chiến tuyến dài 10 km. Đây là cơ hội thuận lợi để triều đình Nguyễn tổ chức phản công nhưng đã bị bỏ lỡ. Nguyễn Tri Phương vẫn cho án binh bất động và tập trung mọi nỗ lực để xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng ngự
Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, làm nghề chài lưới. Năm 1861, ông đã phối hợp với Trương Định chỉ huy đánh thắng một trận lớn trên sông Nhật Tảo (Bến Lức), đốt cháy tàu Espérance (Hy Vọng) của giặc Pháp, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Từ năm 1867, Nguyễn Trung Trực về Hà Tiên lập căn cứ riêng ở Hòn Chông. Chiến thắng oanh liệt tiếp theo của ông là trận tập kích vào Rạch Giá năm 1868, giết tên Tỉnh trưởng và hầu hết quân Pháp trong trại. Đây là một trong những trận đánh làm rung chuyển Soái phủ Nam Kỳ. Cũng trong năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp vây bắt tại Phú Quốc. Ông nhận án tử hình ở Rạch Giá tháng 10-1868.Trước khi hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã để lại một lời nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây”.
Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là
Trong nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn đã nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp. Không một sự mất mát nào của một đất nước lại đau đớn như mất đất, mất chủ quyền dân tộc. Có thể nói, đây là thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp.