Bài tập: Thực dân Pháp tấn công của biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884

Câu 1 Trắc nghiệm

Hậu quả nghiêm trọng nhất khi nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Hậu quả nghiêm trọng nhất khi nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là Việt Nam có nguy cơ bị xâm lược.

Câu 2 Trắc nghiệm

Đâu là nhân tố quan trọng bậc nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh xét từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn là vai trò của giai cấp lãnh đạo. Nếu như thời Lý - Trần giai cấp lãnh đạo đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn để chuẩn bị về nhân lực, vật lực, tập hợp tổ chức lực lượng kháng chiến, thì nhà Nguyễn lại không làm được điều này. Sự khác biệt đó đã dẫn đến sự khác biệt về kết quả giữa các cuộc kháng chiến.

=> Như vậy, vai trò của giai cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định sự thành bại của một cuộc chiến tranh.

Câu 3 Trắc nghiệm

Thái độ của triều đình Huế trong quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta trong những năm 1858 - 1884?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, ban đầu triều đình Nguyễn có tổ chức kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, từ năm 1960, tư tưởng chủ hòa đã lan ra trong nội bộ triều đình làm lòng người li tán. Chính vì thế, từ năm 1862 triều Nguyễn bắt đầu đi vào quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp thông qua kí với Pháp các hiệp ươc đầu hàng: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884).

Câu 4 Trắc nghiệm

Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà Nguyễn sau khi kí kết các Hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Các Hiệp ước triều đình Huế kí với thực dân Pháp minh chứng cho quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp của triều đình. Bởi thực tế, cuộc kháng chiến của nhân dân đã mang lại nhiều cơ hội để gìn giữ độc lập của đất nước, tiêu biểu là khi Pháp bị sa lầy ở Gia Định (1860), chiến thắng Cầu Giấy lần 1 và lần 2 nhưng triều đình lại không chớp lấy cơ hội -> Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu nhưng việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp không phải là tất yếu -> triều đình bảo thủ, bạc nhược và thiếu đường lối kháng chiến,… nên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để mất nước Việt Nam vào tay Pháp.

Câu 5 Trắc nghiệm

Việc triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn đã

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Mất nước không phải là tất yếu: nhân dân ta vẫn đấu tranh và gây cho Pháp nhiều thiệt hại, tạo ta nhiều khó khăn cho chúng và có lúc Pháp phải chủ động yêu cầu thương lượng.

Triều đình Huế biến thành tất yếu: lần lượt kí kết các Hiệp ước bất lợi cho ta, dâng 3 tỉnh Đông Nam Kì – 3 tỉnh Tây Nam Kì rồi Bắc Kì cho Pháp. Hiệp ước Patơnốt (1884) đã chứng tỏ sự đầu hàng toàn bộ của triều đình Huế mặc dù phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn diễn ra.

Câu 6 Trắc nghiệm

Từ bản Hiệp ước nào, Việt Nam chính thức từ một nước độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Từ sau bản Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Việt Nam chính thức từ một nước độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 7 Trắc nghiệm

Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1884) của nhân dân Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1884) của nhân dân Việt Nam có đặc điểm nổi bật là đi từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.

- Đáp án A loại vì cuộc kháng chiến chống Pháp (1858 - 1884) chưa bao giờ hình thành được một mặt trận thống nhất.

- Đáp án B loại vì hướng xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam là từ Nam ra Bắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng phát triển theo hướng đó.

- Đáp án C loại vì không có sự xuất hiện của mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân Việt Nam (1858 – 1884) (ngoại trừ việc đàm phán giữa triều đình và thực dân Pháp).

Câu 8 Trắc nghiệm

Thực dân Pháp đã quyết định mở cuộc tấn công vào kinh đô Huế khi nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tháng 8-1883, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công vào kinh đô Huế khi vua Tự Đức qua đời.

Câu 9 Trắc nghiệm

Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, triều đình  nhà Nguyễn có động thái như thế nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn từ chỗ cùng nhân dân chống Pháp đã từng bước quay lưng lại với cuộc kháng chiến của nhân dân và từng bước đầu hàng thực dân Pháp (từ Hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất cho đến Hác măng và Patơnốt) => Từ phản ứng quyết liệt chuyển dần sang đầu hàng.

Câu 10 Trắc nghiệm
Khi vua Tự Đức qua đời, thực dân Pháp tấn công vào đâu?
Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tháng 8-1883, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công vào kinh đô Huế khi vua Tự Đức qua đời.

Câu 11 Trắc nghiệm

Ý nào sau đây không phải đặc điểm của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Đặc điểm của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 bao gồm:

- Phong trào diễn ra liên tục trên nhiều địa bàn.

- Chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.

- Diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, thiếu sự thống nhất, thiếu tổ chức lãnh đạo.

- Bị thực dân Pháp và triều đình đàn áp.

Câu 12 Trắc nghiệm

Sai lầm nghiêm trọng trong đường lối kháng chiến chống Pháp của triều đình Nguyễn là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Sai lầm nghiêm trọng trong đường lối kháng chiến chống Pháp của triều đình Nguyễn là đặt lợi ích giai cấp cao hơn lợi ích dân tộc.

Câu 13 Trắc nghiệm

Đâu là bản Hiệp ước cuối cùng thực dân Pháp kí với nhà Nguyễn?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Hiệp ước Pa-tơ-nốt là bản Hiệp ước cuối cùng triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp.

Câu 14 Trắc nghiệm
Năm 1883, triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước nào?
Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Năm 1883, triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước Hác-măng.

Câu 15 Trắc nghiệm

Năm 1884, triều đình Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Hiệp ước Pa-tơ-nốt là bản Hiệp ước cuối cùng triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp.

Câu 16 Trắc nghiệm
Ai là người chỉ huy quân Pháp tán công vào cửa biển Thuận An?
Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cuốc-bê là người chỉ huy quân Pháp tán công vào cửa biển Thuận An.

Câu 17 Trắc nghiệm

Cuốc-bê là người chỉ huy quân Pháp tán công vào đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cuốc-bê là người chỉ huy quân Pháp tán công vào cửa biển Thuận An.

Câu 18 Trắc nghiệm
Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế … nhằm mục đích cuộc nhà Nguyễn phải đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam”.
Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế năm 1883 nhằm mục đích cuộc nhà Nguyễn phải đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.

Câu 19 Trắc nghiệm

Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của người Pháp. Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Bắc kỳ là đất bảo hộ. Trung kỳ giao cho triều đình quản lí”. Điều khoản trên được quy định trong Hiệp ước nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

* Nội dung của Hiệp ước Hác-măng:

- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

+ Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.

+  Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.

- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

=> Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến

Câu 20 Trắc nghiệm

Từ thất bại của triều Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1858-1884), Việt Nam rút ra bài học lịch sử gì trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước hiện nay?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trong quá trình kháng chiến, nhân dân quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp nhưng triều đình nhiều lần thỏa hiệp, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc, mất lòng dân. Kết quả, 1884, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược. Vậy bài học rút ra đó là lấy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình, thực hiện đại đoàn kết dân tộc.