Bài tập: Nhật Bản

Câu 61 Trắc nghiệm

Đâu không phải là nguyên nhân đưa tới thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX thành công là do:

- Người tiến hành cách là Thiên hoàng Minh Trị nắm trong tay quyền lực tuyết đối và có tư tưởng duy tân tiến bộ

- Được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân đặc biệt là tầng lớp Samurai

- Trước khi tiến hành cải cách, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh ở các lãnh địa phía Nam

Tuy nhiên giai cấp tư sản ở Nhật Bản thời kì này còn nhỏ yếu, không có quyền lực về chính trị và không phải là lực lượng hậu thuẫn cho Thiên hoàng trong cuộc cải cách

Câu 62 Trắc nghiệm

Vì sao sự xâm nhập, xâm lược của các nước tư bản phương Tây vào khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX là một tất yếu lịch sử?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Do đó nhu cầu về thị trường, nhân công, nguyên liệu ngày càng lớn. Trong khi đó các nước châu Á là nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào nên sự xâm nhập, xâm lược của các nước tư bản phương Tây vào khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX là một tất yếu lịch sử

Câu 63 Trắc nghiệm

Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) có tác động như thế nào đối với Nhật Bản?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Chiến thắng vẻ vang của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh với Nga (1904-1905) đã đem lại cho Nhật Bản Hải cảng Lữ Thuận, phía Nam đảo Xa-kha-lin và con đường xe lửa phía nam Mãn Châu. Sự kiện trên khiến các nước châu Âu giật mình vì một châu Á đang trỗi dậy, nó còn đem lại niềm khích lệ lớn cho giới sĩ phu yêu nước Việt Nam là theo gương tự cường của nước Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp. Người châu Á coi thắng lợi này là một điển mẫu cho những gì mà dân tộc họ có thể làm được. Chiến tranh Nga - Nhật đã đưa Nhật Bản lên địa vị một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông.

Câu 64 Trắc nghiệm

Ý nào sau đây thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên Hoàng Minh Trị khởi xướng từ năm 1868?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Những vấn đề cấp thiết đặt ra cho Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX xuất phát từ tình trạng khủng hoảng của nước này trên tất cả các mặt:

Lĩnh vực

Trước Duy tân Minh Trị

Chính sách của Duy tân Minh Trị

Chính trị

Thiên hoàng có vị trí tối cao những quyền lực thực tế thuộc về Sôgun

Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Kinh tế

Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

 

Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, ….

Quân sự

Sức mạnh quân sự yếu

Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn được, ….

Giáo dục

Chưa chú trọng đến nội dung khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy…

Chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung Khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cứ những học sinh đi du học ở phương Tây, …

 

Cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 có tính chất tiến bộ, khắc phục những hạn chế của tình trạng đất nước trên các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục.

Câu 65 Trắc nghiệm

Thời kì tồn tại chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản giống với thời kì lịch sử nào ở Việt Nam?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Mạc Phủ là một chế độ chính trị ở Nhật Bản được hình thành từ thế kỉ XVII và kết thúc vào thế kỉ XIX. Tương tự với chế độ vua Lê – chúa Trịnh ở Việt Nam, dưới chế độ Mạc Phủ, quyền lực thực tế thuộc về các tướng quân (Shogun), đôi khi các quyết định được thông qua Shogun chứ không cần thiết phải hỏi ý kiến của Thiên Hoàng, Thiên hoàng chỉ còn dưới danh nghĩa

Câu 66 Trắc nghiệm

Cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế được lịch sử Nhật Bản gọi là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Lịch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bởi vì:

- Cải cách Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.

- Cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại Hải quân Hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.

Câu 67 Trắc nghiệm

Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách trong hoàn cảnh

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc Phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, trong xã hội xuất hiện nhiều mâu thuẫn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Trước tình hình đó, Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi (1-1868) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị.

Câu 68 Trắc nghiệm

Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển. Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Câu 69 Trắc nghiệm

Ở châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước duy nhất:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Đáp án A: Không chỉ Nhật Bản mà Xiêm cũng có tư tưởng canh tâm đất nước.
- Đáp án B: nhiều nước cũng đều có mâu thuẫn với tư bản phương Tây.
- Đáp án C: ở Xiêm cũng tiến hành hàng loạt các cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục,…tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Đáp án D: Nhật Bản là nước duy nhất châu Á trở thành một nước đế quốc tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
+ Công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng), ngành đường sắt, ngoại thương, hàng hải có sự chuyển biến quan trọng.
+ Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, chi phối, lũng loạn cả nền kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản.
+ Thực hiện xâm lược và bành trường lãnh thổ: Chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung - Nhật, Chiến tranh Nga - Nhật,…

Câu 70 Trắc nghiệm

Đâu là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX cho đến trước năm 1868?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Xã hội Nhật Bản trước năm 1868 vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, bao gồm 5 tầng lớp:
- Daimyo: các lãnh chúa, có địa vị cao trong xã hội, nằm trong tay diện tích ruộng đất rộng lớn. Trong mỗi lãnh địa thường tổ chức quân đội mang tính chất riêng biệt và các thể.
- Samurai: hỗ trợ đắc lực cho Daimyo. Đây là lực lượng võ sĩ đạo, có vị trí quan trọng trong xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, giai đoạn này Samurai đang mất dần vị thế của minh khi chiến tranh không xảy ra -> thu nhập cũng ít đi. Dần dần một số Samurai cũng đã rời bỏ lãnh chúa của mình.
- Thị dân: người dân nghèo ở thành thị, nghèo túng, bị chèn ép bởi Daimyo và Samurai.
- Nông dân: làm thuế cho lãnh chúa cũng bị chèn ép bởi các lực lượng phong kiến khác.
- Tư sản: đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản sau này, là những người làm ăn theo lối kinh doanh Tư bản chủ nghĩa. Mặc dù nắm quyền về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị.
=> Trong các tầng lớp này, tư sản có thể thay đổi chế độ phong kiến và các Samurai.

Câu 71 Trắc nghiệm

Bước sang thế kỉ XIX, Nhật Bản đứng trước thách thức nào chưa từng có trong lịch sử chống giặc ngoại xâm?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Nhật Bản trước sự xâm nhập của phương Tây: thách thức chưa từng có trong lịch sử chống ngoại xâm.

- Vào những năm 50 của thế kỷ XX, Nhật Bản đứng trước sức ép của nhiều cường quốc phương Tây.  Mạc phủ

buộc phải nhược bộ và ký với Mỹ hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên (31/3/1854).

- Những hiệp ước trên đã xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi dân tộc, đưa Nhật Bản bước vào quan hệ quốc tế không phải với tư cách, vị thế của một đất nước hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà lệ thuộc vào các nước phương Tây.

=> Như vậy đứng trước nguy cơ quyền lợi dân tộc bị xâm phạm nghiêm trọng bởi tham vọng to lớn của các nước thực dan phương Tây đã đưa Nhật Bản đứng trước thách thức khó khăn chưa từng có: phải làm thế nào để cứu nguy cho dân tộc? Tiếp tục các chính sách thủ cựu cũ, đi từ nhược bộ này đến nhược bộ khác tới mức độ nào đó sẽ mất độc lập dân tộc hay mạnh dạn đi theo một hướng khác để tăng khả năng “đề kháng” cho đất nước.

=> Bước sang thế kỉ XIX, Nhật Bản đứng trước thách thức chưa từng có trong lịch sử chống giặc ngoại xâm là sự xâm nhập mạnh mẽ của phương Tây vào Nhật Bản.

Câu 72 Trắc nghiệm

Với những Hiệp ước Nhật Bản kí với các nước phương Tây vào những năm 50 của thế kỉ XIX đã đánh dấu Nhật Bản bước vào quan hệ quốc tế với tư cách là một nước

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

- Vào những năm 50 của thế kỷ XIX , Nhật Bản đứng trước sức ép của nhiều cường quốc phương Tây.  Mạc phủ buộc phải nhược bộ và ký với Mỹ hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên (31/3/1854).

- Những hiệp ước trên đã xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi dân tộc, đưa Nhật Bản bước vào quan hệ quốc tế không phải với tư cách, vị thế của một đất nước hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà lệ thuộc vào các nước phương Tây.

Câu 73 Trắc nghiệm

Chính sách cải cách trên lĩnh vực nào của Nhật Bản thể hiện rõ nhất cho mục tiêu trở nên “phú quốc cường binh” của nước này?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trong chính sách cải cách về công nghiệp, mục tiêu của Nhật Bản là trở nên “phú quốc cường binh”, để phú quốc cần xây dựng nền công nghiệp tiên tiến với mục tiêu bắt kịp phương Tây,

-Trên cơ sở phát triển công nghiệp, thương nghiệp cúng phồn vinh, số tàu bè nước ngoài cập bến Nhật Bản cũng như tàu thuyền của Nhật ra nước ngoài ngày càng tăng lên. Giá trị trao đổi hang hóa xuất nhập khẩu cuối thế kỷ

XIX tăng gấp đôi những năm 70 của thế kỷ XIX.

=> Nhưng biện pháp nêu trên đã tác động đến sự phát triển nhanh chóng, khá vững chắc của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nói chung và công thương nghiệp nói riêng ở Nhật Bản.

=> Chính sách cải cách trên lĩnh vực công nghiệp của Duy tân Minh Trị thể hiện rõ nhất mục tiêu trở nên “phú quốc cường binh” của nước này.

Câu 74 Trắc nghiệm

Yếu tố nào sau đây không phải là một trong những yếu tố thể hiện sự tổng hòa các điều kiện thuận lợi hội tụ trong đất nước Nhật Bản làm nên thành công của cuộc Duy tân Minh Trị (1868 - 1912)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Những yếu tố thể hiện sự tổng hòa các điều kiện thuận lợi hội tụ trong đất nước Nhật Bản làm nên thành côn của cuộc Duy Tân Minh Trị (1868 – 1912) bao gồm:

* Về nguyên nhân khách quan:

- Ở Nhật Bản chủ nghĩa tư bản xâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Từ lâu Nhật Bản đã có quan hệ với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh. 

- Cùng với những biến đổi bên trong là những tư tưởng mới từ bên ngoài tràn vào Nhật bản tạo nên những luồng

tư tưởng và học thuật mới như:

* Về nguyên nhân chủ quan:

- Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đã hình thành đầy đủ nhưng tiền đề quan trọng về kinh tế - xã hội – tư tưởng để tiến hành một cuộc duy tân, cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa:

=> Như vậy ở Nhật bản có đầy đủ các tiền đề để tiến hành cuộc cải cách duy tân đất nước. Và có thể thấy trước nguy cơ nền động lập của dân tộc bị xâm phạm đặt ra yêu cầu phải duy tân đất nước nhưng chính nhưng tiền đề trong nước là động lực chính đòi hỏi nước Nhật phải thay đổi đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Nhật Bản vốn không phong phú về tài nguyên thiên nhiên, đây là một trong những khó khăn lớn của nước này trong quá trình phát triển kinh tế.

Câu 75 Trắc nghiệm

Điểm khác trong quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị so với các nước đế quốc khác là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc:

- Các nước đế quốc khác, quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc là quá trình đi xâm lược các quốc gia khác, nhưng làm giàu bằng cách thu nhập tài nguyên thiên nhiên và lợi dụng nhân lực của các nước thuôc địa để phát triển kinh tế và làm giàu cho chính quốc. Đây là đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu.

- Nhật Bản: chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. Dù tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng Nhật Bản vần duy trì chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc đặc biệt là Samurai có ưu thế về chính trị rất lớn chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự => đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.