I. Từ trường của dòng điện thẳng dài vô hạn
Đường sức từ của dòng điện thẳng dài vô hạn là những đường tròn đồng tâm.
\(\overrightarrow B \) có:
- Điểm đặt: Đặt tại điểm đang xét
- Phương: Vuông góc với bán kính
- Chiều: Được xác định theo các cách:
+ Quy tắc cái đinh ốc: Quay cái đinh ốc để nó tiến theo chiều dòng điện thì chiều quay của nó tại điểm đó là chiều của \(\overrightarrow B \)
+ Quy tắc bàn tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của đường sức từ => xác định được chiều \(\overrightarrow B \)
- Độ lớn: \(B = {2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{r}\) (r - khoảng cách từ điểm đang xét đến tâm)
II. Từ trường của dòng điện tròn
Đường sức từ của dòng điện tròn có phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây.
\(\overrightarrow B \) có:
- Điểm đặt: Tại tâm của dòng điện tròn
- Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây
- Chiều:
+ Quy tắc cái đinh ốc
+ Quy tắc bàn tay phải
+ Quy đi vào mặt S (nam) và đi ra mặt N (bắc): ta thấy chiều của dòng điện cùng chiều quay của kim đồng hồ thì đó là mặt nam, ngược lại là mặt bắc
- Độ lớn: \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\dfrac{I}{R}\) ( R- bán kính của dòng điện tròn)
III. Từ trường của dòng điện trong ống dây
\(\overrightarrow B \) trong lòng ống dây có:
- Phương : song song trục ống dây
- Chiều: Xác định theo quy tắc nắm tay phải hoặc quy tắc cái đinh ốc
- Độ lớn: \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}\dfrac{N}{l}I\)
Trong đó:
+ N: số vòng dây của ống
+ \(l\): chiều dài ống