I. Khái niệm tiêu hóa
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Động vật là sinh vật dị dưỡng, chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng (có trong thức ăn) từ môi trường ngoài.
- Các chất dinh dưỡng hữu cơ như protein, lipit và cacbohidrat thường có cấu trúc phức tạp → cần phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hóa của động vật tạo thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ tham gia vào các quá trình chuyển hóa bên trong tế bào (chuyển hóa nội bào).
- Các sản phẩm phân hủy từ quá trình chuyển hóa nội bào sẽ được thải ra bên ngoài thông qua hệ bài tiết, hô hấp.
Tiêu hóa ở động vật gồm:
- Tiêu hóa nội bào (tiêu hoá trong tế bào).
- Tiêu hóa ngoại bào (tiêu hoá bên ngoài tế bào).
II. Tiêu hóa ở động vật chưa có ống tiêu hóa
Đại diện: động vật đơn bào (trùng roi, trùng giày, amip …)
Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá → tiêu hoá nội bào
Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn :
III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Đại diện: Ruột khoang và Giun dẹp. Đại diện (thủy tức, sán…)
- Cấu tạo túi tiêu hóa:
Hình túi, túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (vừa là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hoá đi ra), trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
- Hình thức tiêu hoá: tiêu hoá ngoại bào => tiêu hoá nội bào.
- Quá trình tiêu hoá:
IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Đại diện: động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.
- Cấu tạo ống tiêu hoá:
Ống tiêu hoá được phân hoá thành nhiều bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn và các tuyến tiêu hoá.
- Quá trình tiêu hoá trong ống tiêu hoá:
+ Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa thành các chất hữu cơ đơn giản sau đó được hấp thụ vào máu.
+ Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu hoá sẽ thành phân và thải ra ngoài theo lỗ hậu môn
+ Thức ăn được di chuyển theo một chiều trong ống tiêu hoá.
1. Ống tiêu hóa đơn giản (giun đốt)
Ống thẳng, chưa có tuyến tiêu hóa, có hay không có hậu môn
2. Ống tiêu hóa bắt đầu chuyên hóa (côn trùng)
Có tuyến tiêu hóa (Tuyến gan ở tôm), có phần phụ miệng, ruột tịt tiết dịch tiêu hoá
3. Ống tiêu hóa chuyên hóa (chim, thú)
Ống và các tuyến tiêu hoá phức tạp, có phân hoá rõ về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng.