I. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản
- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
- Biểu hiện: So với năm 1929, kinh tế Nhật Bản năm 1931 có sự giảm sút:
+ Sản lượng công nghiệp giảm 32,5%
+ Nông nghiệp giảm 1,7 %
+ Ngoại thương giảm 80%
+ Đồng yên sụt giá nghiêm trọng
- Xã hội:
+ Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém, công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người.
+ Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.
II. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:
+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược khác với Đức diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.
- Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.
+ Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi – vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc lên đứng đấu gọi là “Mãn Châu quốc”.
=> Đông Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp cho những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản. Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.
III. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản
- Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi. Chỉ trong năm 1939, đã diễn ra trên 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật Bản.
- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản
- Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân để tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.
- Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật.
- Ý nghĩa: làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật.