I. Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát trển nông nghiệp nhiệt đới
- Điều kiện khí hậu:
+ Nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều Bắc - Nam, chiều cao => ảnh hưởng cơ bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp
=> Tạo điều kiện thâm canh, tăng năng suất, tạo điều kiện cho cây trồng vật, nuôi phát triển quanh năm, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.
- Địa hình và đất trồng: cho phép, đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau
+ Đồng bằng: cho phép phát triển cây lương thực, chăn nuôi, thủy sản
+ Trung du, miền núi: phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, hình thành các mô hình nông - lâm kết hợp
Khó khăn
- Nhiều thiên tai xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán…
- Dịch bệnh
=> Tăng thêm tính bấp bênh vốn có của ngành nông nghiệp; đòi hỏi phải phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh với cây trồng, vật nuôi
b. Nước ta khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới
- Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.
- Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi, sử dụng các giống mới ngắn ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có thể thu hoạch trước mùa thiên tai.
- Tính mùa vụ đang được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam nhờ thế mà ngày càng mở rộng và có hiệu quả
- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là phương hướng quan trọng
II. Phát triển nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
- Nước ta có sự tồn tại song song của nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa, có xu hướng chuyển dần từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hàng hóa.
III. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét
a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn chủ yếu dựa vào nông – lâm – ngư nghiệp, nhưng xu hướng chung là các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn
b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta hiện nay gồm:
- Các doanh nghiệp nông – lâm nghiệp và thủy sản
- Các hợp tác xã nông – lâm nghiệp và thủy sản
- Kinh tế hộ gia đình
- Kinh tế trang trại
c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa
- Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn không chỉ thể hiện ở sự thay đổi của tỉ trọng các thành phần tạo nên cơ cấu mà còn thể hiện rõ rệt ở các sản phẩm chính nông – lâm - thủy sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác.