I. Phương pháp giải bài tập phản ứng thế halogen của ankan
* Nhận xét chung
- Do trong phân tử chỉ có các liên kết đơn là các liên kết bền nên ở điều kiện thường các ankan tương đối trơ về mặt hóa học. Ankan không bị oxi hóa bởi các dung dịch H2SO4 đặc, HNO3, KMnO4…
- Khi có as, to, xt thì ankan tham gia các phản ứng thế, tách và oxi hóa.
1. Phản ứng thế halogen (phản ứng halogen hóa)
- Thường xét phản ứng với Cl2, Br2
- Dưới tác dụng của ánh sáng, các ankan tham gia phản ứng thế halogen. Các nguyên tử H có thể lần lượt bị thế đến hết bằng các nguyên tử halogen.
CH4 + Cl2 as→as−→ CH3Cl + HCl
CH3Cl + Cl2 as→as−→ CH2Cl2 + HCl
CH2Cl2 + Cl2 as→as−→ CHCl3 + HCl
CHCl3 + Cl2 as→as−→ CCl4 + HCl
2. Quy tắc thế
Khi tham gia phản ứng thế, nguyên tử halogen sẽ ưu tiên tham gia thế vào nguyên tử H của C bậc cao hơn (có ít H hơn).
Ví dụ : CH3–CH2–CH3 + Br2 as→as−→ CH3–CHBr–CH3 + HBr
+ Chỉ có Cl2, Br2 tham gia phản ứng; I2, F2 không tham gia phản ứng.
+ Số lượng nguyên tử H bị thay thế phụ thuộc vào tỉ lệ mol ankan và halogen.
+ Nguyên tử H của Cbậc cao dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của Cbậc thấp.
3. Phương pháp giải bài tập thế halogen
- Bước 1 : Viết phương trình phản ứng của ankan với Cl2 hoặc Br2. Nếu đề bài không cho biết sản phẩm thế là monohalogen, đihalogen,… thì ta phải viết phản ứng ở dạng tổng quát :
CnH2n+2+xBr2as,to→CnH2n+2−xBrx+xHBrCnH2n+2+xBr2as,to−−−→CnH2n+2−xBrx+xHBr
hoặc CnH2n+2+xCl2as→CnH2n+2−xClx+xHClCnH2n+2+xCl2as−→CnH2n+2−xClx+xHCl
- Bước 2 : Tính khối lượng mol của sản phẩm thế hoặc khối lượng mol trung bình của hỗn hợp sản phẩm để tìm số nguyên tử cacbon trong ankan hoặc mối liên hệ giữa số cacbon và số nguyên tử clo, brom trong sản phẩm thế, từ đó xác định được số nguyên tử cacbon và số nguyên tử clo, brom trong sản phẩm thế. Suy ra công thức cấu tạo của ankan ban đầu và công thức cấu tạo của các sản phẩm thế.
II. Phương pháp giải bài tập phản ứng oxi hóa ankan
1. Phản ứng cháy (oxi hóa hoàn toàn)
CnH2n+2+3n + 12O2to→nCO2+(n+1)H2OCnH2n+2+3n + 12O2to→nCO2+(n+1)H2O
- Đốt cháy ankan luôn có nH2OnH2O> nCO2nCO2và nankan = nH2OnH2O – nCO2nCO2, do đó khi đốt cháy hiđrocacbon bất kì thu được nH2O>nCO2nH2O>nCO2thì đó là ankan
- Số C trong ankan hay số C trung bình của hỗn hợp các ankan = nCO2nankan=nCO2nH2O−nCO2nCO2nankan=nCO2nH2O−nCO2
- Số mol O2 phản ứng =2.nCO2+nH2O22.nCO2+nH2O2
- Bảo toàn khối lượng : mankan+ mO2= mCO2+ mH2Omankan+ mO2= mCO2+ mH2O hoặc mankan= mC+ mH= 12nCO2+ 2nH2Omankan= mC+ mH= 12nCO2+ 2nH2O
* Khi gặp bài tập liên quan đến hỗn hợp các ankan thì nên sử dụng phương pháp trung bình: Thay hỗn hợp các ankan bằng một ankan C¯nH2¯n+2C¯¯¯nH2¯¯¯n+2dựa vào giả thiết để tính toán số C trung bình (giá trị ˉn¯n) rồi căn cứ vào tính chất của giá trị trung bình để suy ra kết quả cần tìm.
2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
- Ankan có thể bị oxi hóa không hoàn toàn tạo ra các sản phẩm khác nhau.
Ví dụ : CH4 + O2 600-800oC, NO→HCHO + H2OCH4 + O2 600-800oC, NO−−−−−−−−−→HCHO + H2O
RCH2 CH2R +O2 to, Mn2+→RCOOH + RCOOH+ H2ORCH2 CH2R +O2 to, Mn2+−−−−−→RCOOH + RCOOH+ H2O