I. Vị trí tương đối của hai đường thẳng Trên mặt phẳng toạ độ, xét hai đường thẳng
Trên mặt phẳng toạ độ, xét hai đường thẳng
Δ1:a1x+b1y+c1= và Δ2:a2x+b2y+c2=0.
Khi đó, toạ độ giao điểm của Δ1 và Δ2 là nghiệm của hệ phương trình:
{a1x+b1y+c1=0a2x+b2y+c2=0.
Δ1 cắt Δ2 tại M(x0;y0)⇔ hệ (∗) có nghiệm duy nhất (x0;y0).
Δ1 song song với Δ2⇔ hệ (∗) vô nghiệm.
Δ1 trùng Δ2⇔ hệ (∗) có vô số nghiệm.
Dựa vào các vectơ chỉ phương →u1,ˉu2 hoặc các vectơ pháp tuyến →n1,→n2 của Δ1,Δ2, ta có:
- Δ1 và Δ2 song song hoặc trùng nhau ⇔ˉu1 và ˉu2 cùng phương ⇔ˉn1 và ¯n2 cùng phương.
- Δ1 và Δ2 cắt nhau ⇔→u1 và ¯u2 không cùng phương ⇔→n1 và ¯n2 không cùng phương.
Ví dụ: Xét vị trí tương đối giữa đường thẳng Δ:x−√2y+4√3=0 và mỗi đường thẳng sau:
Δ1:√3x−√6y+12=0Δ2:√2x−2y=0.
Giải
Vì x−√2y+4√3=0⇔√3(x−√2y+4√3)=0⇔√3x−√6y+12=0.
Vậy Δ và Δ1 là một, tức là chúng trùng nhau.
Hai đường thẳng Δ và Δ2 có hai vectơ pháp tuyến →n(1;−√2) và ¯n2(√2;−2) cùng phương.
Do đó, chúng song song hoặc trùng nhau.
Mặt khác, điểm O(0;0) thuộc đường thẳng Δ2 nhưng không thuộc đường thẳng Δ, nên hai đường thẳng này không trùng nhau.
Vậy Δ1 và Δ2 song song với nhau.
Nhận xét. Giả sử hai đường thẳng Δ1,Δ2 có hai vectơ chỉ phương →u1,→u2 (hay hai vectơ pháp tuyến →n1,→n2 ) cùng phương. Khi đó:
- Nếu Δ1 và Δ2 có điểm chung thì Δ1 trùng Δ2.
- Nếu tồn tại điểm thuộc Δ1 nhưng không thuộc Δ2 thì Δ1 song song với Δ2.
II. Góc giữa hai đường thẳng
Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc, số đo của góc không tù được gọi là số đo góc (hay đơn giản là góc) giữa hai đường thẳng.
Góc giữa hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau được quy ước bằng 0∘.
Cho hai đường thẳng
Δ1:a1x+b1y+c1=0 có VTPT →n1=(a1;b1);
Δ2:a2x+b2y+c2=0 có VTPT →n2=(a2;b2).
Gọi α là góc tạo bởi giữa hai đường thẳng Δ1 và Δ2.
Khi đó
cosα=|cos(→n1,→n2)|=|→n1.→n2||→n1|.|→n2|=|a1.a2+b1.b2|√a21+b21.√a22+b22
Chú ý
- Δ1⊥Δ2⇔→n1⊥→n2⇔a1a2+b1b2=0.
- Nếu Δ1,Δ2 có các vectơ chỉ phương →u1,→u2 thì góc φ giữa Δ1 và Δ2 cũng được xác định thông qua công thức cosφ=|cos(→u1,→u2)|.
Ví dụ: Tính góc giữa hai đường thẳng
Δ1:√3x−y+2=0 và Δ2:x−√3y−2=0.
Giải
Vectơ pháp tuyến của Δ1 là →n1=(√3;−1), của Δ2 là →n2=(1;−√3).
Gọi φ là góc giữa hai đường thẳng Δ1 và Δ2. Ta có
cosφ=|cos(→n1,¯n2)|=|→n1⋅→n2||→n1|⋅|→n2|=|√3⋅1+(−1)⋅(−√3)|√(√3)2+(−1)2⋅√12+(−√3)2=√32.
Do đó, góc giữa Δ1 và Δ2 là φ=30∘.
III. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
Khoảng cách từ M0(x0;y0) đến đường thẳng Δ:ax+by+c=0 được tính theo công thức
d(M0,Δ)=|ax0+by0+c|√a2+b2
Nhận xét. Cho hai đường thẳng Δ1:a1x+b1y+c1=0 và Δ2:a2x+b2y+c2=0 cắt nhau thì phương trình hai đường phân giác của góc tạo bởi hai đường thẳng trên là:
a1x+b1y+c1√a21+b21=±a2x+b2y+c2√a22+b22
Ví dụ: Tính khoảng cách từ điểm M(2;4) đến đường thẳng Δ:3x+4y−12=0.
Giải
Áp dụng công thức tính khoảng cách từ điềm M đến đường thẳng Δ, ta có
d(M,Δ)=|3⋅2+4⋅4−12|√32+42=105=2
Vậy khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng Δ là 2 .